- Tham gia
- 21/4/2010
- Bài viết
- 1.232
Sau gần một đêm nằm trong nước lũ, ba thi thể cuối cùng được tìm thấy. Hoàn cảnh nghèo khổ, người sống không mua nổi chiếc quan tài cho người chết. Nhìn ba mẹ và người em, người chị lần cuối, hai anh em Chương, Thịnh chỉ còn biết ôm nhau khóc thảm thiết.
Tiếng khóc khiến người dân thôn Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh, Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế không cầm được nước mắt. Trong đợt lũ vừa qua, ông Lê Đắc Cho (sinh năm 1958), vợ là Trần Thị Sen (sinh năm 1962) và con gái là Lê Thị Hồng (sinh năm 1989) bị lật ghe và nước lũ cuốn trôi, để lại hai đứa con là Lê Đắc Chương (sinh năm 1984), Lê Đắc Thịnh (năm 1996).
Lũ dữ hoành hành
Từ thị xã Hương Thủy, trên chiếc ghe băng qua biển nước mênh mông, chúng tôi về vùng rốn lũ xã Thủy Thanh, đường làng, ngõ xóm và hàng trăm ngôi nhà ngập trong nước, xã bị chia cắt hoàn toàn. Đường vào nhà 3 nạn nhân nước ngập 1 mét, trước ngõ người dân đang chèo ghe thuyền đến chặt tre dựng rạp lo tang lễ cho ba người xấu số.
Nước đang còn ngập sân, hàng trăm người đến góp lon gạo, tiền giúp đỡ mua ngọn đèn dầu, bó nhang, khăn tăng… Sau 3 ngày sống trong lũ, người dân nơi đây khuôn mặt đã sạm đen nhưng không cầm nỗi nước mắt khi nhìn vào ba thi thể vừa được đưa lên từ nước lũ, đặt ở hiên nhà, chưa có quan tài để khâm liệm.
Sự ra đi lặng lẽ của ba người bắt đầu vào lúc 15 giờ ngày 16/11/2010, trong khi nước lũ về và đang dâng cao, nhấn chìm đường xá và hàng trăm ngôi nhà trong thôn. Buổi sáng con gái đi làm nên ông Cho, bà Sen dùng thuyền chở con và chiếc xe máy ra quốc lộ 1A, để Hồng kịp làm ca sáng ở khu công nghiệp Phú Bài.
Trong tiếng nấc, em Thịnh kể: “Trước khi chở chị đi, ba mẹ nói chở xong, sau đó ghé vào mua mì tôm nên hơi lâu một tý, con ở nhà một mình cẩn thận khi nước lũ lên, chờ ba mẹ về”. Chờ mãi cũng không thấy ba mẹ về, trong đêm tối, mặc cho nước lũ, Thịnh chạy ra đầu ngõ xem ba mẹ về chưa nhưng thức trắng cả đêm cũng không thấy.
Và đến sáng sớm ngày 17/11 Thịnh đi báo cho mọi người xung quanh, mọi người tìm kiếm, gọi điện thoại nhà các người thân của ông Cho, bà Sen cũng không có. Lần theo lời kể của em Thịnh, mọi người mới xác định hai vợ chồng đã bị nước lũ cuốn trôi.
Đến 9 giờ sáng ngày 17/11 thi thể bà Trần Thị Sen được tìm thấy, đến 16 giờ cùng ngày tìm thấy vị trí chiếc ghe bị chìm. Tại đây người dân và lực lượng công an thị xã Hương Thủy cũng đã tìm thấy thi thể ông Cho và em Hồng. Hai cha con đang ôm vào nhau, người dân cho biết do ông Cho cố gắng cứu con gái đến lúc kiệt sức mới chết.
Tang chồng lên tang
Trong nỗi đau, bà Trần Thị Chương bên thi thể người em là bà Sen thương xót: “Mẹ chồng mới chết được 10 ngày, nay vợ chồng và con ra đi, rồi bây giờ thằng Chương, thằng Thịnh ai chăm bọn nó. Chúng nó đã mất đi đôi bàn tay chăm sóc của ba mẹ, khổ lắm em ơi!”.
Vốn là một gia đình nghèo, nay ba mẹ chết để lại tài sản cho các em là một căn nhà cấp bốn tuềnh toàng và trên bàn thờ với 4 di ảnh của ba mẹ, chị và bà nội mới mất được 10 ngày. Trụ cột gia đình không còn, em Thịnh đang học lớp 8, trường THCS Thủy Thanh, còn Chương đang làm thợ nề ở Đà Nẵng, hai anh em không có lấy nổi một ngàn đồng để mua quan tài cho ba mẹ và chị.
Trước hoàn cảnh thương tâm, làng xóm đến quyên góp giúp đỡ, chính quyền xã Thủy Thanh mua ba quan tài để mai táng, phải chèo thuyền ra tận thị xã Hương Thủy chở về trong đêm để nhập quan cho 3 người xấu số.
Nhìn ba thi thể đắp chăn chờ khâm liệm, em Lê Đắc Chương và Lê Đắc Thịnh ôm nhau nhìn ba mẹ, chị, em lần cuối, trong nỗi đau tuyệt vọng: “Ba mẹ đưa chị đi làm răng không quay về với con, cả ba người đi mà không nói một lời. Ba ơi! Mẹ ơi! Chị ơi! Răng bỏ con đi, giờ con sống với ai đây. Đưa chị đi không đưa chúng con đi luôn, sống như ri mần răng con sống nỗi. Mồi côi tội lắm ba mẹ ơi!...”.
Đêm tối ập xuống, trên chiếc ghe chúng tôi ngược lên thành phố Huế để lại phía sau là ba linh cữu chưa thể mai táng vì nước lũ đang ngổn ngang. Nghĩ đến tiếng khóc của em Thịnh “mồ côi tội lắm ba mẹ ơi!” mà lòng chúng tôi nghẹn đắng. Ngày mai em còn được đi học nữa không?
Sáng 18/11, lãnh đạo uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam đã đến thăm, chia buồn, và hỗ trợ 6 triệu đồng cho gia đình có hai vợ chồng bị chết thương tâm trong đợt mưa lũ kéo dài. Đó là vợ chồng anh Trương Tấn Tài và chị Nguyễn Thị Thu Đông, trú tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành. Ngày 16./1, trong lúc chèo thuyền đi thả lưới, do mưa to, nước lũ dâng cao và gió lốc bất ngờ đã lật úp thuyền làm anh chị thiệt mạng. Anh Tài và chị Đông chết để lại mẹ già ở tuổi 70 và bốn đứa con nhỏ, đứa con út chỉ mới bốn tuổi.
Một trường hợp “trùng tang” thương tâm khác cũng xảy ra tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Sáng ngày 17/11, em Trần Công Vinh (SN 1996, học sinh lớp 9, trú tại thôn Đại Lợi, xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc) chèo ghe đến viếng tang của người bà con nhưng không may bị nước lũ cuốn trôi mất tích.
Trước đó, vào ngày 16/11 ông Trần Thành Cảnh (SN 1931, trú tại thôn Thuận Mỹ, xã Đại Phong, huyện Đại Lộc) là người bà con của em Trần Công Vinh, khi đang dọn dẹp nhà “chạy lũ” không may bị trượt thang té ngã chấn thương sọ não và chết trên đường chuyển đi cấp cứu.
Đến ngày 18/11, tỉnh Quảng Nam có 12 người chết, mất tích và bị thương do đợt mưa lũ kéo dài vừa qua.
Dân làng người góp lon gạo, kẻ cho ít tiền để anh em Thịnh lo tang lễ cho ba mẹ. Ảnh: Sông La
Tiếng khóc khiến người dân thôn Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh, Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế không cầm được nước mắt. Trong đợt lũ vừa qua, ông Lê Đắc Cho (sinh năm 1958), vợ là Trần Thị Sen (sinh năm 1962) và con gái là Lê Thị Hồng (sinh năm 1989) bị lật ghe và nước lũ cuốn trôi, để lại hai đứa con là Lê Đắc Chương (sinh năm 1984), Lê Đắc Thịnh (năm 1996).
Lũ dữ hoành hành
Từ thị xã Hương Thủy, trên chiếc ghe băng qua biển nước mênh mông, chúng tôi về vùng rốn lũ xã Thủy Thanh, đường làng, ngõ xóm và hàng trăm ngôi nhà ngập trong nước, xã bị chia cắt hoàn toàn. Đường vào nhà 3 nạn nhân nước ngập 1 mét, trước ngõ người dân đang chèo ghe thuyền đến chặt tre dựng rạp lo tang lễ cho ba người xấu số.
Nước đang còn ngập sân, hàng trăm người đến góp lon gạo, tiền giúp đỡ mua ngọn đèn dầu, bó nhang, khăn tăng… Sau 3 ngày sống trong lũ, người dân nơi đây khuôn mặt đã sạm đen nhưng không cầm nỗi nước mắt khi nhìn vào ba thi thể vừa được đưa lên từ nước lũ, đặt ở hiên nhà, chưa có quan tài để khâm liệm.
Sự ra đi lặng lẽ của ba người bắt đầu vào lúc 15 giờ ngày 16/11/2010, trong khi nước lũ về và đang dâng cao, nhấn chìm đường xá và hàng trăm ngôi nhà trong thôn. Buổi sáng con gái đi làm nên ông Cho, bà Sen dùng thuyền chở con và chiếc xe máy ra quốc lộ 1A, để Hồng kịp làm ca sáng ở khu công nghiệp Phú Bài.
Trong tiếng nấc, em Thịnh kể: “Trước khi chở chị đi, ba mẹ nói chở xong, sau đó ghé vào mua mì tôm nên hơi lâu một tý, con ở nhà một mình cẩn thận khi nước lũ lên, chờ ba mẹ về”. Chờ mãi cũng không thấy ba mẹ về, trong đêm tối, mặc cho nước lũ, Thịnh chạy ra đầu ngõ xem ba mẹ về chưa nhưng thức trắng cả đêm cũng không thấy.
Và đến sáng sớm ngày 17/11 Thịnh đi báo cho mọi người xung quanh, mọi người tìm kiếm, gọi điện thoại nhà các người thân của ông Cho, bà Sen cũng không có. Lần theo lời kể của em Thịnh, mọi người mới xác định hai vợ chồng đã bị nước lũ cuốn trôi.
Đến 9 giờ sáng ngày 17/11 thi thể bà Trần Thị Sen được tìm thấy, đến 16 giờ cùng ngày tìm thấy vị trí chiếc ghe bị chìm. Tại đây người dân và lực lượng công an thị xã Hương Thủy cũng đã tìm thấy thi thể ông Cho và em Hồng. Hai cha con đang ôm vào nhau, người dân cho biết do ông Cho cố gắng cứu con gái đến lúc kiệt sức mới chết.
Hoàn cảnh gia đình nghèo khổ, trước cái chết thương tâm, chính quyền xã giúp đỡ mua 3 quan tài vận chuyển về trong đêm tối để khâm liệm 3 nạn nhân xấu số. Ảnh: Sông La
Tang chồng lên tang
Trong nỗi đau, bà Trần Thị Chương bên thi thể người em là bà Sen thương xót: “Mẹ chồng mới chết được 10 ngày, nay vợ chồng và con ra đi, rồi bây giờ thằng Chương, thằng Thịnh ai chăm bọn nó. Chúng nó đã mất đi đôi bàn tay chăm sóc của ba mẹ, khổ lắm em ơi!”.
Vốn là một gia đình nghèo, nay ba mẹ chết để lại tài sản cho các em là một căn nhà cấp bốn tuềnh toàng và trên bàn thờ với 4 di ảnh của ba mẹ, chị và bà nội mới mất được 10 ngày. Trụ cột gia đình không còn, em Thịnh đang học lớp 8, trường THCS Thủy Thanh, còn Chương đang làm thợ nề ở Đà Nẵng, hai anh em không có lấy nổi một ngàn đồng để mua quan tài cho ba mẹ và chị.
Trước hoàn cảnh thương tâm, làng xóm đến quyên góp giúp đỡ, chính quyền xã Thủy Thanh mua ba quan tài để mai táng, phải chèo thuyền ra tận thị xã Hương Thủy chở về trong đêm để nhập quan cho 3 người xấu số.
Nhìn ba thi thể đắp chăn chờ khâm liệm, em Lê Đắc Chương và Lê Đắc Thịnh ôm nhau nhìn ba mẹ, chị, em lần cuối, trong nỗi đau tuyệt vọng: “Ba mẹ đưa chị đi làm răng không quay về với con, cả ba người đi mà không nói một lời. Ba ơi! Mẹ ơi! Chị ơi! Răng bỏ con đi, giờ con sống với ai đây. Đưa chị đi không đưa chúng con đi luôn, sống như ri mần răng con sống nỗi. Mồi côi tội lắm ba mẹ ơi!...”.
Đêm tối ập xuống, trên chiếc ghe chúng tôi ngược lên thành phố Huế để lại phía sau là ba linh cữu chưa thể mai táng vì nước lũ đang ngổn ngang. Nghĩ đến tiếng khóc của em Thịnh “mồ côi tội lắm ba mẹ ơi!” mà lòng chúng tôi nghẹn đắng. Ngày mai em còn được đi học nữa không?
Quảng Nam: cả hai vợ chồng đều chết do lũ
Sáng 18/11, lãnh đạo uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam đã đến thăm, chia buồn, và hỗ trợ 6 triệu đồng cho gia đình có hai vợ chồng bị chết thương tâm trong đợt mưa lũ kéo dài. Đó là vợ chồng anh Trương Tấn Tài và chị Nguyễn Thị Thu Đông, trú tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành. Ngày 16./1, trong lúc chèo thuyền đi thả lưới, do mưa to, nước lũ dâng cao và gió lốc bất ngờ đã lật úp thuyền làm anh chị thiệt mạng. Anh Tài và chị Đông chết để lại mẹ già ở tuổi 70 và bốn đứa con nhỏ, đứa con út chỉ mới bốn tuổi.
Một trường hợp “trùng tang” thương tâm khác cũng xảy ra tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Sáng ngày 17/11, em Trần Công Vinh (SN 1996, học sinh lớp 9, trú tại thôn Đại Lợi, xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc) chèo ghe đến viếng tang của người bà con nhưng không may bị nước lũ cuốn trôi mất tích.
Trước đó, vào ngày 16/11 ông Trần Thành Cảnh (SN 1931, trú tại thôn Thuận Mỹ, xã Đại Phong, huyện Đại Lộc) là người bà con của em Trần Công Vinh, khi đang dọn dẹp nhà “chạy lũ” không may bị trượt thang té ngã chấn thương sọ não và chết trên đường chuyển đi cấp cứu.
Đến ngày 18/11, tỉnh Quảng Nam có 12 người chết, mất tích và bị thương do đợt mưa lũ kéo dài vừa qua.
Theo Sông La - Hoàng Lan Nhi
Sài Gòn tiếp thị
Hiệu chỉnh bởi quản lý: