- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Nếu có phương pháp cụ thể, việc tự học ở nhà sẽ giúp bạn ghi nhớ và nắm vững kiến thức hơn.
Đảm bảo thời gian khoa học
Nếu một ngày bạn đã mất khoảng 9 - 12 giờ học trên lớp, học thêm, thì bạn chỉ nên dành khoảng 3 - 4 giờ tự học là hợp lý.
Do suốt quãng thời gian dài, bạn phải tập trung cao độ để lắng nghe bài giảng của thầy cô, trong một môi trường lớp học nghiêm túc, nên sẽ có lúc bạn thấy mệt mỏi. Cho dù giờ giảo lao sẽ giúp bạn được thư giãn nhưng vẫn không xua hết những áp lực thi cử, học hành. Vì vậy, việc tự học ở nhà phần nào đó bạn thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
- Để điện thoại ở chế độ im lặng hoặc rung
- Tránh việc “buôn dưa” với bạn bè cho tới khuya mà không giải được một bài toán.
- Không vào Facebook
Tuy nhiên đừng quá “lạm dụng” hành động “chúi đầu vào sách” mà quên đi những giấc ngủ ngon và sâu nhé
Tạo không gian học thoáng đãng
Bạn nên gỡ bỏ những vật dụng trang trí không cần thiết trong phòng riêng của mình để tránh rối mắt, nóng nực hơn trong những ngày hè tới.
Đặc biệt là góc học tập, dù có hâm mộ anh chàng, cô nàng ca sĩ nào đó “đáng yêu chết đi được”, nhưng hãy gỡ bỏ ảnh của họ xuống và dán vào những chỗ khác. Bởi biết đâu, nụ cười “mê hoặc” của anh ấy sẽ làm cho đầu óc bạn toàn "sao với mây" mà quên đi những con số, những công thức đang cần tháo gỡ.
Tốt nhất trên giá sách, bạn nên đặt một lọ hoa nho nhỏ để có thêm chút tinh thần khi ngồi xuống bàn học.
Ngoài ra có thể dán thêm hai mục tiêu: gần (trong ngày hôm đó) và xa (đỗ ĐH, danh hiệu HS giỏi của trường…), bạn sẽ thấy cần phải có trách nhiệm hơn với việc học của bản thân. Góc học tập càng ngăn nắp bao nhiêu, bạn càng thấy tâm lý thoải mái, đơn giản và dễ thuộc bài hơn bấy nhiêu.
Trước hết hãy xem sáng ngày hôm nay, các bạn được học môn gì? Với thời lượng học trên lớp và suốt từ sáng cho tới tối, kiến thức của bạn sẽ bị “rơi rụng” phần nào. Vậy để những ngày hôm sau khi có tiết học này bạn không còn thấy mệt mỏi, tốt nhất ngay tối hôm đó, bạn mở sách ra và ôn lại bài. Nếu chỗ nào còn vướng mắc, nên ghi chép lại và tham khảo ý kiến của thầy cô khi hôm sau bạn đi học.
Sau đó, bạn đặt ra câu hỏi: “Ngày mai mình học môn gì nhỉ?” và lần lượt giở sách vở đọc qua bài mới, cố gắng lọc lấy những nội dung chính. Chỉ cần như vậy thôi, ngày hôm sau, khi thầy cô giảng, bạn sẽ thấy dễ hiểu hơn, nắm bắt nhanh hơn. Hãy tiếp thu bài giảng một cách chủ động.
Và cuối cùng là tập trung vào những môn thi tốt nghiệp, thi ĐH sắp tới. Bạn cần dành hơn một nửa thời gian của mình cho khối lượng kiến thức này. Đến thời điểm hiện tại, thầy cô đã truyền đạt hết những kiến thức cơ bản, bạn chỉ còn phải ôn tập và mở rộng vấn đề. Hãy đánh dấu những chỗ bạn chưa hiểu để bổ sung, tránh tình trạng bị “hổng” kiến thức vì ôn bài qua loa.
Thực ra, việc tự học tại nhà đã chiếm khoảng 30-40% thành công, đừng bỏ qua việc này nếu như bạn xác định học tập tự lập là nhiệm vụ hàng đầu của mình.
Nguồn :tiin.vn
Đảm bảo thời gian khoa học
Nếu một ngày bạn đã mất khoảng 9 - 12 giờ học trên lớp, học thêm, thì bạn chỉ nên dành khoảng 3 - 4 giờ tự học là hợp lý.
Do suốt quãng thời gian dài, bạn phải tập trung cao độ để lắng nghe bài giảng của thầy cô, trong một môi trường lớp học nghiêm túc, nên sẽ có lúc bạn thấy mệt mỏi. Cho dù giờ giảo lao sẽ giúp bạn được thư giãn nhưng vẫn không xua hết những áp lực thi cử, học hành. Vì vậy, việc tự học ở nhà phần nào đó bạn thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
Phân chia thời gian tự học hợp lí để "thu nạp" kiến thức một cách
hiệu quả hơn (Ảnh minh họa)
Để học hiệu quả và không bị phân tán, bạn cần:hiệu quả hơn (Ảnh minh họa)
- Để điện thoại ở chế độ im lặng hoặc rung
- Tránh việc “buôn dưa” với bạn bè cho tới khuya mà không giải được một bài toán.
- Không vào Facebook
Tuy nhiên đừng quá “lạm dụng” hành động “chúi đầu vào sách” mà quên đi những giấc ngủ ngon và sâu nhé
Tạo không gian học thoáng đãng
Bạn nên gỡ bỏ những vật dụng trang trí không cần thiết trong phòng riêng của mình để tránh rối mắt, nóng nực hơn trong những ngày hè tới.
Đặc biệt là góc học tập, dù có hâm mộ anh chàng, cô nàng ca sĩ nào đó “đáng yêu chết đi được”, nhưng hãy gỡ bỏ ảnh của họ xuống và dán vào những chỗ khác. Bởi biết đâu, nụ cười “mê hoặc” của anh ấy sẽ làm cho đầu óc bạn toàn "sao với mây" mà quên đi những con số, những công thức đang cần tháo gỡ.
Tốt nhất trên giá sách, bạn nên đặt một lọ hoa nho nhỏ để có thêm chút tinh thần khi ngồi xuống bàn học.
Ngoài ra có thể dán thêm hai mục tiêu: gần (trong ngày hôm đó) và xa (đỗ ĐH, danh hiệu HS giỏi của trường…), bạn sẽ thấy cần phải có trách nhiệm hơn với việc học của bản thân. Góc học tập càng ngăn nắp bao nhiêu, bạn càng thấy tâm lý thoải mái, đơn giản và dễ thuộc bài hơn bấy nhiêu.
Một bình hoa nhỏ sẽ giúp tinh thần bạn phấn chấn hơn khi ngồi
vào bàn học (Ảnh minh họa)
Phương pháp nắm bài nhanhvào bàn học (Ảnh minh họa)
Trước hết hãy xem sáng ngày hôm nay, các bạn được học môn gì? Với thời lượng học trên lớp và suốt từ sáng cho tới tối, kiến thức của bạn sẽ bị “rơi rụng” phần nào. Vậy để những ngày hôm sau khi có tiết học này bạn không còn thấy mệt mỏi, tốt nhất ngay tối hôm đó, bạn mở sách ra và ôn lại bài. Nếu chỗ nào còn vướng mắc, nên ghi chép lại và tham khảo ý kiến của thầy cô khi hôm sau bạn đi học.
Sau đó, bạn đặt ra câu hỏi: “Ngày mai mình học môn gì nhỉ?” và lần lượt giở sách vở đọc qua bài mới, cố gắng lọc lấy những nội dung chính. Chỉ cần như vậy thôi, ngày hôm sau, khi thầy cô giảng, bạn sẽ thấy dễ hiểu hơn, nắm bắt nhanh hơn. Hãy tiếp thu bài giảng một cách chủ động.
Và cuối cùng là tập trung vào những môn thi tốt nghiệp, thi ĐH sắp tới. Bạn cần dành hơn một nửa thời gian của mình cho khối lượng kiến thức này. Đến thời điểm hiện tại, thầy cô đã truyền đạt hết những kiến thức cơ bản, bạn chỉ còn phải ôn tập và mở rộng vấn đề. Hãy đánh dấu những chỗ bạn chưa hiểu để bổ sung, tránh tình trạng bị “hổng” kiến thức vì ôn bài qua loa.
Thực ra, việc tự học tại nhà đã chiếm khoảng 30-40% thành công, đừng bỏ qua việc này nếu như bạn xác định học tập tự lập là nhiệm vụ hàng đầu của mình.
Nguồn :tiin.vn