TranHongQuy12
Thành viên
- Tham gia
- 27/8/2018
- Bài viết
- 4
Một dịch vụ được gọi là Mobile money khi đáp ứng được các tiêu chí: cung cấp khả năng chuyển tiền, thanh toán cũng như nhận tiền thông qua tài khoản của điện thoại di động; có một mạng lưới các điểm giao dịch, bao gồm các đại lý, ngoài các chi nhánh ngân hàng và máy rút tiền tự động, cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ một cách rộng rãi tới tất cả người dân; có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng không có tài khoản ngân hàng; không bao gồm dịch vụ thanh toán thông qua thiết bị di động hay các dịch vụ thanh toán như Apple pay và Google Wallet, mà sử dụng điện thoại di động như một kênh để truy cập dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Mới đây, nhà mạng MobiFone đã nộp hồ sơ xin triển khai dịch vụ Mobile Money.
Phát biểu tại Diễn đàn Tiền điện tử trên thuê bao di động sáng nay, 23.4, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tính đến hết năm 2018, thế giới đã có 90 nước chấp nhận Mobile Money, gần 900 triệu người dùng, giao dịch mỗi ngày là 1,3 tỉ đô la, tăng trưởng 20%, riêng châu Á tăng trưởng 31%. Có nhiều nước, tỷ lệ người dân sử dụng Mobile Money tới trên 50%.
Theo người đứng đầu Bộ Thông tin - Truyền thông, dù chúng ta đã nói nhiều tới thương mại điện tử, đến khởi nghiệp, đến đổi mới sáng tạo, nhưng lại quên một trong những nền tảng quan trọng nhất là nền tảng thanh toán.
“Muốn một dịch vụ nào đó phổ biến đến 100% người dân, thì đầu tiên là nền tảng thanh toán phải đến được 100% người dân. Không có phương tiện nào có thể thực hiện việc này tốt hơn là di động, là Mobile Money. Ở Việt Nam, tỷ lệ người dùng thẻ tín dụng còn thấp, nhưng mật độ thuê bao di động thì đã trên 100% từ nhiều năm nay”, Bộ trưởng nói.
Mới đây, nhà mạng MobiFone đã nộp hồ sơ xin triển khai dịch vụ Mobile Money.
Phát biểu tại Diễn đàn Tiền điện tử trên thuê bao di động sáng nay, 23.4, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tính đến hết năm 2018, thế giới đã có 90 nước chấp nhận Mobile Money, gần 900 triệu người dùng, giao dịch mỗi ngày là 1,3 tỉ đô la, tăng trưởng 20%, riêng châu Á tăng trưởng 31%. Có nhiều nước, tỷ lệ người dân sử dụng Mobile Money tới trên 50%.
Theo người đứng đầu Bộ Thông tin - Truyền thông, dù chúng ta đã nói nhiều tới thương mại điện tử, đến khởi nghiệp, đến đổi mới sáng tạo, nhưng lại quên một trong những nền tảng quan trọng nhất là nền tảng thanh toán.
“Muốn một dịch vụ nào đó phổ biến đến 100% người dân, thì đầu tiên là nền tảng thanh toán phải đến được 100% người dân. Không có phương tiện nào có thể thực hiện việc này tốt hơn là di động, là Mobile Money. Ở Việt Nam, tỷ lệ người dùng thẻ tín dụng còn thấp, nhưng mật độ thuê bao di động thì đã trên 100% từ nhiều năm nay”, Bộ trưởng nói.