- Tham gia
- 21/8/2012
- Bài viết
- 11.918
Dựa trên những nghiên cứu thống kê, các nhà khoa học lần ra mối liên hệ giữa Thần Chết và con số 8…
“Sinh, lão, bệnh, tử” - đó là một quy luật mà tất cả mỗi người phải trải qua. Hẳn ai cũng biết khi về già, nguy cơ đối diện với cái chết của con người ngày càng tăng lên.
Thế nhưng khi các nhà khoa học tập hợp số liệu thống kê về tỉ lệ tử vong ở từng độ tuổi, họ đã phát hiện ra một mối liên hệ kì lạ giữa cái chết và con số 8.
Từ khi ra đời cho đến tuổi trưởng thành, khả năng tử vong của con người ngày một giảm dần bởi khi lớn lên, sức đề kháng của chúng ta với bệnh tật ngày càng được hoàn thiện. Nhưng từ đỉnh dốc của tuổi 25 cho đến khi qua đời, tỉ lệ tử vong dần dần tăng lên theo một nhịp độ đều đặn.
Khi còn trẻ, không mấy ai phải lo lắng về bệnh tật hay cái chết.
Nhà khoa học Robert Krulwich đưa ra ví dụ như sau. Với những người ở độ tuổi 25, khả năng người đó qua đời trong năm sắp tới vì những lí do tự nhiên (tức không kể tai nạn hay chiến tranh) là 1:3.000. Tức là trong 3.000 người ở độ tuổi 25 hôm nay, 2.999 người sẽ “sống sót” qua tuổi 26.
Theo số liệu của các nhà khoa học, đến năm 33 tuổi (tức 8 năm sau mốc đầu tiên), tỉ lệ tử vong là 1:1500, tức là tăng lên gấp đôi. Cứ 1.500 người 33 tuổi thì sẽ có 1 người qua đời trước khi bước vào lần sinh nhật kế tiếp.
Tuổi càng cao, Thần Chết càng “lại gần”.
Đến 8 năm tiếp theo, những người ở độ tuổi 41 phải đối mặt với tỉ lệ chết là 1:750. Đến đây, ta có thể rút ra một quy luật là từ sau độ tuổi sung mãn nhất của đời người, khả năng Thần Chết gõ cửa đều đặn nhân đôi cứ sau mỗi 8 năm.
Bạn có thể tính ra là với những người bước sang tuổi 49, 1 trong số 350 những người bạn bằng tuổi của họ sẽ ra đi trong năm kế tiếp. Cần lưu ý là những con số ở đây là giá trị trung bình tính trên cả một cộng đồng lớn.
Tỉ lệ tử vong tăng dần một cách từ từ theo quy luật nhất định.
Sự lặp lại đều đặn này đặt ra những câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học. Tại sao con số 8 lại bắt tay với Thần Chết mà không phải một con số khác?
Tại sao những tỉ lệ tử vong tăng lên rất đều đặn chứ không biến đổi thất thường hoặc ngẫu nhiên?
Đồ thị biểu diễn định luật của Gompertz-Makeham.
Ngay từ thế kỉ XIX, nhà thống kê học người Anh Benjamin Gompertz đã phát hiện ra mối liên hệ này. Tên của ông được đặt cho định luật Gompertz-Makeham, cho thấy khả năng tử vong của con người nhân đôi đều đặn sau mỗi 8 năm.
Brian Skinner, một nhà khoa học trẻ người Mỹ tin rằng định luật Gompertz-Makeham có mối liên hệ chặt chẽ với sự suy giảm của hệ miễn dịch ở người. Khi miễn dịch ngày càng yếu dần theo độ tuổi, nguy cơ mắc bệnh và tử vong của con người cũng theo đó mà từ từ tăng lên.
Mối “liên hệ” bí ẩn giữa Thần Chết và con số 8.
Thậm chí, nghiên cứu trên các loài động vật trong tự nhiên cũng cho thấy điều tương tự: Tỉ lệ tử vong của hầu hết các loài tăng gấp đôi sau một số X năm cố định.
Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa trả lời được tại sao số 8, chứ không phải bất cứ một số nào khác lại được tự nhiên gắn với vận mệnh của con người như vậy.
“Sinh, lão, bệnh, tử” - đó là một quy luật mà tất cả mỗi người phải trải qua. Hẳn ai cũng biết khi về già, nguy cơ đối diện với cái chết của con người ngày càng tăng lên.
Thế nhưng khi các nhà khoa học tập hợp số liệu thống kê về tỉ lệ tử vong ở từng độ tuổi, họ đã phát hiện ra một mối liên hệ kì lạ giữa cái chết và con số 8.
Từ khi ra đời cho đến tuổi trưởng thành, khả năng tử vong của con người ngày một giảm dần bởi khi lớn lên, sức đề kháng của chúng ta với bệnh tật ngày càng được hoàn thiện. Nhưng từ đỉnh dốc của tuổi 25 cho đến khi qua đời, tỉ lệ tử vong dần dần tăng lên theo một nhịp độ đều đặn.
Khi còn trẻ, không mấy ai phải lo lắng về bệnh tật hay cái chết.
Nhà khoa học Robert Krulwich đưa ra ví dụ như sau. Với những người ở độ tuổi 25, khả năng người đó qua đời trong năm sắp tới vì những lí do tự nhiên (tức không kể tai nạn hay chiến tranh) là 1:3.000. Tức là trong 3.000 người ở độ tuổi 25 hôm nay, 2.999 người sẽ “sống sót” qua tuổi 26.
Theo số liệu của các nhà khoa học, đến năm 33 tuổi (tức 8 năm sau mốc đầu tiên), tỉ lệ tử vong là 1:1500, tức là tăng lên gấp đôi. Cứ 1.500 người 33 tuổi thì sẽ có 1 người qua đời trước khi bước vào lần sinh nhật kế tiếp.
Tuổi càng cao, Thần Chết càng “lại gần”.
Đến 8 năm tiếp theo, những người ở độ tuổi 41 phải đối mặt với tỉ lệ chết là 1:750. Đến đây, ta có thể rút ra một quy luật là từ sau độ tuổi sung mãn nhất của đời người, khả năng Thần Chết gõ cửa đều đặn nhân đôi cứ sau mỗi 8 năm.
Bạn có thể tính ra là với những người bước sang tuổi 49, 1 trong số 350 những người bạn bằng tuổi của họ sẽ ra đi trong năm kế tiếp. Cần lưu ý là những con số ở đây là giá trị trung bình tính trên cả một cộng đồng lớn.
Tỉ lệ tử vong tăng dần một cách từ từ theo quy luật nhất định.
Sự lặp lại đều đặn này đặt ra những câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học. Tại sao con số 8 lại bắt tay với Thần Chết mà không phải một con số khác?
Tại sao những tỉ lệ tử vong tăng lên rất đều đặn chứ không biến đổi thất thường hoặc ngẫu nhiên?
Đồ thị biểu diễn định luật của Gompertz-Makeham.
Ngay từ thế kỉ XIX, nhà thống kê học người Anh Benjamin Gompertz đã phát hiện ra mối liên hệ này. Tên của ông được đặt cho định luật Gompertz-Makeham, cho thấy khả năng tử vong của con người nhân đôi đều đặn sau mỗi 8 năm.
Brian Skinner, một nhà khoa học trẻ người Mỹ tin rằng định luật Gompertz-Makeham có mối liên hệ chặt chẽ với sự suy giảm của hệ miễn dịch ở người. Khi miễn dịch ngày càng yếu dần theo độ tuổi, nguy cơ mắc bệnh và tử vong của con người cũng theo đó mà từ từ tăng lên.
Mối “liên hệ” bí ẩn giữa Thần Chết và con số 8.
Thậm chí, nghiên cứu trên các loài động vật trong tự nhiên cũng cho thấy điều tương tự: Tỉ lệ tử vong của hầu hết các loài tăng gấp đôi sau một số X năm cố định.
Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa trả lời được tại sao số 8, chứ không phải bất cứ một số nào khác lại được tự nhiên gắn với vận mệnh của con người như vậy.