Môn tiếng Anh: Bài đọc hiểu để sau cùng

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
“Khi làm bài thi, thí sinh thường không để ý giữa chủ ngữ và động từ trong câu hoặc chức năng của từ trong câu nên các em viết sai hoặc chọn đáp án sai. Do đó, để khắc phục lỗi này thí sinh cần bình tĩnh đọc kỹ câu hỏi và để ý đến cấu trúc ngữ pháp của câu để chọn đáp án chính xác nhất”.

Đó là chia sẻ của giảng viên Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

Học sinh cần nắm chắc từ vựng

Cô Thuỷ cho biết, trước ngày thi, thí sinh nên nghĩ là những gì được học ôn thi ở trường để thi vào đại học chỉ khó hơn một chút so với đề thi tốt nghiệp. Đề thi sẽ không đánh đố thí sinh và có nhiều câu hỏi mang tính chất kiểm tra kiến thức học sinh khi học tại trường.

Những câu hỏi cơ bản chiếm khoảng 50 đến 60% trong đề thi. Người ra đề cũng ít hỏi đến các chủ đề ngoài sách giáo khoa. Tuy nhiên, trước khi đi thi học sinh cần phải nắm chắc từ vựng và học thêm các từ vựng khác ngoài sách giáo khoa.

Ngoài việc nắm chắc ngữ pháp câu, học sinh nên dànhthời gian hệ thống lại kiến thức được học ở nhà trường và tìm hiểu thêm một số chủ đề khác ngoài sách giáo khoa như chủ đề về gương người tốt việc tốt, biển đảo…

Từ vựng trong tiếng Anh rất cần thiết, đặc biệt là trong kỳ thi đại học, do đó học sinh nên học theo cách dùng mẩu giấy nhỏ dán lên bàn, phòng ngủ hoặc bất cứ nơi đâu mà các em có thể nhìn thấy để ghi nhớ.

KenhSinhVien-1372757178-mon-tieng-anh-1.jpg
Thí sinh của mùa thi đại học năm 2013 - Ảnh Minh Nghĩa
Nhiều thí sinh thích chọn phương pháp thi thử nhiều lần trước kỳ thi đại học. Điều đó sẽ không tốt bởi khi thí sinh lạm dụng làm đề thi nhiều lần sẽ khiến bản thân tự “ngộ nhận” mình đã làm tốt. Đến khi bắt tay vào bài làm thi, thí sinh chủ quan, dễ làm sai bài.

Bài đọc hiểu văn bản thí sinh nên để lại sau cùng

Cô Thuỷ cho hay, khi làm bài thi học sinh nên làm câu dễ trước, câu khó làm sau. Phần đọc hiểu nên để làm sau cùng bởi khi thí sinh dành quá nhiều thời gian vào dịch nghĩa đoạn văn sẽ không còn thời gian dành cho câu hỏi khác.

Thí sinh không nên làm lần lượt các câu hỏi trong đề bài theo thứ tự. Đề thi có một số câu đề bài không yêu cầu dịch nghĩa, nhưng nhiều học sinh thích dịch nghĩa sang tiếng Việt, điều này vừa mất thời gian lại không thực sự cần thiết. Do đó, cái quan trọng nhất, thí sinh phải biết dựa vào kiến thức cơ bản học ở trường và căn xem câu đòi hỏi dịch nghĩa thiếu cái gì, thiếu thành phần chức năng gì để điền luôn đáp án chứ không cần dịch nghĩa.
Đặc biệt, nhiều câu trong đề thi, học sinh hoàn toàn có thể đoán từ vựng theo ngữ cảnh, hoặc có thể đoán từ vựng dựa trên từ đứng trước nó hoặc sau nó. Ví dụ một từ trong môn tiếng Anh thường có tiền tố hoặc hậu tố. Vì vậy thí sinh cần tìm hiểu xem từ gốc của nó là gì, từ tiền tố mang ý nghĩa phủ định hay khẳng định để chọn được đáp án chính xác nhất.

Một số câu thí sinh không chắc chắn có thể dùng phương pháp loại trừ dựa vào kiến thức và suy luận.

Lỗi học sinh hay mắc phải

Theo cô Thủy, kinh nghiệm nhiều năm chấm bài thi đại học cho thấy lỗi học sinh mắc phải nhiều nhất chính là lỗi không để ý giữa chủ ngữ và động từ trong câu hoặc chức năng của từ trong câu nên trong quá trình làm bài các em viết sai hoặc chọn đáp án sai.
Lỗi từ vựng, học sinh thường viết sai từ hoặc thiếu do chưa có phương pháp học. Vì vậy, để khắc phục hai lỗi này thí sinh cần bình tĩnh đọc kỹ câu hỏi và để ý đến cấu trúc ngữ pháp của câu để chọn đáp án chính xác nhất.

Lưu ý đối với thí sinh
-Trong quá trình làm bài thi thí sinh thường bối rối với phần ngữ âm và thường mất nhiều thời gian vào phần bài đọc hiểu.

Trong phần ngữ âm thí sinh nên lưu ý đến một số trường hợp, ví dụ: từ “special” được đọc là /∫/, “cinema” được đọc là /s/, hay “u” trong từ “success”, “o” trong từ “today” đều được đọc là /ə/.

Phần đọc hiểu thường làm thí sinh mất thời gian nhất bởi nhiều thí sinh dịch cả đoạn sau đó mới đọc đến câu trả lời. Để làm tốt dạng bài này, thí sinh nên dịch lướt toàn bộ đoạn để hiểu ý chính của đoạn. Sau đó, các em xác định câu chủ đề và câu chủ đề thường nằm ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn. Cuối cùng thí sinh cần đọc thật kỹ câu hỏi tìm ra từ khóa để đối chiếu đoạn văn, tìm câu trả lời chính xác nhất.
Theo khampha
 
Đúng ko nhỉ, hồi xưa thi tiếng Anh làm từ trên xuống chứ ko có để dành đọc hiểu làm sau cùng.....
 
Đúng ko nhỉ, hồi xưa thi tiếng Anh làm từ trên xuống chứ ko có để dành đọc hiểu làm sau cùng.....
Hình như hồi đó thi tiếng anh phần đọc hiểu mình thấy khó nhất ak :)
 
Hình như hồi đó thi tiếng anh phần đọc hiểu mình thấy khó nhất ak :)
Chắc tại vì thấy nó nhiều chữ với lại dài nên bạn thấy ngán đó mà, chứ thấy phần nào cũng như phần nào, hehe....Mà bạn học ĐH Kinh tế mà cũng thi khối Dê nữa a2h =)), giống tui, hồi đó thi 02 khối A và D. Nhưng mà bây giờ có thêm khối A1, liệng Hóa ra quăng AV vào cũng hay hen, hồi đó nói thật chớ học Hóa nhiều lúc thấy lùng bùng lỗ tai, chẳng hiểu.....
 
Chắc tại vì thấy nó nhiều chữ với lại dài nên bạn thấy ngán đó mà, chứ thấy phần nào cũng như phần nào, hehe....Mà bạn học ĐH Kinh tế mà cũng thi khối Dê nữa a2h =)), giống tui, hồi đó thi 02 khối A và D. Nhưng mà bây giờ có thêm khối A1, liệng Hóa ra quăng AV vào cũng hay hen, hồi đó nói thật chớ học Hóa nhiều lúc thấy lùng bùng lỗ tai, chẳng hiểu.....
đâu có , hồi đó thi đại học mình thi 2 khối a và b , cái này là kinh nghiệm khi làm bài tiếng anh lúc thi tốt nghiệp và làm bài kiểm tra tại trường thôi ( lúc nào cũng để phần đọc sau cùng :D
 
×
Quay lại
Top Bottom