- Tham gia
- 3/2/2010
- Bài viết
- 344
Sáng tờ mờ sương, dường như ngoài đường còn lờ mờ một tấm màn trắng khói hư ảo. Tôi dậy sớm, đánh răng rửa mặt xong đâu đó lại ngồi vào bàn ăn rồi tự khuấy cho mình một ly sữa ca cao nóng, vừa nhâm nhi vừa xem ti vi chương trình bản tin buổi sáng.
Con bé Hiên, nó là em gái út của tôi nên được gia đình tôi cưng dữ lắm. Hôm nay tôi dậy sớm nên nó cũng bắt chước dậy sớm giống như tôi, thấy tôi trở người dậy là nó ngay tắp lự choàng người rồi dụi mắt mấy cái. Hôm nay chủ nhật, những đứa trẻ như tôi được ở nhà nghỉ ngơi thư giãn. Sau chậu hoa tường vi, vài con ong chăm chỉ đã rủ nhau kéo tới hưởng thụ cái vị ngọt của mật hoa buổi sớm. Cơn gió trong lành thổi từng cơn mát rượi, hình như băng ghế đá ngoài sân cũng sạch hơn nhờ những cơn gió thổi bụi bay đi mất. Tôi hướng mắt nhìn ra cửa sổ với vẻ mặt ngạc nhiên, vài ông bà cụ cao tuổi rủ nhau đi bộ trên vỉa hè quen thuộc, một số khác thì tập dưỡng sinh theo nhịp nhạc của chiếc radio đang phát từng tiếng. Cảnh vật buổi sáng thật trong lành và dễ chịu, một ngày mới đã bắt đầu trong khung cảnh bình yên của buổi sáng sớm.
Con bé hiên nô nức cầm lấy cánh tay tôi lắc mạnh rồi nói: “Còn nhớ hôm qua anh hứa gì với em không? Hôm qua anh nói sẽ dẫn em đi chơi “tạt lon” với tụi bạn hàng xóm đấy! Anh hai nhớ ra chưa?”.
Hình như tôi còn hơi băn khoăn và do dự khi phải cho con bé Hiên tham gia một trò chơi mạo hiểm mà chỉ dành cho tụi con trai chúng tôi thôi, nhưng vì nó thấy tôi chơi cùng lũ bạn hàng xóm thích thú quá nên nó cứ vòi vĩnh mãi đòi phải cho nó tham gia. Tôi không cho con bé hiên tham gia cuộc chơi thì y như rằng nó sẽ la toáng lên để cho mẹ biết mà cấm tôi chơi “tạt lon” để rồi phải ở nhà giữ nó, không thì nó cứ năn nỉ inh ỏi làm tôi mệt cả đầu. Do đó, tôi đồng ý đại để nó im lặng và không tiết lộ chuyện này cho mẹ biết. Tôi quay sang nó, hỏi nó chút chuyện: “Này, có biết chơi thật không đấy! Không biết thì coi tụi anh chơi chứ đừng có bon chen, không là mang vạ vào than đấy nhé!”.
Nhìn nó cười có vẻ gượng gạo, tôi nghĩ được nó sẽ nói với tôi câu gì và y như rằng: “Trời! Anh hai tưởng em út không biết chơi hả! Chơi giỏi là đằng khác, gì chứ chơi “tạt lon” là “chuyện nhỏ”!”. Tôi véo vào tai nó rõ đau rồi bảo: “Nè, đừng có mà tài lanh! Đến khi biết được “chuyện nhỏ” thế nào rồi thì lúc đó nó thành “chuyện to” rồi biết chưa hả?”. Nó gạt phăng tay tôi ra rồi nhìn tôi nói giọng lạc hẳn: “Nếu mà anh hai không cho em chơi thì em sẽ đi nói chuyện này cho mẹ ngay!”. Tôi luống cuống nói với nó: “Thôi, thôi… Được rồi, có chuyện gì xảy ra thì tao không chịu trách nhiệm cho chuyện này đâu đấy, rõ chưa nhóc ngốc xít!”. Bé Hiên cười mỉm rồi gật đầu lia lịa.
Vừa ăn sáng xong, cả tôi và con bé Hiên đều phải thay phiên nhau làm việc nhà như nấu cơm, dọn dẹp phòng, tưới cây, cho con cún đi vệ sinh và cho nó ăn…, tất thảy đều mất khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ. Nhìn lên đồng hồ, tôi sửng sốt vì đã tới giờ hẹn giữa tôi và tụi bạn hàng xóm ngoài bãi đất trống tranh nhau trò chơi “tạt lon”. Tôi giật nhẹ tay áo con bé Hiên, nó biết phải làm gì, nó chạy ngay tới chỗ của mẹ mà miệng thì không ngớt: “Mẹ ơi, cho con với anh hai đi chơi chút xíu nhe!”. Thấy con bé nghịch ngợm và hiếu động, lại thấy tôi đi cùng nên mẹ không chút đắn đo giao con bé cho tôi chăm nom. Vừa nghe thấy mẹ đồng ý thôi là cả tôi và con bé chạy vắt giò lên cổ đến chỗ bãi đất trống để phân tài cao thấp tìm ra ai là người tài giỏi trò chơi “tạt lon”.
Bọn thằng Cu Ngáo tới khá sớm, vừa nhìn thấy tôi thì nó đã huýt sáo gọi đến, mặt nó có vẻ cau có vì tôi đến trễ. Thằng Cu Ngáo nhìn tôi rồi liếc sang con bé Hiên rồi vặn hỏi: “Ê quỷ. Sao mày dẫn em mày theo chi vậy? Sao không để nó ở nhà, bộ mày định cho nó chơi chung với tụi tao hả?”. Tôi lung túng, miệng cứ ấp úng không biết nói sao cho nó vừa lòng thì buộc miệng nói thiệt: “Ờ! Nó cứ đòi tao cho nó chơi cùng, nếu không thì nó mách với mẹ tao là tao ở nhà khỏi ra đây luôn. Cho nên tao mới dẫn nó đi theo!”. Thằng Cu Ngáo mắt trợn ngược nhìn tôi nói to: “Có chuyện gì xảy ra tới nó thì mày tự chịu chứ tụi tao không chịu đâu nhé!”. Cúi gầm mặt, tôi không hé ra nửa lời mà gật gù ra vẻ đồng ý.
Cuộc chơi đã bắt đầu, cái ống bơ đồ hộp đặt ngay cái ô vuông tô màu phấn trắng chung quanh có vẽ nghuệch ngoạc hình thù quái dị do tụi bạn hàng xóm rat ay “trổ tài”. Nhìn quanh quất, đứa nào cũng thủ sẵn cái dép nhựa, tôi khuyên con bé nên lui ra đằng sau và cũng “thủ” sẵn một cái dép chờ thòi cơ rồi tạt. Thằng Hai Hửng oảnh tù tì thua nên nó là kẻ giữ lon, tụi thằng Cu Ngáo ra tay trước, nó ném thật mạnh cái dép vào cái lon đánh lên nền đất nghe tiếng “coỏng” rồi hùa nhau chạy thật nhanh về vạch. Tôi thì kéo con bé ra xa rồi chờ thời thằng Hai Hửng rượt tụi thằng Cu Ngáo mới ra tay chọi tiếp vào cái lon mà nó vừa dựng lên khi bị tụi thằng Cu Ngáo cho ăn 1 đòn chí cốt. Con bé hăm hở chọi theo nhưng chẳng biết gì, may mà tôi lôi nó về vạch kịp chứ không thì nó sẽ là người giữ lon đến đừ người ra mất thôi.
Kì này thằng Hai Hửng bị tiếp, tôi với tụi thằng Cu Ngáo ném xem ai gần vạch hơn là người có chỗ đứng gần lon tốt nhất. Quả thực, chỗ tôi ném còn xa hơn chỗ thằng Cu Ngáo và cả con bé Hiên nữa. Tôi thiệt thòi nên cũng chờ thời ra tay sao cho kịp. Kì này con bé Hiên đi cùng với thằng Cu Ngáo để nhờ sự hỗ trợ của nó. Thật không may khi thằng Nấn – bạn thằng Cu Ngáo bị bắt và phải chịu làm người giữ lon. Kì này đứa nào xui xẻo mới bị thằng Nấn “chụp” vì thằng này chơi “tạt lon” dở lắm.
Con bé Hiên đứng gần ngay chỗ ống bơ nhất nhưng không muốn “ra tay” vì sợ bị tóm, nó chỉ chờ có đứa nào ra tay thì nó mới chịu “hành động”. Chuyện bất ngờ đã xảy ra, thằng Cu Ngáo vô tình ném trúng cái dép bay phăng vào trán con bé Hiên, ngay lập tức nó khóc thét lên rồi rên rỉ một cách đau đớn. Biết cớ sự chẳng lành, tôi đành tạm hoãn trò chơi rồi tìm chỗ mát dưới bóng cây cho con bé ngồi đỡ ở đó. Thấy mặt tụi thằng Cu Ngáo chù ụ, tôi vỗ vai nó rồi bảo: “Thôi, tụi bây bớt giận đi. Đợi dịp khác vậy rồi tụi mình cùng tranh tài. Bây giờ tụi bây giúp tao tìm bông băng với lọ muối cùng gạc cứu thương tới đây để “cấp cứu” ngay cho con bé.
Trán con bé sưng lên một cục khá to, cỡ trái chanh nhà bà Sáu đối diện. Tôi cố an ủi và năn nỉ nó làm cho nó không khóc rồi từ từ lấy lọ muối cọ xát lên chỗ u đều tay. Hình như chỗ u trên trán con bé cũng xẹp hẳn, nó dụi nhanh hai hàng nước mắt rồi đứng dậy chào tui thằng Cu Ngáo rồi cùng tôi trở về nhà.
Vừa mới vời nhà, mặt nó hớn hở nhảy lên cái đôn rồi bật nhanh cái ti vi lên rồi cầm cái bánh gạo nhai rau ráu, miệng cười toe toét khi đang xem chương trình phim hoạt hình. Nó quên tất tần tật mọi chuyện như chẳng có gì xảy ra, nó không mách cho mẹ biết mà chỉ nhìn tôi rồi ra vẻ ăn năn: “Chắc mai mốt em không tham gia đâu, tụi anh chơi đi. Trò này nguy hiểm quá, em chỉ nhìn tụi anh chơi thôi nhé!”. Tôi thì lấy ngón trỏ ấn nhẹ lên cái trán sưng to của con bé mà bảo: “Lần sau mà còn đòi nữa thì cũng giống thế này đấy nhé! Nghe rõ thì trả lời!”. Con bé Hiên cười rõ tươi rồi hắng giọng: “Dạ rõ!”.
Sau bữa đi chơi này, con bé bớt vòi vĩnh hơn và ít khi long nhong ngoài đường giữa trời nắng. Có lẽ bữa hôm ấy là bữa đi chơi nhớ đời và cực kì thú vị của con bé Hiên nên giờ này “chỗ sưng trên trán” của con bé hãy còn đang âm ỉ thì phải. Thật đúng là một buổi đi chơi vui vẻ và nhớ đến phát khiếp của con bé Hiên suốt thôi…
Hình như tôi còn hơi băn khoăn và do dự khi phải cho con bé Hiên tham gia một trò chơi mạo hiểm mà chỉ dành cho tụi con trai chúng tôi thôi, nhưng vì nó thấy tôi chơi cùng lũ bạn hàng xóm thích thú quá nên nó cứ vòi vĩnh mãi đòi phải cho nó tham gia. Tôi không cho con bé hiên tham gia cuộc chơi thì y như rằng nó sẽ la toáng lên để cho mẹ biết mà cấm tôi chơi “tạt lon” để rồi phải ở nhà giữ nó, không thì nó cứ năn nỉ inh ỏi làm tôi mệt cả đầu. Do đó, tôi đồng ý đại để nó im lặng và không tiết lộ chuyện này cho mẹ biết. Tôi quay sang nó, hỏi nó chút chuyện: “Này, có biết chơi thật không đấy! Không biết thì coi tụi anh chơi chứ đừng có bon chen, không là mang vạ vào than đấy nhé!”.
Nhìn nó cười có vẻ gượng gạo, tôi nghĩ được nó sẽ nói với tôi câu gì và y như rằng: “Trời! Anh hai tưởng em út không biết chơi hả! Chơi giỏi là đằng khác, gì chứ chơi “tạt lon” là “chuyện nhỏ”!”. Tôi véo vào tai nó rõ đau rồi bảo: “Nè, đừng có mà tài lanh! Đến khi biết được “chuyện nhỏ” thế nào rồi thì lúc đó nó thành “chuyện to” rồi biết chưa hả?”. Nó gạt phăng tay tôi ra rồi nhìn tôi nói giọng lạc hẳn: “Nếu mà anh hai không cho em chơi thì em sẽ đi nói chuyện này cho mẹ ngay!”. Tôi luống cuống nói với nó: “Thôi, thôi… Được rồi, có chuyện gì xảy ra thì tao không chịu trách nhiệm cho chuyện này đâu đấy, rõ chưa nhóc ngốc xít!”. Bé Hiên cười mỉm rồi gật đầu lia lịa.
Cuộc chơi đã bắt đầu, cái ống bơ đồ hộp đặt ngay cái ô vuông tô màu phấn trắng chung quanh có vẽ nghuệch ngoạc hình thù quái dị do tụi bạn hàng xóm rat ay “trổ tài”. Nhìn quanh quất, đứa nào cũng thủ sẵn cái dép nhựa, tôi khuyên con bé nên lui ra đằng sau và cũng “thủ” sẵn một cái dép chờ thòi cơ rồi tạt. Thằng Hai Hửng oảnh tù tì thua nên nó là kẻ giữ lon, tụi thằng Cu Ngáo ra tay trước, nó ném thật mạnh cái dép vào cái lon đánh lên nền đất nghe tiếng “coỏng” rồi hùa nhau chạy thật nhanh về vạch. Tôi thì kéo con bé ra xa rồi chờ thời thằng Hai Hửng rượt tụi thằng Cu Ngáo mới ra tay chọi tiếp vào cái lon mà nó vừa dựng lên khi bị tụi thằng Cu Ngáo cho ăn 1 đòn chí cốt. Con bé hăm hở chọi theo nhưng chẳng biết gì, may mà tôi lôi nó về vạch kịp chứ không thì nó sẽ là người giữ lon đến đừ người ra mất thôi.
Kì này thằng Hai Hửng bị tiếp, tôi với tụi thằng Cu Ngáo ném xem ai gần vạch hơn là người có chỗ đứng gần lon tốt nhất. Quả thực, chỗ tôi ném còn xa hơn chỗ thằng Cu Ngáo và cả con bé Hiên nữa. Tôi thiệt thòi nên cũng chờ thời ra tay sao cho kịp. Kì này con bé Hiên đi cùng với thằng Cu Ngáo để nhờ sự hỗ trợ của nó. Thật không may khi thằng Nấn – bạn thằng Cu Ngáo bị bắt và phải chịu làm người giữ lon. Kì này đứa nào xui xẻo mới bị thằng Nấn “chụp” vì thằng này chơi “tạt lon” dở lắm.
Con bé Hiên đứng gần ngay chỗ ống bơ nhất nhưng không muốn “ra tay” vì sợ bị tóm, nó chỉ chờ có đứa nào ra tay thì nó mới chịu “hành động”. Chuyện bất ngờ đã xảy ra, thằng Cu Ngáo vô tình ném trúng cái dép bay phăng vào trán con bé Hiên, ngay lập tức nó khóc thét lên rồi rên rỉ một cách đau đớn. Biết cớ sự chẳng lành, tôi đành tạm hoãn trò chơi rồi tìm chỗ mát dưới bóng cây cho con bé ngồi đỡ ở đó. Thấy mặt tụi thằng Cu Ngáo chù ụ, tôi vỗ vai nó rồi bảo: “Thôi, tụi bây bớt giận đi. Đợi dịp khác vậy rồi tụi mình cùng tranh tài. Bây giờ tụi bây giúp tao tìm bông băng với lọ muối cùng gạc cứu thương tới đây để “cấp cứu” ngay cho con bé.
Trán con bé sưng lên một cục khá to, cỡ trái chanh nhà bà Sáu đối diện. Tôi cố an ủi và năn nỉ nó làm cho nó không khóc rồi từ từ lấy lọ muối cọ xát lên chỗ u đều tay. Hình như chỗ u trên trán con bé cũng xẹp hẳn, nó dụi nhanh hai hàng nước mắt rồi đứng dậy chào tui thằng Cu Ngáo rồi cùng tôi trở về nhà.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: