- Tham gia
- 8/4/2011
- Bài viết
- 817
Với sự ngây thơ, lần đầu tiên rời xa gia đình đi học, các tân sinh viên hiện đang là nạn nhân số một của rất nhiều kẻ gian.
Sập bẫy bán hàng đa cấp
Mới chân ướt chân ráo lên Hà Nội nhập học được vài tuần, nhiều tân sinh viên đã vập ngay các chiêu thức lừa đảo của các ‘công ty’ bán hàng đa cấp với lời chào mời bằng mức thu nhập khủng là lương tháng lên tới 4- 5 triệu, làm tốt có khi lương tới 7- 8 triệu một tháng, đã khiến nhiều tân sinh viên lao vào làm mà không biết mình bị lừa.
Gia đình khó khăn nên đi học được vài tuần, Nguyên (ĐH Giao thông Vân Tải) muốn tìm công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập mong bớt được chút ít tiền của bố mẹ gửi từ dưới quê lên hằng tháng. Nhưng công việc mà cậu bạn học thời cấp 3 giới thiệu cho lại là một công việc mà bạn bè nói là bán hàng đa cấp.
Cò nhà trọ thường đưa tân sinh viên đến những nhà trọ tồi tàn, hay những nhà có giá cao quá tầm sinh viên thuê. (ảnh Quân Trang) Xuân Nguyên bức xúc kể lại: Khi được một người bạn thân giới thiệu đi làm, mình cảm thấy vui bởi sinh viên vừa đi học vừa đi làm ít ra cũng đỡ cho gia đình một ít. Ngày đến giới thiệu về công việc không phải ban ngày mà vào một buổi tối, đến “công ty” mọi người cũng đã có mặt đông đủ, bàn tán khá rôm rả.
Lúc đó mình cũng đang ngơ ngác chưa hiểu công việc thế nào, chưa biết ai. Buổi thuyết trình để nêu rõ công việc được diễn ra, sau cuộc thuyết trình là sự phân công, và bàn rõ kế hoạch cụ thể của công việc.
Do lúc đầu mới ở quê ra học nên mình cũng “hơi gà”, với nhưng lời nói khá ngon ngọt, lọt tai nên vài ngày sau mình đã đến “công ty” và đã bị “bóp cổ” mất 2 triệu đồng với sản phẩm của mình được sử dụng là một chiếc đồng hồ mà công ty mời chào là hàng “xịn”.
Bạn Thu Hằng tân sinh viên (Học viện công nghệ bưu chính viễn thông) tâm sự: Đang đứng đợi xe buýt thì gặp một chàng trai khá chững chạc đến tiếp chuyện: Nhìn bạn rất năng động, xong hỏi về bản thân đã đi làm ở đâu chưa? Có thích đi làm thêm không? Mặc dù là người lạ nhưng vì mình cũng đang muốn một công việc làm thêm nên mình cũng đứng nghe.
Với những lời giới thiệu “mật ngọt” của chàng trai: Được làm việc trong môi trường năng động, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, bên cạnh đó công ty thường xuyên tổ chức các lớp rèn luyện kỹ năng cho nhân viên.
Mức thu nhập hấp dẫn hàng chục triệu đồng mỗi tháng, cùng những lời quảng cáo "có cánh" từ các nhà tuyển dụng "ma" không chỉ khiến mình mà nhiều sinh viên bị sập bẫy vào các mạng lưới bán hàng đa cấp.
Cò nhà trọ được dịp làm ăn
Đầu năm học, nhu cầu tìm nhà trọ luôn là một trong những vấn đề quan trọng nhất của các tân sinh viên, ngoài những lời giới thiệu qua người thân, hay sự may mắn khi mình đi tìm và gặp thì không ít phụ huynh cùng các tân sinh viên đã bị “cắt cổ” với những “cò” nhà trọ.
Các cò chủ yếu ngồi ở quán nước và gắn bảng hiệu với ghi số điện thoại vào tấm bảng. Khi muốn xem phòng thì ít ra cũng phải “bo” cho cò 50.000 đồng. Việc các cò nhà trọ dẫn đi xem phòng thì tỉ lệ vào ở là rất hiếm.
Tân sinh viên Đỗ Phương Thảo (Đại học Khoa học Tự nhiên) tâm sự: Lên nhập học được hai tuần rồi nhưng vẫn phải ở nhờ nhà bạn chứ tìm đi tìm phòng mãi vẫn chưa được. Các phòng trọ “cao cấp” với cấu trúc nhà cao tầng, phòng ở khép kín, thoáng mát, an ninh đảm bảo thì giá cao nhiều tân sinh viên đến đành ngậm ngùi quay lưng đi. Còn những phòng có giá bình dân vào thời điểm này là rất hiếm.
Lúc đầu mời chào họ bảo phòng 1 triệu, rộng rãi thoáng mát, an ninh đảm bảo. Thế nhưng khi đến nơi thì chủ nhà hét giá lên 1,3 triệu mà chỉ cho ở hai người. Đến hôm nay mới biết đó là cách kiếm ăn của các “cò nhà trọ” và chủ nhà.
Còn với Sầm Thị Nhàn( Sơn Dương, Tuyên Quang) tân sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn lại bị chủ nhà trọ tăng thêm giá phòng trọ lên 200.000 đồng. Nhàn cho biết, lúc mới đến làm hợp đồng là 1,2 triệu một tháng, điện 3000 đồng một số, nước 60.000 đồng một tháng.
Nhưng đột nhiên bà chủ nhà lại đòi tăng thêm giá nhà chỉ vì “giá cả cái gì cũng tăng nên giá nhà cũng phải tăng theo, không ở thì dọn đi chỗ khác tôi cho người khác thuê”.
Nguồn: muctim
Sập bẫy bán hàng đa cấp
Mới chân ướt chân ráo lên Hà Nội nhập học được vài tuần, nhiều tân sinh viên đã vập ngay các chiêu thức lừa đảo của các ‘công ty’ bán hàng đa cấp với lời chào mời bằng mức thu nhập khủng là lương tháng lên tới 4- 5 triệu, làm tốt có khi lương tới 7- 8 triệu một tháng, đã khiến nhiều tân sinh viên lao vào làm mà không biết mình bị lừa.
Gia đình khó khăn nên đi học được vài tuần, Nguyên (ĐH Giao thông Vân Tải) muốn tìm công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập mong bớt được chút ít tiền của bố mẹ gửi từ dưới quê lên hằng tháng. Nhưng công việc mà cậu bạn học thời cấp 3 giới thiệu cho lại là một công việc mà bạn bè nói là bán hàng đa cấp.
Cò nhà trọ thường đưa tân sinh viên đến những nhà trọ tồi tàn, hay những nhà có giá cao quá tầm sinh viên thuê. (ảnh Quân Trang)
Lúc đó mình cũng đang ngơ ngác chưa hiểu công việc thế nào, chưa biết ai. Buổi thuyết trình để nêu rõ công việc được diễn ra, sau cuộc thuyết trình là sự phân công, và bàn rõ kế hoạch cụ thể của công việc.
Do lúc đầu mới ở quê ra học nên mình cũng “hơi gà”, với nhưng lời nói khá ngon ngọt, lọt tai nên vài ngày sau mình đã đến “công ty” và đã bị “bóp cổ” mất 2 triệu đồng với sản phẩm của mình được sử dụng là một chiếc đồng hồ mà công ty mời chào là hàng “xịn”.
Bạn Thu Hằng tân sinh viên (Học viện công nghệ bưu chính viễn thông) tâm sự: Đang đứng đợi xe buýt thì gặp một chàng trai khá chững chạc đến tiếp chuyện: Nhìn bạn rất năng động, xong hỏi về bản thân đã đi làm ở đâu chưa? Có thích đi làm thêm không? Mặc dù là người lạ nhưng vì mình cũng đang muốn một công việc làm thêm nên mình cũng đứng nghe.
Với những lời giới thiệu “mật ngọt” của chàng trai: Được làm việc trong môi trường năng động, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, bên cạnh đó công ty thường xuyên tổ chức các lớp rèn luyện kỹ năng cho nhân viên.
Mức thu nhập hấp dẫn hàng chục triệu đồng mỗi tháng, cùng những lời quảng cáo "có cánh" từ các nhà tuyển dụng "ma" không chỉ khiến mình mà nhiều sinh viên bị sập bẫy vào các mạng lưới bán hàng đa cấp.
Cò nhà trọ được dịp làm ăn
Đầu năm học, nhu cầu tìm nhà trọ luôn là một trong những vấn đề quan trọng nhất của các tân sinh viên, ngoài những lời giới thiệu qua người thân, hay sự may mắn khi mình đi tìm và gặp thì không ít phụ huynh cùng các tân sinh viên đã bị “cắt cổ” với những “cò” nhà trọ.
Các cò chủ yếu ngồi ở quán nước và gắn bảng hiệu với ghi số điện thoại vào tấm bảng. Khi muốn xem phòng thì ít ra cũng phải “bo” cho cò 50.000 đồng. Việc các cò nhà trọ dẫn đi xem phòng thì tỉ lệ vào ở là rất hiếm.
Tân sinh viên Đỗ Phương Thảo (Đại học Khoa học Tự nhiên) tâm sự: Lên nhập học được hai tuần rồi nhưng vẫn phải ở nhờ nhà bạn chứ tìm đi tìm phòng mãi vẫn chưa được. Các phòng trọ “cao cấp” với cấu trúc nhà cao tầng, phòng ở khép kín, thoáng mát, an ninh đảm bảo thì giá cao nhiều tân sinh viên đến đành ngậm ngùi quay lưng đi. Còn những phòng có giá bình dân vào thời điểm này là rất hiếm.
Cò nhà trọ thường đưa tân sinh viên đến những nhà trọ tồi tàn
Đặt chân lên Hà Nội bắt đầu đi tìm phòng, chi phí bỏ ra cũng rất nhiều nhưng chưa thấy phòng nào hợp lý. Một lần đến Phùng Khoang phải chi mất 100.000 để được dẫn đến xem phòng. Lúc đầu mời chào họ bảo phòng 1 triệu, rộng rãi thoáng mát, an ninh đảm bảo. Thế nhưng khi đến nơi thì chủ nhà hét giá lên 1,3 triệu mà chỉ cho ở hai người. Đến hôm nay mới biết đó là cách kiếm ăn của các “cò nhà trọ” và chủ nhà.
Còn với Sầm Thị Nhàn( Sơn Dương, Tuyên Quang) tân sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn lại bị chủ nhà trọ tăng thêm giá phòng trọ lên 200.000 đồng. Nhàn cho biết, lúc mới đến làm hợp đồng là 1,2 triệu một tháng, điện 3000 đồng một số, nước 60.000 đồng một tháng.
Nhưng đột nhiên bà chủ nhà lại đòi tăng thêm giá nhà chỉ vì “giá cả cái gì cũng tăng nên giá nhà cũng phải tăng theo, không ở thì dọn đi chỗ khác tôi cho người khác thuê”.
Nguồn: muctim