- Tham gia
- 9/12/2010
- Bài viết
- 2.416
Theo kết quả khảo sát của cơ quan chuyên môn, ô nhiễm môi trường do rác thải trên địa bàn T.P Điện Biên Phủ đang ở mức báo động. Tình trạng người dân đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định, không chỉ ảnh hưởng đến việc đảm bảo vệ sinh môi trường, mất mỹ quan thành phố mà những đống rác chềnh ềnh giữa phố còn tiềm ẩn nguy cơ gây dịch bệnh...
“Ra đường gặp rác thì… mệt lắm”
Trái ngược với những khẩu hiệu “Vì thành phố xanh - sach - đẹp” được treo ở các khu tập trung đông dân cư, đập vào mắt chúng tôi cảnh quan môi trường không thông thoáng, chưa sạch đẹp ở nhiều tuyến phố trên địa bàn T.P Điện Biên Phủ. Thậm chí một số nơi ngay phía sau tấm biển tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường là những đống rác to đùng án ngữ. Tìm hiểu được biết, những đống rác ấy là sản phẩm của một bộ phận người dân đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định hoặc đó còn có thể là “sản phẩm” của vài cơ quan, đơn vị vệ sinh công sở vào chiều ngày cuối tuần.
Hết giờ làm một ngày cuối tuần, chúng tôi dạo quanh đường 7/5 và đường Trường Chinh thuộc địa phận phường Tân Thanh (T.P Điện Biên Phủ), thấy lác đác vài người đi đổ rác và phải từ sau 18 giờ trở đi thì nhà nào nhà ấy đều đi đổ rác. Quan sát một lúc, tôi thấy lạ là, có nơi quy định đổ rác, có thùng rác nhưng có rất ít người đổ rác đúng nơi quy định. Tiện đâu người ta đổ rác ở đấy; người thì đổ ra khu vực giải phân cách, người đổ bên lề đường và đầu ngõ phố. Trên đường Trường Chinh, cứ vài chục mét lại có một bãi rác, nước thải sinh hoạt từ các gia đình chảy tràn vào rác bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Đầu tiên là ngõ 45, chếch sang bên kia đường mấy mét lại có một đống rác tại ngõ 60 (đường vào Trường Dân tộc nội trú tỉnh). Đến 19 giờ cùng ngày, trên đường Trường Chinh, 2 bãi rác to đùng hình thành trước ngõ nhỏ đi vào tổ dân phố 19 (đường vào Trường THCS Tân Bình) và ngõ 205; đống rác to đến độ chặn cả đường vào ngõ, khiến việc đi lại của người dân lúc này rất khó khăn. Vì thế, người dân quanh khu vực đó thường nói với nhau rằng, cần lắm mới phải đi giờ đấy, chứ không ra đường “gặp rác thì mệt lắm”.
Các bãi rác trên đoạn đường Trường Chinh tồn tại ở hai bên hè phố cho đến gần 20 giờ hàng ngày mới được công nhân Công ty Cổ phần xây dựng và quản lý đô thị thu dọn xong.
Việc làm nhỏ nhưng cần ý thức lớn
Dừng xe hỏi chuyện chị Nguyễn Thị Tới, công nhân Công ty Cổ phần Xây dựng và Quản lý đô thị, khi đang thu gom rác trên đường Trường Chinh thuộc tổ dân phố 13 phường Tân Thanh, được biết: Người dân đổ rác không đúng giờ phần nào có thể thông cảm được, vì mỗi người một việc, họ không thể cứ chăm chăm ở nhà chờ đổ rác. Nhưng việc đáng phê phán chính là bà con đổ rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. Nhiều người nhà gần thùng rác nhưng vẫn đổ rác xuống đường; có người đã ra đến nơi đặt thùng rác nhưng cố chờ người nữa ra trước đổ thế là người ta liền đổ rác xuống dưới chân thùng. “Tôi thì chẳng dám nói gì vì không muốn va chạm, và tôi cứ tự hỏi, liệu không biết có phải vì người ta nghĩ đã đóng phí vệ sinh môi trường, thì người ta được quyền thích chỗ nào đổ rác chỗ ấy; sạch bẩn đã có công nhân môi trường”, đó là những lời tâm sự như để giãi bày mà chị Tới đã nói với chúng tôi.
Thấy chúng tôi nói chuyện với chị Tới khá lâu, ông Lại Văn Chung, tổ dân phố 13, nói thêm vào: Dù đã có quy định giờ đổ rác và địa điểm đổ rác, song một vài người vẫn đổ rác bừa bãi, bất kể thời gian. Có hôm, rác nhiều chất thành đống, không thu gom kịp thời nên bốc mùi xú uế, hôi thối rất khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ sống gần “bãi rác”. Nhiều người nhặt ve chai, bới móc làm rác bay tung toé ra đường, còn trời mưa thì rác và chất thải chảy tràn theo dòng nước gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân.
Không chỉ do tình trạng đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định ô nhiễm môi trường còn do các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn xả trực tiếp chất thải ra sông, suối. Nhiều người còn đưa chó đi dạo để “cu cậu” phóng uế ra đường.
Khắc phục tình trạng này, thiết nghĩ, không phải là vấn đề kinh phí mà cơ bản do ý thức người dân. Và cứ như ý của ông Lại Văn Chung thì “đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định là việc làm nhỏ nhưng cần ý thức lớn”. Vì môi trường sống xanh – sạch - đẹp; vì thành phố lịch sử của chúng ta, thiết nghĩ, mỗi người hãy bằng ý thức chung tay làm một việc nhỏ mỗi ngày.
“Ra đường gặp rác thì… mệt lắm”
Trái ngược với những khẩu hiệu “Vì thành phố xanh - sach - đẹp” được treo ở các khu tập trung đông dân cư, đập vào mắt chúng tôi cảnh quan môi trường không thông thoáng, chưa sạch đẹp ở nhiều tuyến phố trên địa bàn T.P Điện Biên Phủ. Thậm chí một số nơi ngay phía sau tấm biển tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường là những đống rác to đùng án ngữ. Tìm hiểu được biết, những đống rác ấy là sản phẩm của một bộ phận người dân đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định hoặc đó còn có thể là “sản phẩm” của vài cơ quan, đơn vị vệ sinh công sở vào chiều ngày cuối tuần.
Hết giờ làm một ngày cuối tuần, chúng tôi dạo quanh đường 7/5 và đường Trường Chinh thuộc địa phận phường Tân Thanh (T.P Điện Biên Phủ), thấy lác đác vài người đi đổ rác và phải từ sau 18 giờ trở đi thì nhà nào nhà ấy đều đi đổ rác. Quan sát một lúc, tôi thấy lạ là, có nơi quy định đổ rác, có thùng rác nhưng có rất ít người đổ rác đúng nơi quy định. Tiện đâu người ta đổ rác ở đấy; người thì đổ ra khu vực giải phân cách, người đổ bên lề đường và đầu ngõ phố. Trên đường Trường Chinh, cứ vài chục mét lại có một bãi rác, nước thải sinh hoạt từ các gia đình chảy tràn vào rác bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Đầu tiên là ngõ 45, chếch sang bên kia đường mấy mét lại có một đống rác tại ngõ 60 (đường vào Trường Dân tộc nội trú tỉnh). Đến 19 giờ cùng ngày, trên đường Trường Chinh, 2 bãi rác to đùng hình thành trước ngõ nhỏ đi vào tổ dân phố 19 (đường vào Trường THCS Tân Bình) và ngõ 205; đống rác to đến độ chặn cả đường vào ngõ, khiến việc đi lại của người dân lúc này rất khó khăn. Vì thế, người dân quanh khu vực đó thường nói với nhau rằng, cần lắm mới phải đi giờ đấy, chứ không ra đường “gặp rác thì mệt lắm”.
Các bãi rác trên đoạn đường Trường Chinh tồn tại ở hai bên hè phố cho đến gần 20 giờ hàng ngày mới được công nhân Công ty Cổ phần xây dựng và quản lý đô thị thu dọn xong.
Dừng xe hỏi chuyện chị Nguyễn Thị Tới, công nhân Công ty Cổ phần Xây dựng và Quản lý đô thị, khi đang thu gom rác trên đường Trường Chinh thuộc tổ dân phố 13 phường Tân Thanh, được biết: Người dân đổ rác không đúng giờ phần nào có thể thông cảm được, vì mỗi người một việc, họ không thể cứ chăm chăm ở nhà chờ đổ rác. Nhưng việc đáng phê phán chính là bà con đổ rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. Nhiều người nhà gần thùng rác nhưng vẫn đổ rác xuống đường; có người đã ra đến nơi đặt thùng rác nhưng cố chờ người nữa ra trước đổ thế là người ta liền đổ rác xuống dưới chân thùng. “Tôi thì chẳng dám nói gì vì không muốn va chạm, và tôi cứ tự hỏi, liệu không biết có phải vì người ta nghĩ đã đóng phí vệ sinh môi trường, thì người ta được quyền thích chỗ nào đổ rác chỗ ấy; sạch bẩn đã có công nhân môi trường”, đó là những lời tâm sự như để giãi bày mà chị Tới đã nói với chúng tôi.
Thấy chúng tôi nói chuyện với chị Tới khá lâu, ông Lại Văn Chung, tổ dân phố 13, nói thêm vào: Dù đã có quy định giờ đổ rác và địa điểm đổ rác, song một vài người vẫn đổ rác bừa bãi, bất kể thời gian. Có hôm, rác nhiều chất thành đống, không thu gom kịp thời nên bốc mùi xú uế, hôi thối rất khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ sống gần “bãi rác”. Nhiều người nhặt ve chai, bới móc làm rác bay tung toé ra đường, còn trời mưa thì rác và chất thải chảy tràn theo dòng nước gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân.
Không chỉ do tình trạng đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định ô nhiễm môi trường còn do các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn xả trực tiếp chất thải ra sông, suối. Nhiều người còn đưa chó đi dạo để “cu cậu” phóng uế ra đường.
Khắc phục tình trạng này, thiết nghĩ, không phải là vấn đề kinh phí mà cơ bản do ý thức người dân. Và cứ như ý của ông Lại Văn Chung thì “đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định là việc làm nhỏ nhưng cần ý thức lớn”. Vì môi trường sống xanh – sạch - đẹp; vì thành phố lịch sử của chúng ta, thiết nghĩ, mỗi người hãy bằng ý thức chung tay làm một việc nhỏ mỗi ngày.