booknerd
Thành viên
- Tham gia
- 1/8/2022
- Bài viết
- 7
Ngày nay, các nhu cầu đời sống vẫn không ngừng tăng lên và chúng ta càng lúc càng phải chạy nhanh hơn để đạt được những thứ mà ta mong muốn. Chúng ta ôm hy vọng sẽ bắt kịp các nhu cầu đó – thậm chí có thể vượt lên – nếu ta xử lý công việc thông minh hơn và làm chủ hiệu suất cá nhân. Nhưng cho dù có làm gì đi nữa, chúng ta vẫn không thể đuổi kịp chúng.
Chúng ta làm việc nhiều hơn và dần dần ngủ ít đi. Chúng ta cố gắng khắc phục những sự cố tại văn phòng nhưng lại tạo ra những vấn đề mới ở nhà. Chúng ta tham gia nhiều cuộc họp hơn và bỏ lỡ ngày càng nhiều cuộc vui với bạn bè. Chúng ta lập kế hoạch cho những dự án lớn và sống cuộc đời bé nhỏ hơn.
Chúng ta tưởng rằng cuối cùng mình cũng sẽ được tự do, thư giãn và có thời gian quan tâm đến sức khỏe và các mối quan hệ xung quanh. Nhưng chẳng bao lâu, cái gọi là “cuối cùng” đó lại trở thành “không bao giờ”. Và cuộc sống của chúng ta dần trở thành cái mà nhà nghiên cứu Ann Burnett gọi là “cuộc đua thường ngày”.
Cân bằng là một trạng thái động
Albert Einstein từng viết trong bức thư gửi con trai Eduard: “Cuộc sống giống như đạp xe. Để giữ thăng bằng, con buộc phải tiếp tục di chuyển”. Chúng ta chắc hẳn đều đã biết qua cảm giác này. Khi đi chậm, rất khó để giữ cho chiếc xe đạp không bị chao đảo, mà chỉ có liên tục chuyển động với tốc độ phù hợp mới giúp chúng ta thăng bằng và đi đúng hướng.
Những điều chỉnh để duy trì sự cân bằng trong cuộc sống cũng vậy. Chúng luôn yêu cầu chúng ta phải liên tục điều chỉnh lịch trình và danh sách việc cần làm. Nếu tuần này lịch trình của bạn đã ổn thỏa, tuần sau bạn vẫn cần để mắt đến nó bởi vì những điều bất ngờ phát sinh là không thể tránh khỏi.
Vì thế, chúng ta phải đưa ra những quyết định và hành động có chủ đích nếu muốn duy trì sự cân bằng lâu dài. Cân bằng sẽ không bao giờ tới trước cửa nhà bạn và thông báo: “Tôi đây, bạn đã cân bằng và sẵn sàng hành động”.
Nói cách khác, sự cân bằng bắt đầu khi bạn dự định tạo ra điều gì đó khác biệt trong tương lai. Cân bằng là trạng thái hoàn toàn có thể đạt được, nhưng bạn phải xây dựng và trình bày kế hoạch một cách rõ ràng để đạt được nó.
Hãy bắt đầu bằng giấc ngủ đủ
Trong sách “Công việc thành công - Cuộc đời như ý” đã vạch trần những người nổi tiếng ủng hộ “làm việc quá sức" và chỉ cho bạn cách đạt được thành công trong công việc mà không phải hy sinh cuộc sống cá nhân của mình - một khái niệm được gọi là “Chiến thắng kép”.
Đây là ý tưởng cho rằng bạn không cần phải hy sinh sự nghiệp của mình cho các mối quan hệ, sức khỏe hoặc lợi ích cá nhân. Bạn cũng không cần phải thỏa hiệp cuộc sống cá nhân của mình để đạt được thành công trong nghề nghiệp.
Ngủ nhiều hơn vào ban đêm có thể giúp chúng ta hoàn thành nhiều việc hơn vào ban ngày, cả ở nơi làm việc và ở nhà. Đầu tiên, giấc ngủ giúp chúng ta luôn nhạy bén. Đã bao nhiêu lần đầu bạn trống rỗng trong cuộc họp, gật gù trước bàn làm việc hoặc quên mất mình đang đi đâu? Điều này xảy ra với chúng ta nhiều hơn những gì bản thân ta muốn thừa nhận. Như chúng ta đã thấy, thiếu ngủ – dù chỉ một chút – cũng có thể làm giảm đáng kể các hoạt động tinh thần, gây ra mệt mỏi, mất tập trung, phản ứng chậm và nhiều vấn đề khác nữa. Ngược lại, thói quen ngủ đủ giấc giúp tinh thần minh mẫn, tăng cường khả năng phán đoán, ra quyết định và cải thiện trí nhớ rõ rệt.
Giấc ngủ cũng làm mới cảm xúc của chúng ta. Không gì khiến chúng ta cảm thấy chán nản, thất thường và cáu kỉnh như mất ngủ. Để khởi động lại cảm xúc, điều duy nhất bạn cần làm là đi ngủ. Giấc ngủ làm giảm các chất hóa học gây căng thẳng trong não và giúp chúng ta kiểm soát cảm xúc của mình.
Cuối cùng, giấc ngủ giúp con người tái tạo năng lượng cho cơ thể. Tất cả chúng ta đều có đồng hồ sinh học. Khi chúng ta bỏ qua các tín hiệu đó, như cố tình chơi lâu hơn hoặc làm việc nhiều hơn, chúng ta sẽ tạo ra những căng thẳng không đáng có – tiếp tay gây ra chứng trầm cảm, mệt mỏi, tăng cân, cao huyết áp và nhiều vấn đề trầm trọng khác. Thế nhưng, giấc ngủ sẽ làm giảm các hóa chất gây căng thẳng trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện quá trình trao đổi chất. Thay vì uể oải thức dậy sau khi vắt kiệt sức mình trong nhiều giờ cho một dự án, tại sao bạn không ngủ đủ giấc để sạc đầy năng lượng cho ngày hôm sau? Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.
Chúng ta làm việc nhiều hơn và dần dần ngủ ít đi. Chúng ta cố gắng khắc phục những sự cố tại văn phòng nhưng lại tạo ra những vấn đề mới ở nhà. Chúng ta tham gia nhiều cuộc họp hơn và bỏ lỡ ngày càng nhiều cuộc vui với bạn bè. Chúng ta lập kế hoạch cho những dự án lớn và sống cuộc đời bé nhỏ hơn.
Chúng ta tưởng rằng cuối cùng mình cũng sẽ được tự do, thư giãn và có thời gian quan tâm đến sức khỏe và các mối quan hệ xung quanh. Nhưng chẳng bao lâu, cái gọi là “cuối cùng” đó lại trở thành “không bao giờ”. Và cuộc sống của chúng ta dần trở thành cái mà nhà nghiên cứu Ann Burnett gọi là “cuộc đua thường ngày”.
Cân bằng là một trạng thái động
Albert Einstein từng viết trong bức thư gửi con trai Eduard: “Cuộc sống giống như đạp xe. Để giữ thăng bằng, con buộc phải tiếp tục di chuyển”. Chúng ta chắc hẳn đều đã biết qua cảm giác này. Khi đi chậm, rất khó để giữ cho chiếc xe đạp không bị chao đảo, mà chỉ có liên tục chuyển động với tốc độ phù hợp mới giúp chúng ta thăng bằng và đi đúng hướng.
Những điều chỉnh để duy trì sự cân bằng trong cuộc sống cũng vậy. Chúng luôn yêu cầu chúng ta phải liên tục điều chỉnh lịch trình và danh sách việc cần làm. Nếu tuần này lịch trình của bạn đã ổn thỏa, tuần sau bạn vẫn cần để mắt đến nó bởi vì những điều bất ngờ phát sinh là không thể tránh khỏi.
Vì thế, chúng ta phải đưa ra những quyết định và hành động có chủ đích nếu muốn duy trì sự cân bằng lâu dài. Cân bằng sẽ không bao giờ tới trước cửa nhà bạn và thông báo: “Tôi đây, bạn đã cân bằng và sẵn sàng hành động”.
Nói cách khác, sự cân bằng bắt đầu khi bạn dự định tạo ra điều gì đó khác biệt trong tương lai. Cân bằng là trạng thái hoàn toàn có thể đạt được, nhưng bạn phải xây dựng và trình bày kế hoạch một cách rõ ràng để đạt được nó.
Hãy bắt đầu bằng giấc ngủ đủ
Trong sách “Công việc thành công - Cuộc đời như ý” đã vạch trần những người nổi tiếng ủng hộ “làm việc quá sức" và chỉ cho bạn cách đạt được thành công trong công việc mà không phải hy sinh cuộc sống cá nhân của mình - một khái niệm được gọi là “Chiến thắng kép”.
Đây là ý tưởng cho rằng bạn không cần phải hy sinh sự nghiệp của mình cho các mối quan hệ, sức khỏe hoặc lợi ích cá nhân. Bạn cũng không cần phải thỏa hiệp cuộc sống cá nhân của mình để đạt được thành công trong nghề nghiệp.
Ngủ nhiều hơn vào ban đêm có thể giúp chúng ta hoàn thành nhiều việc hơn vào ban ngày, cả ở nơi làm việc và ở nhà. Đầu tiên, giấc ngủ giúp chúng ta luôn nhạy bén. Đã bao nhiêu lần đầu bạn trống rỗng trong cuộc họp, gật gù trước bàn làm việc hoặc quên mất mình đang đi đâu? Điều này xảy ra với chúng ta nhiều hơn những gì bản thân ta muốn thừa nhận. Như chúng ta đã thấy, thiếu ngủ – dù chỉ một chút – cũng có thể làm giảm đáng kể các hoạt động tinh thần, gây ra mệt mỏi, mất tập trung, phản ứng chậm và nhiều vấn đề khác nữa. Ngược lại, thói quen ngủ đủ giấc giúp tinh thần minh mẫn, tăng cường khả năng phán đoán, ra quyết định và cải thiện trí nhớ rõ rệt.
Giấc ngủ cũng làm mới cảm xúc của chúng ta. Không gì khiến chúng ta cảm thấy chán nản, thất thường và cáu kỉnh như mất ngủ. Để khởi động lại cảm xúc, điều duy nhất bạn cần làm là đi ngủ. Giấc ngủ làm giảm các chất hóa học gây căng thẳng trong não và giúp chúng ta kiểm soát cảm xúc của mình.
Cuối cùng, giấc ngủ giúp con người tái tạo năng lượng cho cơ thể. Tất cả chúng ta đều có đồng hồ sinh học. Khi chúng ta bỏ qua các tín hiệu đó, như cố tình chơi lâu hơn hoặc làm việc nhiều hơn, chúng ta sẽ tạo ra những căng thẳng không đáng có – tiếp tay gây ra chứng trầm cảm, mệt mỏi, tăng cân, cao huyết áp và nhiều vấn đề trầm trọng khác. Thế nhưng, giấc ngủ sẽ làm giảm các hóa chất gây căng thẳng trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện quá trình trao đổi chất. Thay vì uể oải thức dậy sau khi vắt kiệt sức mình trong nhiều giờ cho một dự án, tại sao bạn không ngủ đủ giấc để sạc đầy năng lượng cho ngày hôm sau? Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.