- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Đó là thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM được báo cáo trong buổi hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các trường chuyên nghiệp TPHCM theo đề án 2020” được tổ chức ngày 7/12.
Ông Lâm Văn Quản, trường phòng GDCN&ĐH (Sở GD-ĐT TPHCM) cho biết chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các trường chuyên nghiệp ở thành phố chưa cao. Thông kê cho thấy, đến tháng 9/2012 thì toàn thành phố có gần 85.000 học sinh, sinh viên theo học tại 48 trường TCCN và CĐ. Trong khi đó tổng số giáo viên (GV) trực tiếp tham gia giảng dạy tiếng Anh chỉ có 372 GV, trong đó 206 GV cơ hữu và 166 GV thỉnh giảng hoặc hợp đồng (chỉ chiếm 4,8% trên tổng số GV). Như vậy, tỷ lệ HS, SV học ngoại ngữ trên một GV ngoại ngữ lên đến trên 228.
Nhiều ý kiến cho rằng hạn chế của việc học ngoại ngữ ở các trường TCCN nằm ở yếu tố con người. Tuy nhiên, TS Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 cũng nhìn nhận rằng có sự mâu thuẫn trong mục tiêu và thực tế: “Khi làm việc với rất nhiều trường chuyên nghiệp thì thấy rằng với trình độ đầu vào của HS gần như là zero và với 60 tiết liệu có thể để đưa HS đạt đến trình độ B1 theo khung năng lực ngoại ngữ châu Âu. Hơn thế, lớp học được tổ chức 60 đến 100 HS thì chúng ta coi ngoại ngữ là môn phụ rồi”. Chính vì vậy theo TS Hùng thì “đừng bắt thầy cô giáo tiếng Anh làm những việc mà không thể làm được”.
Các đại biểu cho rằng trong tương lai, nếu người học không được trang bị năng lực chuyên môn và kỹ năng ngoại ngữ tốt thì sẽ mất cơ hội, thậm chí là ngay trên sân nhà. Trước tình hình này, việc thực hiện đề án 2020 cần được giải quyết đồng bộ các yếu tố về người dạy, chương trình, tài liệu học tập và môi trường học tập.
Ông Lâm Văn Quản, trường phòng GDCN&ĐH (Sở GD-ĐT TPHCM) cho biết chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các trường chuyên nghiệp ở thành phố chưa cao. Thông kê cho thấy, đến tháng 9/2012 thì toàn thành phố có gần 85.000 học sinh, sinh viên theo học tại 48 trường TCCN và CĐ. Trong khi đó tổng số giáo viên (GV) trực tiếp tham gia giảng dạy tiếng Anh chỉ có 372 GV, trong đó 206 GV cơ hữu và 166 GV thỉnh giảng hoặc hợp đồng (chỉ chiếm 4,8% trên tổng số GV). Như vậy, tỷ lệ HS, SV học ngoại ngữ trên một GV ngoại ngữ lên đến trên 228.
TS Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 phát biểu tại hội thảo.
Mặc dù số lượng GV đã thiếu nhưng trình độ lại không đồng đều, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ vẫn còn hạn chế. Bên cạnh những hạn chế về yếu tố con người thì cơ sở vật chất phục vụ dạy và học còn nghèo nàn, chương trình và sách giáo khoa chưa đáp ứng nhu cầu.
Nhiều ý kiến cho rằng hạn chế của việc học ngoại ngữ ở các trường TCCN nằm ở yếu tố con người. Tuy nhiên, TS Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 cũng nhìn nhận rằng có sự mâu thuẫn trong mục tiêu và thực tế: “Khi làm việc với rất nhiều trường chuyên nghiệp thì thấy rằng với trình độ đầu vào của HS gần như là zero và với 60 tiết liệu có thể để đưa HS đạt đến trình độ B1 theo khung năng lực ngoại ngữ châu Âu. Hơn thế, lớp học được tổ chức 60 đến 100 HS thì chúng ta coi ngoại ngữ là môn phụ rồi”. Chính vì vậy theo TS Hùng thì “đừng bắt thầy cô giáo tiếng Anh làm những việc mà không thể làm được”.
Các đại biểu cho rằng trong tương lai, nếu người học không được trang bị năng lực chuyên môn và kỹ năng ngoại ngữ tốt thì sẽ mất cơ hội, thậm chí là ngay trên sân nhà. Trước tình hình này, việc thực hiện đề án 2020 cần được giải quyết đồng bộ các yếu tố về người dạy, chương trình, tài liệu học tập và môi trường học tập.
Theo Dân Trí