Một mảnh đời bất hạnh đang cần sự giúp đỡ
KTNT - Nhắc đến Tuấn “què” có lẽ nhiều dân ở xã Quảng Lưu (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) không còn xa lạ gì, bởi tuy tuổi đời còn trẻ (sinh năm 1978) nhưng anh đã phải mang trong mình căn bệnh quá ác hơn 20 năm nay. Khi bị mắc căn bệnh viêm á sừng, mặc dù đã đi khắp trong Nam ngoài Bắc, gặp nhiều thầy nhiều thợ nhưng căn bệnh vẫn không khỏi, ngược lại hầu hết tài sản có giá trị trong nhà đều “đội nón ra đi”. Hàng ngày căn bệnh vẫn hành hạ cuộc đời anh…
Đón tiếp chúng tôi trong căn nhà cấp 4 xập xệ, chị Trần Thị Vân (vợ anh Tuấn) cho biết: “Anh ấy đang nằm trong dường đấy”. Chúng tôi bước vào nhà nơi anh nằm là hình ảnh một người đàn ông thân hình gầy gò, ốm yếu đang nằm “vật vạ” trên dường. Chị Vân khẽ nói: “Anh ấy bị rứa lâu rồi! Khổ nỗi chạy chữa nhiều nơi mà vẫn vậy thui”. Khi biết chúng tôi tới thăm, mặc dù rất đau đớn khi tiết trời chuyển rét buốt, anh Tuấn với vẻ mặt hiền hậu nhưng hằn chứa nhiều gian truân, vất vã vẫn cố gượng dậy để tiếp chuyện chúng tôi.
Anh kể lại với giọng nghẹn ngào: “Hồi nhỏ khi sinh ra tôi đã thiếu vắng tình cảm của người cha dành cho mình, hai mẹ con nương tựa vào nhau sống qua ngày. Năm tôi lên 11 tuổi, vào một buổi sáng ra vườn giúp mẹ hái rau mang ra chợ bán. Hái rau xong tôi vào rửa tay chân sạch sẽ nhưng ngay đêm ấy chân tôi bị sưng tấy, nổi ngứa, tím bầm, tưởng như rồi sẽ qua đi ai ngờ bệnh mỗi ngày nặng hơn…” Nói đến đây dường như anh không còn đủ sức để kể tiếp, tiếng nói anh nghẹn ứ không thể cất nên lời, cả gia đình giàn giụa nước mắt”.
Mặc dù biết Tuấn bị căn bệnh này nhưng chị Vân, một người đàn bà hiền lành, phúc hậu vẫn quyết định đi đến hôn nhân với anh. Chị Vân tiếp lời chồng: “Sau khi chữa ở nhà không khỏi anh được đưa lên viện khám và được các bác sĩ chẩn đoán là bị nhiễm chất độc hại từ giọt sương cây cỏ, hay còn gọi là bệnh á sừng. Làm lụng được bao nhiêu đều dồn hết cho việc chữa bệnh của anh ấy nhưng từ đó đến nay chữa nhiều nơi rồi mà vẫn không khỏi...”. Một lần nghe bà con trong Nam về mách là trong Sài Gòn có người chữa được bệnh nên gia đình đưa anh vào nhưng rồi… tiền mất tật vẫn mang. “Những năm trước còn đưa anh đi khám chứ giờ nhà cửa cũng hết tiền rồi, tài sản trong nhà có giá trị là bán sạch hết… nên việc chữa bệnh cũng rất khó khăn”, chị Vân xúc động kể lại.
Những cơn đau “xé toạc” th.ân thể anh mỗi khi trở trời, vết thương khiến chân anh cứ trồi từng thớ thịt lên mỗi ngày. Anh mong muốn sớm tìm được một vị thuốc có thể chữa khỏi được căn bệnh ác quỷ này. Bởi trước mắt anh là cả một gia đình đang đè nặng lên đôi vai của người vợ hiền đảm đang, yếu đuối, bởi tương lai của hai đứa con thơ. Có lẽ vì thương bố quá nên hai đứa con anh năm nào cũng được danh hiệu học sinh giỏi cấp trường và huyện.
Lê Duy Cảnh
KTNT - Nhắc đến Tuấn “què” có lẽ nhiều dân ở xã Quảng Lưu (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) không còn xa lạ gì, bởi tuy tuổi đời còn trẻ (sinh năm 1978) nhưng anh đã phải mang trong mình căn bệnh quá ác hơn 20 năm nay. Khi bị mắc căn bệnh viêm á sừng, mặc dù đã đi khắp trong Nam ngoài Bắc, gặp nhiều thầy nhiều thợ nhưng căn bệnh vẫn không khỏi, ngược lại hầu hết tài sản có giá trị trong nhà đều “đội nón ra đi”. Hàng ngày căn bệnh vẫn hành hạ cuộc đời anh…
Đón tiếp chúng tôi trong căn nhà cấp 4 xập xệ, chị Trần Thị Vân (vợ anh Tuấn) cho biết: “Anh ấy đang nằm trong dường đấy”. Chúng tôi bước vào nhà nơi anh nằm là hình ảnh một người đàn ông thân hình gầy gò, ốm yếu đang nằm “vật vạ” trên dường. Chị Vân khẽ nói: “Anh ấy bị rứa lâu rồi! Khổ nỗi chạy chữa nhiều nơi mà vẫn vậy thui”. Khi biết chúng tôi tới thăm, mặc dù rất đau đớn khi tiết trời chuyển rét buốt, anh Tuấn với vẻ mặt hiền hậu nhưng hằn chứa nhiều gian truân, vất vã vẫn cố gượng dậy để tiếp chuyện chúng tôi.
Anh kể lại với giọng nghẹn ngào: “Hồi nhỏ khi sinh ra tôi đã thiếu vắng tình cảm của người cha dành cho mình, hai mẹ con nương tựa vào nhau sống qua ngày. Năm tôi lên 11 tuổi, vào một buổi sáng ra vườn giúp mẹ hái rau mang ra chợ bán. Hái rau xong tôi vào rửa tay chân sạch sẽ nhưng ngay đêm ấy chân tôi bị sưng tấy, nổi ngứa, tím bầm, tưởng như rồi sẽ qua đi ai ngờ bệnh mỗi ngày nặng hơn…” Nói đến đây dường như anh không còn đủ sức để kể tiếp, tiếng nói anh nghẹn ứ không thể cất nên lời, cả gia đình giàn giụa nước mắt”.
Mặc dù biết Tuấn bị căn bệnh này nhưng chị Vân, một người đàn bà hiền lành, phúc hậu vẫn quyết định đi đến hôn nhân với anh. Chị Vân tiếp lời chồng: “Sau khi chữa ở nhà không khỏi anh được đưa lên viện khám và được các bác sĩ chẩn đoán là bị nhiễm chất độc hại từ giọt sương cây cỏ, hay còn gọi là bệnh á sừng. Làm lụng được bao nhiêu đều dồn hết cho việc chữa bệnh của anh ấy nhưng từ đó đến nay chữa nhiều nơi rồi mà vẫn không khỏi...”. Một lần nghe bà con trong Nam về mách là trong Sài Gòn có người chữa được bệnh nên gia đình đưa anh vào nhưng rồi… tiền mất tật vẫn mang. “Những năm trước còn đưa anh đi khám chứ giờ nhà cửa cũng hết tiền rồi, tài sản trong nhà có giá trị là bán sạch hết… nên việc chữa bệnh cũng rất khó khăn”, chị Vân xúc động kể lại.
Những cơn đau “xé toạc” th.ân thể anh mỗi khi trở trời, vết thương khiến chân anh cứ trồi từng thớ thịt lên mỗi ngày. Anh mong muốn sớm tìm được một vị thuốc có thể chữa khỏi được căn bệnh ác quỷ này. Bởi trước mắt anh là cả một gia đình đang đè nặng lên đôi vai của người vợ hiền đảm đang, yếu đuối, bởi tương lai của hai đứa con thơ. Có lẽ vì thương bố quá nên hai đứa con anh năm nào cũng được danh hiệu học sinh giỏi cấp trường và huyện.
Lê Duy Cảnh