- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Theo kinh nghiệm thường thấy trong các đề thi môn toán, những câu dễ là câu về khảo sát hàm, phương trình lượng giác, tích phân, hình giải tích, số phức. Các em học sinh nên ôn thi dựa trên cấu trúc đề thi của Bộ GD-ĐT đồng thời lưu ý thêm các điểm sau đây.
Phần chung:
Câu I: Về khảo sát hàm số và vẽ đồ thị, các em hết sức lưu ý việc tính đúng đạo hàm bởi nếu tính sai, điểm tối đa có thể đạt được cho câu này chỉ là 0,25 điểm. Thông thường việc vẽ đồ thị chủ yếu dựa vào các điểm đặc biệt, độc lập với đạo hàm và bảng biến thiên nên có thể dùng dáng điệu (đồng biến, nghịch biến) của đồ thị đã vẽ để kiểm tra lại dấu của đạo hàm và bảng biến thiên có phù hợp với đồ thị hay không.
Câu II: Để giải tốt bài toán phương trình lượng giác và bài toán liên quan đến phương trình, bất phương trình, hệ bất phương trình đại số, ngoài việc thuộc nhuần nhuyễn các công thức, các em cần nghĩ đến 2 phương pháp giải chủ yếu là đặt nhân tử chung và đặt ẩn phụ.
Nữ sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM. Ảnh: Tấn Thạnh
Câu III: Với bài toán tích phân, các em thi khối D nên chú ý đến phương pháp tích phân từng phần, các em thi khối A và B chú ý thêm phương pháp đổi biến.
Câu IV: Về bài toán hình học không gian, nếu không giải được bằng phương pháp hình học thuần túy thì các em nên tìm cách đưa hệ trục tọa độ vào để chuyển thành bài toán hình giải tích trong không gian. Thông thường đây là một câu khá khó.
Câu V là câu khó nhất, thường về bất đẳng thức hoặc tìm giá trị max hay min. Nếu các em không thật sự tự tin thì nên bỏ qua, sẽ quay lại bài này sau khi đã giải quyết những bài toán khác mà còn thời gian.
Phần riêng:
Câu VI gồm một bài toán hình học giải tích trong mặt phẳng và một bài toán hình học giải tích trong không gian. Hai câu này không quá khó. Nếu thuộc lý thuyết và biết vận dụng một cách thích hợp, các em có nhiều khả năng để hoàn thành. Lưu ý, các em nên ôn lại phần elip.
Câu VII: Đề thường chọn ra một trong các dạng bài toán sau: số phức, giải tích tổ hợp, hệ phương trình hoặc bất phương trình mũ logarit, hàm phân thức hữu tỉ dạng bậc hai trên bậc nhất. Các em chú ý ôn lại các nội dung trên.
Trước khi làm bài, các em hãy đọc đề thật kỹ, hiểu chính xác yêu cầu của đề, tránh lạc đề. Cần tập cho mình cách giải đề ngắn gọn, không nên tính toán dài dòng, phức tạp, dễ sai. Trong phòng thi, ngoài việc lưu ý các vấn đề trên, các em cần đặc biệt bình tĩnh, tự tin nhằm hạn chế thấp nhất các sai sót. Lúc làm bài, các em phải tập trung toàn bộ tâm trí vào bài làm, nên làm nháp ngay trong bài thi, nếu sai thì gạch bỏ và làm lại để tiết kiệm thời gian.
Phần chung:
Câu I: Về khảo sát hàm số và vẽ đồ thị, các em hết sức lưu ý việc tính đúng đạo hàm bởi nếu tính sai, điểm tối đa có thể đạt được cho câu này chỉ là 0,25 điểm. Thông thường việc vẽ đồ thị chủ yếu dựa vào các điểm đặc biệt, độc lập với đạo hàm và bảng biến thiên nên có thể dùng dáng điệu (đồng biến, nghịch biến) của đồ thị đã vẽ để kiểm tra lại dấu của đạo hàm và bảng biến thiên có phù hợp với đồ thị hay không.
Câu II: Để giải tốt bài toán phương trình lượng giác và bài toán liên quan đến phương trình, bất phương trình, hệ bất phương trình đại số, ngoài việc thuộc nhuần nhuyễn các công thức, các em cần nghĩ đến 2 phương pháp giải chủ yếu là đặt nhân tử chung và đặt ẩn phụ.
Nữ sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM. Ảnh: Tấn Thạnh
Câu III: Với bài toán tích phân, các em thi khối D nên chú ý đến phương pháp tích phân từng phần, các em thi khối A và B chú ý thêm phương pháp đổi biến.
Câu IV: Về bài toán hình học không gian, nếu không giải được bằng phương pháp hình học thuần túy thì các em nên tìm cách đưa hệ trục tọa độ vào để chuyển thành bài toán hình giải tích trong không gian. Thông thường đây là một câu khá khó.
Câu V là câu khó nhất, thường về bất đẳng thức hoặc tìm giá trị max hay min. Nếu các em không thật sự tự tin thì nên bỏ qua, sẽ quay lại bài này sau khi đã giải quyết những bài toán khác mà còn thời gian.
Phần riêng:
Câu VI gồm một bài toán hình học giải tích trong mặt phẳng và một bài toán hình học giải tích trong không gian. Hai câu này không quá khó. Nếu thuộc lý thuyết và biết vận dụng một cách thích hợp, các em có nhiều khả năng để hoàn thành. Lưu ý, các em nên ôn lại phần elip.
Câu VII: Đề thường chọn ra một trong các dạng bài toán sau: số phức, giải tích tổ hợp, hệ phương trình hoặc bất phương trình mũ logarit, hàm phân thức hữu tỉ dạng bậc hai trên bậc nhất. Các em chú ý ôn lại các nội dung trên.
Trước khi làm bài, các em hãy đọc đề thật kỹ, hiểu chính xác yêu cầu của đề, tránh lạc đề. Cần tập cho mình cách giải đề ngắn gọn, không nên tính toán dài dòng, phức tạp, dễ sai. Trong phòng thi, ngoài việc lưu ý các vấn đề trên, các em cần đặc biệt bình tĩnh, tự tin nhằm hạn chế thấp nhất các sai sót. Lúc làm bài, các em phải tập trung toàn bộ tâm trí vào bài làm, nên làm nháp ngay trong bài thi, nếu sai thì gạch bỏ và làm lại để tiết kiệm thời gian.
ThS Phạm Hồng Danh (Trưởng Bộ môn Toán cơ bản Trường ĐH Kinh tế TPHCM)