- Tham gia
- 24/11/2015
- Bài viết
- 2.343
Việc “ông lớn streaming nhạc số” Spotify chính thức gõ cửa thị trường Việt Nam đã tạo nên cơn sốt cho cộng đồng người nghe nhạc trực tuyến và mở ra các cơ hội cho các thương hiệu Việt đẩy mạnh quảng cáo. Nhưng Spotify không phải ứng dụng streaming nhạc số đầu tiên, càng không phải ứng dụng duy nhất trên “mảnh đất màu mỡ” này.
Bất chấp sự có mặt của hàng loạt nền tảng phát nhạc trực tuyến mới cùng sự hoàn thiện từng ngày của đối thủ Apple Music, Spotify vẫn được người dùng ưa thích. Trải qua bao thăng trầm và biến động, từ khởi đầu vô cùng chật vật đến khi trở thành thương hiệu toàn cầu, có thể nói, các nhà sáng lập của Spotify đã tự mình viết nên câu chuyện khởi nghiệp thành công trong cuộc đua âm thanh số với các công ty công nghệ hàng đầu như Apple, Google và Amazon.
Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về mô hình kinh doanh Freemium cũng như cách mà Spotify sử dụng mô hình này để trở thành dịch vụ cung cấp nhạc số hàng đầu thế giới.
Spotify được ra mắt ngày 7/10/2008, được phát triển bởi công ty Spotify AB tại Thụy Điển với sự hợp tác của 2 vị cha đẻ được coi là “những kẻ phá bĩnh trong ngành âm nhạc của thế giới” – Daniel Ek và Martin Lorentzon.
Vào tháng 9/2021, Spotify cán mốc 365 triệu người dùng trên toàn cầu, trở thành một biểu tượng của cuộc cách mạng âm nhạc số trong việc thay đổi cách tiếp cận và trải nghiệm âm nhạc của người dùng.
Dịch vụ phát nhạc trực tuyến hàng đầu thế giới này chính thức gia nhập vào Việt Nam vào ngày 13/3/2018. Giờ đây, người dùng Spotify Việt Nam có thể truy cập và sử dụng ứng dụng một cách dễ dàng.
Spotify chính thức gia nhập vào thị trường Việt Nam
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh (Business Model) hiểu đơn giản là một chiến lược, khuôn mẫu mà doanh nghiệp sử dụng để phục vụ cho mục kinh doanh từ đó mang lại lợi nhuận cao cho tổ chức. Thông qua mô hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể xác định được sản phẩm, dịch vụ, thị trường mục tiêu hay các khoản chi phí cho hoạt động marketing…
Vai trò của việc xây dựng mô hình kinh doanh đối với doanh nghiệp là:
Không một mô hình kinh doanh nào là hoàn hảo! Vậy nên, mô hình Freemium cũng tồn tại một số ưu điểm và nhược điểm:
– Ưu điểm:
Tất nhiên, nếu người dùng muốn cải thiện điều đó và tận hưởng ứng dụng một cách tọn vẹn nhất thì Spotify đã có ngay tính năng cao cấp với phiên bản trả phí – Spotify Premium. Với phiên bản này, bạn sẽ được tận hưởng trọn vẹn ứng dụng streaming hàng đầu trên thế giới với những tính năng như: cho phép tải xuống và nghe offline, loại bỏ quảng cáo, chất lượng âm thanh cao hơn, v.v…. Việc cung cấp các tính năng độc quyền này trong phiên bản trả phí tạo động lực cho người dùng của Spotify nâng cấp phiên bản của mình.
Mức giá của Spotify Premium tại Việt Nam là 59.000 VND/tháng
Với cả hai phiên bản Free và Premium của Spotify, người dùng đều được truy cập kho nhạc khổng lồ với hầu hết là các bản nhạc độc quyền. Tuy nhiên, người dùng bản miễn phí sẽ không được tận hưởng những bài hát mới ra mắt ngay lập tức mà phải đợi 2 tuần – một khoảng thời gian khá dài.
Hiển nhiên, với phân khúc giới trẻ, nhóm khách hàng mục tiêu của Spotify thì làm sao có thể chấp nhận điều đó khi mà xung quanh thiên hạ đã nghe “đến chán” rồi mà bạn mới được thưởng thức nó lần đầu! Vậy nên, với gói Premium, chúng ta có thể tận hưởng ngay các bản hit “nóng hổi” ngay sau khi nó được tung ra thị trường.
Theo Spotify công bố, chất lượng âm thanh phiên bản miễn phí của Spotify chỉ là 160kbps, trong khi gói Spotify Premium là 320kbps – mức chênh lệch khá nhiều về chất lượng.
Chỉ với mức phí 59.000 đồng/tháng, bạn có thể nghe những bản nhạc độc quyền – độc đáo một cách mượt mà và chất lượng hơn hẳn so với những bài “nhạc lậu” trên thị trường. Đây có thể coi là một lợi thế cạnh tranh nổi bật về giá trong chiến lược Marketing của Spotify khi vào Việt Nam.
Khi dùng phiên bản miễn phí để chọn nghe một Album, bạn chỉ có thể được nghe theo thứ tự ngẫu nhiên mà Spotify sắp xếp sẵn mà không thể tự ý chọn bài hoặc nghe theo thứ tự yêu thích của mình. Thậm chí, số lượt “bỏ qua bài” cho bản miễn phí được giới hạn là 5 lần/giờ. Cho nên, hoặc là nâng cấp lên bản Premium, hoặc là chẳng may mà bạn bỏ qua 5 bài rồi vẫn chưa tới bài mình thích thì đành phải “ngậm ngùi cam chịu” thôi!
Với bản miễn phí của Spotify, người dùng không chỉ phải nghe theo cách sắp xếp ngẫu nhiên từ Spotify mà còn chỉ được nghe online. Vậy nên, khi bạn không thể kết nối Internet đồng nghĩa với việc “No music with Spotify.”
Còn khi bạn trả phí cho phiên bản Premium, thì cứ tự tin lưu về bất kì bài hát bạn thích và tận hưởng bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu mà chẳng cần quan tâm đến việc có Internet hay không!
Như đã nói ở trên, nếu sử dụng phiên bản miễn phí đồng nghĩa với việc người dùng phải làm quen với các quảng cáo xen giữa bài hát. Có nghĩa là, cứ 15-20 phút sẽ có quảng cáo ghé thăm bạn. Thử tưởng tượng bạn đang “chill” với Playlist yêu thích của mình thì bỗng ở đâu ra quảng cáo ngốn hẳn mấy chục giây. Liệu bạn đã có động lực chi thêm chút tiền để lên đời gói Premium chưa?
Với lợi thế về số lượng người dùng cả ở phiên bản miễn phí và trả phí, Spotify đã xây dựng một cộng đồng người dùng mạnh mẽ, kèm theo đó là tính năng có thể tạo và chia sẻ danh sách phát từ cộng đồng, người dùng có thể tương tác với nhau. Việc tạo ra một không gian xã hội về âm nhạc đã khuyến khích người dùng ủng hộ Spotify, tạo động lực cho họ nâng cấp lên gói trả phí để khám phá nhiều bản nhạc hơn từ sự chia sẻ của cộng đồng rộng lớn này.
Bên cạnh những cách trên, Spotify còn sử dụng các chiến lược về giá như: giảm giá và ưu đãi cho các gói gia đình hoặc sinh viên với mức giá phù hợp, cung cấp thời gian dùng thử miễn phí cho gói trả phí hoặc cung cấp các gói dịch vụ kết hợp với các đối tác khác. Các ưu đãi và giảm giá này đã tạo nên sự hấp dẫn và động lực cho người dùng chuyển sang Spotify Premium.
Tận hưởng những bài hát mới từ cộng đồng người dùng
Hãy cùng điểm lại những cột mốc đáng ngưỡng mộ của “gã khổng lồ streaming” trong năm nửa đầu năm 2023 nhé!
Lượng người dùng miễn phí và trả phí của Spotify năm 2023
Tháng 1/2023, Spotify có hơn 500 triệu người nghe hoạt động hàng tháng với mức tăng trưởng 22% so với năm trước: bao gồm 205 triệu người đăng ký trả phí, tăng 15% so với năm trước tại hơn 180 thị trường.
Theo Neowin, Spotify cho biết trong báo cáo thu nhập quý 1/2023 rằng đây là quý tăng trưởng mạnh nhất kể từ khi công ty chính thức tham gia IPO vào năm 2018. Cũng theo công ty, đây là mức tăng vượt quá 15 triệu so với dự kiến.
Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường Statista, thị phần của Spotify là hơn 30,5% trên toàn cầu, gần gấp đôi thị phần của người đăng ký Apple Music. Trong đó, từ lâu, Spotify cũng “vượt mặt” Apple Music tại thị trường Mỹ.
Trong quý 1/2023, Spotify đã giới thiệu một số tính năng mới cho dịch vụ phát nhạc trực tuyến của mình như AI DJ để tạo danh sách phát được cá nhân hóa, giao diện người dùng di động mới, danh sách phát hỗ trợ NFT, chế độ khám phá… Gần đây công ty cũng tung ra một tiện ích màn hình khóa iPhone mới và tích hợp Strava. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin về thời điểm công ty triển khai đến thị trường gói thuê bao cao cấp nhằm mang đến trải nghiệm âm thanh HiFi lossless.
Sau khi công bố kết quả kinh doanh quý đầu tiên của năm 2023, giá trị cổ phiếu của Spotify đã tăng đến 5,19%. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang phản ứng tích cực với sự tăng trưởng về số lượng người dùng mà công ty này đã báo cáo.
Mặc dù thách thức trước mắt là không nhỏ vì thị trường nhạc số đang là “miếng mồi béo bở” cho các ông lớn công nghệ. Nhưng chắc hẳn cùng với những ưu điểm vốn có và chiến lược marketing bài bản, sắp tới Spotify sẽ đánh gục những đối thủ cạnh tranh, gặt hái được nhiều “trái ngọt” và giữ vững vị trí dịch vụ cung cấp nhạc trực tuyến số một trên thế giới của mình!
Xem thêm các bài viết về chủ đề Giải trí tại đây:
Bất chấp sự có mặt của hàng loạt nền tảng phát nhạc trực tuyến mới cùng sự hoàn thiện từng ngày của đối thủ Apple Music, Spotify vẫn được người dùng ưa thích. Trải qua bao thăng trầm và biến động, từ khởi đầu vô cùng chật vật đến khi trở thành thương hiệu toàn cầu, có thể nói, các nhà sáng lập của Spotify đã tự mình viết nên câu chuyện khởi nghiệp thành công trong cuộc đua âm thanh số với các công ty công nghệ hàng đầu như Apple, Google và Amazon.
Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về mô hình kinh doanh Freemium cũng như cách mà Spotify sử dụng mô hình này để trở thành dịch vụ cung cấp nhạc số hàng đầu thế giới.
1. Tổng quan về Spotify
Spotify là một dịch vụ cung cấp nhạc, podcast và video kỹ thuật số; cho phép bạn truy cập hàng trăm triệu bài hát và các nội dung khác của các nghệ sĩ trên khắp thế giới. Ứng dụng này hoạt động trên nhiều thiết bị, bao gồm máy tính, điện thoại, máy tính bảng, loa, TV và ô tô. Bên cạnh đó, bạn có thể dễ dàng chuyển từ thiết bị này sang thiết bị khác bằng Spotify Connect.Spotify được ra mắt ngày 7/10/2008, được phát triển bởi công ty Spotify AB tại Thụy Điển với sự hợp tác của 2 vị cha đẻ được coi là “những kẻ phá bĩnh trong ngành âm nhạc của thế giới” – Daniel Ek và Martin Lorentzon.
Vào tháng 9/2021, Spotify cán mốc 365 triệu người dùng trên toàn cầu, trở thành một biểu tượng của cuộc cách mạng âm nhạc số trong việc thay đổi cách tiếp cận và trải nghiệm âm nhạc của người dùng.
Dịch vụ phát nhạc trực tuyến hàng đầu thế giới này chính thức gia nhập vào Việt Nam vào ngày 13/3/2018. Giờ đây, người dùng Spotify Việt Nam có thể truy cập và sử dụng ứng dụng một cách dễ dàng.
Spotify chính thức gia nhập vào thị trường Việt Nam
2. Mô hình kinh doanh và mô hình kinh doanh Freemium
2.1. Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh (Business Model) hiểu đơn giản là một chiến lược, khuôn mẫu mà doanh nghiệp sử dụng để phục vụ cho mục kinh doanh từ đó mang lại lợi nhuận cao cho tổ chức. Thông qua mô hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể xác định được sản phẩm, dịch vụ, thị trường mục tiêu hay các khoản chi phí cho hoạt động marketing…
Vai trò của việc xây dựng mô hình kinh doanh đối với doanh nghiệp là:
- Xác định được chiến lược kinh doanh sản phẩm/dịch vụ ngắn và dài hạn
- Xác định được phân khúc khách hàng chính mà doanh nghiệp hướng đến, tạo tiền đề cho việc thiết lập kế hoạch phục vụ phân khúc khách hàng của doanh nghiệp
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ đối với khách hàng
- Tập trung vào phát triển các nguồn lực chính của doanh nghiệp như nguồn vốn, nhân lực, công nghệ kỹ thuật,…
- Mở rộng cơ hội phát triển thị trường mà doanh nghiệp có thể tận dụng, đưa ra những giải pháp có lợi cho khách hàng
2.2. Mô hình kinh doanh Freemium
Là sự kết hợp của “free” (miễn phí) và “mium” (cao cấp), Freemium là loại mô hình kinh doanh cung cấp miễn phí các tính năng cơ bản của sản phẩm hoặc dịch vụ cho người dùng, thường ở dạng “dùng thử miễn phí” hoặc phiên bản giới hạn cho người dùng; đồng thời cung cấp các dịch vụ nâng cao hoặc các tính năng bổ sung với giá cao.Không một mô hình kinh doanh nào là hoàn hảo! Vậy nên, mô hình Freemium cũng tồn tại một số ưu điểm và nhược điểm:
– Ưu điểm:
- Thu hút khách hàng tiềm năng. Từ đó dễ dàng thu thập thông tin, dữ liệu của họ
- Đối với các công ty startup, mô hình này cung cấp cho họ sự nhận diện thương hiệu mà không cần nhiều sự hỗ trợ từ khách hàng
- Tạo doanh thu từ quảng cáo được hiển thị ở phiên bản miễn phí hoặc doanh thu từ các giao dịch bổ sung
- Nếu công ty sử dụng mô hình không hiệu quả, tỷ lệ chuyển đổi từ người dùng miễn phí sang người dùng trả phí là rất thấp.
- Có quá nhiều tính năng trên ứng dụng được cho phép sử dụng miễn phí sẽ giảm động lực của người dùng để nâng cấp lên phiên bản trả phí
- Nhưng nếu có quá ít tính năng tại phiên bản miễn phí, người dùng sẽ cảm thấy chán nản và thất vọng với ứng dụng khi được dùng thử.
- Bên cạnh đó, do người dùng miễn phí không trả phí trực tiếp cho sản phẩm hoặc dịch vụ nên công ty phải tìm cách tạo nguồn thu từ quảng cáo. Điều này đòi hỏi công ty phải có chiến lược thu hút quảng cáo hiệu quả hoặc làm thế nào để người dùng sẵn sàng nâng cấp lên phiên bản trả phí.
3. Thành công của Spotify: Sự kết hợp hoàn hảo của miễn phí và trả phí
3.1. Cách Spotify sử dụng mô hình Freemium
Tính năng chính của nền tảng này là cho phép người dùng của Spotify sử dụng miễn phí, nhưng kèm theo đó là một số quảng cáo. Quảng cáo này được phát giữa các bài hát hoặc hiển thị trên giao diện người dùng. Qua việc hiển thị quảng cáo này, Spotify tạo nguồn thu từ các nhà quảng cáo để duy trì phiên bản miễn phí cho người dùng.Tất nhiên, nếu người dùng muốn cải thiện điều đó và tận hưởng ứng dụng một cách tọn vẹn nhất thì Spotify đã có ngay tính năng cao cấp với phiên bản trả phí – Spotify Premium. Với phiên bản này, bạn sẽ được tận hưởng trọn vẹn ứng dụng streaming hàng đầu trên thế giới với những tính năng như: cho phép tải xuống và nghe offline, loại bỏ quảng cáo, chất lượng âm thanh cao hơn, v.v…. Việc cung cấp các tính năng độc quyền này trong phiên bản trả phí tạo động lực cho người dùng của Spotify nâng cấp phiên bản của mình.
3.2. Cách Spotify “lôi kéo” người dùng trả phí
Khi gia nhập vào thị trường Việt Nam, Spotify phải tìm cách thay đổi nhận thức và thói quen nghe nhạc miễn phí của phần lớn người Việt Nam vốn đã hình thành từ lâu và phải cạnh tranh với các nền tảng nghe nhạc miễn phí của các công ty nội địa như Zing MP3, Nhaccuatui,…Mức giá của Spotify Premium tại Việt Nam là 59.000 VND/tháng
Với cả hai phiên bản Free và Premium của Spotify, người dùng đều được truy cập kho nhạc khổng lồ với hầu hết là các bản nhạc độc quyền. Tuy nhiên, người dùng bản miễn phí sẽ không được tận hưởng những bài hát mới ra mắt ngay lập tức mà phải đợi 2 tuần – một khoảng thời gian khá dài.
Hiển nhiên, với phân khúc giới trẻ, nhóm khách hàng mục tiêu của Spotify thì làm sao có thể chấp nhận điều đó khi mà xung quanh thiên hạ đã nghe “đến chán” rồi mà bạn mới được thưởng thức nó lần đầu! Vậy nên, với gói Premium, chúng ta có thể tận hưởng ngay các bản hit “nóng hổi” ngay sau khi nó được tung ra thị trường.
Theo Spotify công bố, chất lượng âm thanh phiên bản miễn phí của Spotify chỉ là 160kbps, trong khi gói Spotify Premium là 320kbps – mức chênh lệch khá nhiều về chất lượng.
Chỉ với mức phí 59.000 đồng/tháng, bạn có thể nghe những bản nhạc độc quyền – độc đáo một cách mượt mà và chất lượng hơn hẳn so với những bài “nhạc lậu” trên thị trường. Đây có thể coi là một lợi thế cạnh tranh nổi bật về giá trong chiến lược Marketing của Spotify khi vào Việt Nam.
Khi dùng phiên bản miễn phí để chọn nghe một Album, bạn chỉ có thể được nghe theo thứ tự ngẫu nhiên mà Spotify sắp xếp sẵn mà không thể tự ý chọn bài hoặc nghe theo thứ tự yêu thích của mình. Thậm chí, số lượt “bỏ qua bài” cho bản miễn phí được giới hạn là 5 lần/giờ. Cho nên, hoặc là nâng cấp lên bản Premium, hoặc là chẳng may mà bạn bỏ qua 5 bài rồi vẫn chưa tới bài mình thích thì đành phải “ngậm ngùi cam chịu” thôi!
Với bản miễn phí của Spotify, người dùng không chỉ phải nghe theo cách sắp xếp ngẫu nhiên từ Spotify mà còn chỉ được nghe online. Vậy nên, khi bạn không thể kết nối Internet đồng nghĩa với việc “No music with Spotify.”
Còn khi bạn trả phí cho phiên bản Premium, thì cứ tự tin lưu về bất kì bài hát bạn thích và tận hưởng bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu mà chẳng cần quan tâm đến việc có Internet hay không!
Như đã nói ở trên, nếu sử dụng phiên bản miễn phí đồng nghĩa với việc người dùng phải làm quen với các quảng cáo xen giữa bài hát. Có nghĩa là, cứ 15-20 phút sẽ có quảng cáo ghé thăm bạn. Thử tưởng tượng bạn đang “chill” với Playlist yêu thích của mình thì bỗng ở đâu ra quảng cáo ngốn hẳn mấy chục giây. Liệu bạn đã có động lực chi thêm chút tiền để lên đời gói Premium chưa?
Với lợi thế về số lượng người dùng cả ở phiên bản miễn phí và trả phí, Spotify đã xây dựng một cộng đồng người dùng mạnh mẽ, kèm theo đó là tính năng có thể tạo và chia sẻ danh sách phát từ cộng đồng, người dùng có thể tương tác với nhau. Việc tạo ra một không gian xã hội về âm nhạc đã khuyến khích người dùng ủng hộ Spotify, tạo động lực cho họ nâng cấp lên gói trả phí để khám phá nhiều bản nhạc hơn từ sự chia sẻ của cộng đồng rộng lớn này.
Bên cạnh những cách trên, Spotify còn sử dụng các chiến lược về giá như: giảm giá và ưu đãi cho các gói gia đình hoặc sinh viên với mức giá phù hợp, cung cấp thời gian dùng thử miễn phí cho gói trả phí hoặc cung cấp các gói dịch vụ kết hợp với các đối tác khác. Các ưu đãi và giảm giá này đã tạo nên sự hấp dẫn và động lực cho người dùng chuyển sang Spotify Premium.
Tận hưởng những bài hát mới từ cộng đồng người dùng
3.3. Những dấu mốc mới của Spotify năm 2023
Ta có thể thấy rằng cách tiếp cận mô hình Freemium này đã mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc cho Spotify với bằng chứng không thể chối cãi là Spotify đang dẫn đầu trên bảng xếp hạng các dịch vụ cung cấp âm nhạc kỹ thuật số. Mô hình kinh doanh độc đáo này đã giúp Spotify tăng lượng subscribes và tăng độ nhận diện trên toàn cầu.Hãy cùng điểm lại những cột mốc đáng ngưỡng mộ của “gã khổng lồ streaming” trong năm nửa đầu năm 2023 nhé!
Lượng người dùng miễn phí và trả phí của Spotify năm 2023
Tháng 1/2023, Spotify có hơn 500 triệu người nghe hoạt động hàng tháng với mức tăng trưởng 22% so với năm trước: bao gồm 205 triệu người đăng ký trả phí, tăng 15% so với năm trước tại hơn 180 thị trường.
Theo Neowin, Spotify cho biết trong báo cáo thu nhập quý 1/2023 rằng đây là quý tăng trưởng mạnh nhất kể từ khi công ty chính thức tham gia IPO vào năm 2018. Cũng theo công ty, đây là mức tăng vượt quá 15 triệu so với dự kiến.
Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường Statista, thị phần của Spotify là hơn 30,5% trên toàn cầu, gần gấp đôi thị phần của người đăng ký Apple Music. Trong đó, từ lâu, Spotify cũng “vượt mặt” Apple Music tại thị trường Mỹ.
Trong quý 1/2023, Spotify đã giới thiệu một số tính năng mới cho dịch vụ phát nhạc trực tuyến của mình như AI DJ để tạo danh sách phát được cá nhân hóa, giao diện người dùng di động mới, danh sách phát hỗ trợ NFT, chế độ khám phá… Gần đây công ty cũng tung ra một tiện ích màn hình khóa iPhone mới và tích hợp Strava. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin về thời điểm công ty triển khai đến thị trường gói thuê bao cao cấp nhằm mang đến trải nghiệm âm thanh HiFi lossless.
Sau khi công bố kết quả kinh doanh quý đầu tiên của năm 2023, giá trị cổ phiếu của Spotify đã tăng đến 5,19%. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang phản ứng tích cực với sự tăng trưởng về số lượng người dùng mà công ty này đã báo cáo.
4. Kết luận
Mô hình kinh doanh Freemium thoạt nhìn có vẻ rất đơn giản và dễ sử dụng. Thậm chí, mô hình còn được khuyến khích cho các công ty startup để tăng độ nhận diện của mình. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng mô hình này thành công, lại càng hiếm có những ví dụ thành công tột bậc như Spotify.Mặc dù thách thức trước mắt là không nhỏ vì thị trường nhạc số đang là “miếng mồi béo bở” cho các ông lớn công nghệ. Nhưng chắc hẳn cùng với những ưu điểm vốn có và chiến lược marketing bài bản, sắp tới Spotify sẽ đánh gục những đối thủ cạnh tranh, gặt hái được nhiều “trái ngọt” và giữ vững vị trí dịch vụ cung cấp nhạc trực tuyến số một trên thế giới của mình!
Xem thêm các bài viết về chủ đề Giải trí tại đây: