- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
“Tự do, tự lo" - những điều tưởng chừng như dễ dàng, thuận lợi nhưng đem lại không ít khó khăn cho việc học tập của bạn khi học đại học.
Học theo tín chỉ
Khi học đại học, bạn sẽ được tiếp cận với một phương pháp học hoàn toàn mới. Không còn học theo kiểu một tiết một môn như hồi cấp ba, mà thay vào đó, các bạn sẽ được học theo hình thức đăng ký tín chỉ. Việc học theo hình thức này theo nhiều bạn là khá thuận lợi. Các bạn có thể tự do đăng ký môn học, thời gian học và cả thầy cô giảng dạy theo ý thích của mình. Điều này tạo thuận lợi cho bạn có thể dễ dàng có thể tìm cho mình được công việc làm thêm phù hợp mà không “cấn” lịch học trên lớp.
Tuy nhiên, để đăng ký được đầy đủ tín chỉ cho một kỳ học là cả một vấn đề đối với các bạn sinh viên. Muốn chọn được giờ học và giảng viên theo sở thích, các bạn phải vận dụng hết tất cả những gì nhanh nhất có thể (tay, chân, mắt). Vì nếu không nhanh tay, nhanh chân, lẹ mắt, bạn sẽ phải ngậm ngùi chấp nhận học một lớp khác cũng học phần đó nhưng giờ học và giảng viên thì không theo ý mình. Một điều nữa là bạn sẽ ít đươc gặp mặt thường xuyên những thành viên trong lớp mình, vì mỗi bạn đăng ký học mỗi giờ và rất ít khi trùng nhau. Nhiều bạn tuy học chung lớp nhưng các bạn vẫn chưa nhớ hết tên một số bạn trong lớp mình.
“Ngút ngàn” tài liệu
Tài liệu phục vụ cho việc học tập rất nhiều mà chủ yếu là do chính bạn tự đi sưu tầm sau khi được thầy cô bộ môn hướng dẫn tên sách cần tìm phục vụ cho môn học đó. Tùy theo lớp, bạn sẽ được lớp trưởng liên hệ với thư viện nhà trường để cho cả lớp mượn sách học tập, nếu không bạn sẽ tự đi tìm kiếm lấy. Vậy bạn nên tìm tài liệu ở đâu là hợp lý nhất để có đầy đủ tư liệu phục vụ cho môn học đó? Thư viện là lựa chọn hàng đầu trong việc tìm kiếm tài liệu học tập (vì hầu hết những cuốn sách thầy cô đưa ra đều có trong thư viện của trường), thứ hai là các tiệm bán sách cũ với đa dạng các đầu sách rất phong phú, kế đến bạn có thể lên mạng để tìm kiếm tài liệu. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng tìm được đầy đủ được tất cả các sách mà thầy cô yêu cầu, lúc này cách cuối cùng nhưng khả thi nhất là bạn có thể gặp trực tiếp thầy cô dạy bạn môn đó để mượn photo.
Số lượng sinh viên
Không giống như khi còn học cấp 3, số học sinh trong lớp học chỉ khoảng 50 đến 60 học sinh/lớp. Khi lên đại học, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng với một lớp học lên đến hàng trăm người. Giảng viên đa số dùng micro giảng bài để sinh viên nghe rõ hơn vì số lượng đông và đôi khi ồn ào. Lời khuyên dành cho bạn là nên đi học sớm và chọn cho mình chỗ ngồi thích hợp (những bàn phía trên) để tiếp thu bài đạt hiệu quả.
Không lo trả bài cũ
Lên đại học, bạn sẽ chẳng còn bị ai la mắng như khi còn học cấp ba, hay mỗi lần không thuộc bài và nghịch ngợm. Đây là ao ước của rất nhiều bạn khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Cứ tưởng đây là một điều khác biệt thích thú nhất giữa học sinh và sinh viên. Tuy nhiên, một số bạn “tâm lý” có thể dễ dàng nhận ra đây là một thiệt thòi lớn. Việc tự do trong học tập có thể dẫn đến một tâm lý lười nhác trong việc học tập, cũng như chuyên cần khi đến lớp: nghỉ vài buổi cho một môn học, nhiều bạn đến lớp không phải để học mà là để ngủ… nhưng thầy cô vẫn không quan tâm đến bạn. Lúc này bạn mới thấy được tầm quan trọng của việc la mắng của thầy cô khi còn học cấp ba là rất có ích. Vì vậy, khi bước chân vào đại học, bạn phải tự làm chủ mình trong học tập vì không còn ai nhắc nhở hay quan tâm đến việc học của bạn nữa.
“Cưỡi ngựa xem hoa”
Những tiết học trên lớp hầu như chỉ mang tính “cưỡi ngựa xem hoa”. Vì kiến thức cần tryền đạt trong một buổi học là rất nhiều mà thời gian thì có hạn nên đa số các giảng viên đều đọc rất nhanh. Nếu bạn cứ giữ cho mình phương pháp học khi còn ở cấp 3 thì bạn sẽ không thể chép kịp và việc ghi lại tất tần tật những gì bạn nghe được, sẽ khiến bạn bị loạn khi nhìn lại và rất khó theo dõi. Cách tốt nhất là trong quá trình nghe giảng, bạn chỉ nên ghi lại những ý cơ bản nhất để dễ dàng trong việc ghi nhớ. Muốn có một buổi học đạt kết quả tốt, bạn nên đọc trước nội dung bài học ở nhà để khi đến lớp nghe giảng viên định hướng và đúc kết lại sẽ tiếp thu bài được nhanh hơn.
“Nước đến chân mới nhảy”
Lên đại học, chứng bệnh “tim đập chân run” sẽ tự động “khỏi” vì chẳng ai gọi bạn lên trả bài. Sinh viên đi học với tâm lý rất nhẹ nhàng vì chẳng phải học bài cũ. Tuy nhiên, chính điều này tạo cho bạn tâm lý “nước đến chân mới nhảy”. Đến sát kỳ thi, các bạn mới dúi đầu ôn luyện từ con số 0 và điều đương nhiên là kiến thức bạn ôn được sẽ không nhiều và không sâu. Vì vậy, các bạn không nên để dồn quá nhiều bài tập học cùng một lúc vì như vậy sẽ không đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi. Cách tốt nhất là bạn luôn xem bài mỗi ngày trước và sau buổi học; cố gắng tìm đọc càng nhiều sách càng tốt, như vậy sẽ giúp cho kiến thức của bạn được mở rộng để làm những bài kiểm tra được tốt hơn.
Tình thầy trò
Đa số thầy cô đến lớp chỉ quan tâm một việc là truyền kiến thức cho sinh viên, còn vấn đề tình cảm thầy trò với nhau không được “mặn mà” như hồi còn học cấp ba.
Theo Kenh14
Học theo tín chỉ
Khi học đại học, bạn sẽ được tiếp cận với một phương pháp học hoàn toàn mới. Không còn học theo kiểu một tiết một môn như hồi cấp ba, mà thay vào đó, các bạn sẽ được học theo hình thức đăng ký tín chỉ. Việc học theo hình thức này theo nhiều bạn là khá thuận lợi. Các bạn có thể tự do đăng ký môn học, thời gian học và cả thầy cô giảng dạy theo ý thích của mình. Điều này tạo thuận lợi cho bạn có thể dễ dàng có thể tìm cho mình được công việc làm thêm phù hợp mà không “cấn” lịch học trên lớp.
“Ngút ngàn” tài liệu
Tài liệu phục vụ cho việc học tập rất nhiều mà chủ yếu là do chính bạn tự đi sưu tầm sau khi được thầy cô bộ môn hướng dẫn tên sách cần tìm phục vụ cho môn học đó. Tùy theo lớp, bạn sẽ được lớp trưởng liên hệ với thư viện nhà trường để cho cả lớp mượn sách học tập, nếu không bạn sẽ tự đi tìm kiếm lấy. Vậy bạn nên tìm tài liệu ở đâu là hợp lý nhất để có đầy đủ tư liệu phục vụ cho môn học đó? Thư viện là lựa chọn hàng đầu trong việc tìm kiếm tài liệu học tập (vì hầu hết những cuốn sách thầy cô đưa ra đều có trong thư viện của trường), thứ hai là các tiệm bán sách cũ với đa dạng các đầu sách rất phong phú, kế đến bạn có thể lên mạng để tìm kiếm tài liệu. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng tìm được đầy đủ được tất cả các sách mà thầy cô yêu cầu, lúc này cách cuối cùng nhưng khả thi nhất là bạn có thể gặp trực tiếp thầy cô dạy bạn môn đó để mượn photo.
Số lượng sinh viên
Không lo trả bài cũ
Lên đại học, bạn sẽ chẳng còn bị ai la mắng như khi còn học cấp ba, hay mỗi lần không thuộc bài và nghịch ngợm. Đây là ao ước của rất nhiều bạn khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Cứ tưởng đây là một điều khác biệt thích thú nhất giữa học sinh và sinh viên. Tuy nhiên, một số bạn “tâm lý” có thể dễ dàng nhận ra đây là một thiệt thòi lớn. Việc tự do trong học tập có thể dẫn đến một tâm lý lười nhác trong việc học tập, cũng như chuyên cần khi đến lớp: nghỉ vài buổi cho một môn học, nhiều bạn đến lớp không phải để học mà là để ngủ… nhưng thầy cô vẫn không quan tâm đến bạn. Lúc này bạn mới thấy được tầm quan trọng của việc la mắng của thầy cô khi còn học cấp ba là rất có ích. Vì vậy, khi bước chân vào đại học, bạn phải tự làm chủ mình trong học tập vì không còn ai nhắc nhở hay quan tâm đến việc học của bạn nữa.
“Cưỡi ngựa xem hoa”
Những tiết học trên lớp hầu như chỉ mang tính “cưỡi ngựa xem hoa”. Vì kiến thức cần tryền đạt trong một buổi học là rất nhiều mà thời gian thì có hạn nên đa số các giảng viên đều đọc rất nhanh. Nếu bạn cứ giữ cho mình phương pháp học khi còn ở cấp 3 thì bạn sẽ không thể chép kịp và việc ghi lại tất tần tật những gì bạn nghe được, sẽ khiến bạn bị loạn khi nhìn lại và rất khó theo dõi. Cách tốt nhất là trong quá trình nghe giảng, bạn chỉ nên ghi lại những ý cơ bản nhất để dễ dàng trong việc ghi nhớ. Muốn có một buổi học đạt kết quả tốt, bạn nên đọc trước nội dung bài học ở nhà để khi đến lớp nghe giảng viên định hướng và đúc kết lại sẽ tiếp thu bài được nhanh hơn.
Lên đại học, chứng bệnh “tim đập chân run” sẽ tự động “khỏi” vì chẳng ai gọi bạn lên trả bài. Sinh viên đi học với tâm lý rất nhẹ nhàng vì chẳng phải học bài cũ. Tuy nhiên, chính điều này tạo cho bạn tâm lý “nước đến chân mới nhảy”. Đến sát kỳ thi, các bạn mới dúi đầu ôn luyện từ con số 0 và điều đương nhiên là kiến thức bạn ôn được sẽ không nhiều và không sâu. Vì vậy, các bạn không nên để dồn quá nhiều bài tập học cùng một lúc vì như vậy sẽ không đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi. Cách tốt nhất là bạn luôn xem bài mỗi ngày trước và sau buổi học; cố gắng tìm đọc càng nhiều sách càng tốt, như vậy sẽ giúp cho kiến thức của bạn được mở rộng để làm những bài kiểm tra được tốt hơn.
Tình thầy trò
Đa số thầy cô đến lớp chỉ quan tâm một việc là truyền kiến thức cho sinh viên, còn vấn đề tình cảm thầy trò với nhau không được “mặn mà” như hồi còn học cấp ba.
Theo Kenh14