Montessori và Phương pháp dạy toán học truyền thống

single1191994

Thành viên
Tham gia
14/9/2016
Bài viết
0
HTM0237-Khay-ch%E1%BB%A9a-c%C3%A1c-chu%E1%BB%97i-h%E1%BA%A1t-m%C3%A0u.jpg

HTM0237 Khay chứa các chuỗi hạt màu
Một phương pháp dạy toán không phù hợp có thể dẫn trẻ đến trạng thái phản kháng đối với toán học. Trong hầu hết các trường học truyêng thống, trẻ cảm thấy không thoải mái khi làm toán bởi trẻ được giới thiệu một cách trừu tượng giống như một môn học nhàm chán. Khó có trải nghiệm cụ thể nào được cung cấp cho trẻ trước khi trẻ làm việc với các ký hiệu trừu tượng. Phương pháp truyền thống thường sử dụng trong các trường học, bao gồm giáo viên lấy các phương trình, công thức từ sách giáo khoa và mong đợi trẻ tự tiếp thu các bước trong khi giáo viên giải bài tập trên bảng. Sau đó, Giáo viên Montessori (MD) sẽ yêu cầu trẻ giải các bài tập còn lại theo các bước được cung cấp.

MD khi đó đã không hiểu rằng toán học tất cả chỉ là giải các phép toán. Cung cấp các bước để giải bài toán cũng giống như giải quyết 1 nửa vấn đề, và bắt trẻ phụ thuộc vào các bước giải bài tập đó. Trẻ nên được khuyến khích tập trung và tìm ra cách giải bài tập cho chính mình. Thứ hai, trẻ nhỏ cần các trải nghiệm cụ thể cho sự phát triển toàn diện của trí tuệ toán học. VIệc này sẽ bị cản trở nến như ngay từ đầu trẻ đã được giới thiệu các ký hiệu trừu tượng. Trẻ cần được cung cấp cơ hội để cảm nhận, nhìn ngắm, và tự cụ thể hóa các trải nghiệm toán học mà không bị hối thúc hay gây áp lực cách thức các con số thay đổi và lớn dần lên trong mối quan hệ vowisnhau.

Trong tác phẩm “Trí tuệ thẩm thấu”, Maria Montessori viết:” Trẻ ở độ tuổi nhỏ được thôi thúc bởi quy luật tự nhiên của chính nó để tìm kiếm các trải nghiệm chủ động trong thế giới. Vì điều này, trẻ sử dụng đôi tay của chúng, không chỉ để luyện tập, thực hành mà còn để thu nhận kiến thức.” Về mặt kỹ thuật mà nói, ý tưởng này được tiếp thu trên khắp thế giới trong các lớp học Montessori. Các khái niệm toán học được giới thiệu theo cách thức vui vẻ và thú vị bằng cách sử dụng các dụng cụ cụ thể. Việc này giúp trẻ phát triển các khái niệm từ cụ thể đến trừu tượng.

Theo Piaget “Kiến thức không phải là sao chép lại thực tế”. Để hiểu biết về vật, một sự kiện, không phải chỉ đơn giản là nhìn vào chúng và sao chép lại chúng vào trí óc hay tưởng tưởng về chúng. Để hiểu một sự vật, hiện tượng là phải hành động trong nó, phải chỉnh sửa, phải biển đổi nó và phải hiểu tiến trình của sự chuyển đổi, và phải hiểu cách mà sự vật đó được xây dựng nên.

Vai trò của giáo viên Montessori:

Giống như các nhóm bài học khác trong chương trình Montessori, Giáo viên Montessori (MD) chịu trách nhiệm cho việc sắp đặt, chuẩn bị môi trường. MD phải hiểu vai trò của việc trình bày các hoạt động EPL và giác quan đối với trẻ trong việc chuẩn bị gián tiếp cho trí tuệ toán học trước khi giới thiệu các bài thực hành toán học. Dụng cụ học toán được giới thiệu chỉ khi trẻ đã sẵn dàng. MD nên trình bày các bài học một cách cẩn thận và rõ ràng với sự nhiệt tình. MD không nên lặp lại các bài trình bày không cần thiết hay sửa sai cho trẻ. MD nên quan sát trẻ kỹ càng và ghi chép lại những sự tiến bộ của trẻ. MD cho phép trẻ làm việc với dụng cụ bao lâu tùy thích và bao nhiêu lần trẻ muốn. MD nên khuyến khích trre làm đi làm lại cho đến khi thành thục.

(Được dịch bởi dayconkieunhat.comgiaocumontessori.com. Mọi trích dẫn, sao chép thông tin, vui lòng ghi rõ trích từ giaocumontessori.comDayconkieunhat.com).

Gọi điện cho Oreka Montessori để được tư vấn thêm: – Hà Nội: 04 62965023; – TP HCM: 08 629 62838
 
×
Quay lại
Top Bottom