- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Bánh chưng là món bánh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Bánh chưng có lịch sử từ hàng năm trước và cho tới bây giờ, hương vị giản dị của bánh chưng vẫn chẳng hề thay đổi.
Tuy nhiên, để có được những chiếc bánh chưng thơm ngon, mềm dẻo, và vỏ bánh, ruột bánh luôn có màu xanh hấp dẫn không phải ai cũng biết. Vì thế, bạn hãy tham khảo các thông tin dưới đây để gói được những chiếc bánh thơm ngon nhé.
Chọn nguyên liệu
Lá dong
Chọn lá dong bánh tẻ (tức là lá chưa già nhưng cũng không quá non). Lá bánh tẻ thường mềm dẻo hơn các loại lá khác. Chọn lá to đều nhau, không bị rách, nát. Lá bóng và có màu xanh đậm, cuống nhỏ.
Trước khi gói, cần đem cọ rửa sạch lá dong, rồi chần qua nồi nước sôi thì lá dong sẽ càng dẻo, không bị giòn khi gói. Để chỗ ráo nước.
Gạo nếp
Chọn loại gạo nếp ngon, hạt bóng, mẩy và đều nhau. Gạo cần ngâm khoảng 10-12 tiếng trước khi gói rồi vo sạch, để ráo nước và xóc với chút muối để bánh chưng thêm đậm đà.
Đỗ xanh
Nếu bạn chọn loại đỗ đã tách vỏ thì nên chọn loại đỗ xanh mà lòng của nó màu xanh, không nên chọn loại có lòng màu trắng vì đó là đậu đã để lâu dễ gây sượng.
Còn nếu chọn mua loại đỗ còn nguyên vỏ thì lựa loại đều hạt, mẩy, không mốc, mọt. Để gói bánh chưng người ta vẫn thường mua loại đỗ nguyên vỏ về ngâm rồi lọc bỏ vỏ sẽ thơm và ngon hơn loại đã tách vỏ sẵn.
Thịt
Thịt làm cho món bánh chưng thêm thơm ngon, béo ngậy, cân bằng với phần gạo nếp bên ngoài. Vì thế, để gói bánh chưng nên chọn loại thịt ba chỉ, không nên chọn thịt nguyên nạc. Bánh chín, phần mỡ của thịt ba chỉ gần như tan vào bánh, còn phần nạc rất mềm và thơm khiến bánh ngon vô cùng.
Thái thịt để làm bánh chưng cần thái miếng to đều, không thái miếng nhỏ. Không ướp thịt với nước mắm sẽ khiến bánh chưng không để được lâu.
Hạt tiêu
Để nhân bánh chưng luôn được thơm ngon và có vị cay cay của hạt tiêu, nên chọn hạt tiêu sọ ngon, mới rồi về xay. Còn nếu chọn loại xay sẵn cần mua ở địa chỉ uy tín, nếu không mua phải loại tiêu xay để lâu ngày, bị hả hết mùi sẽ không thơm.
Để bánh chưng luôn xanh
Nếu bạn muốn gạo nếp được xanh, và thơm hơn, bạn có thể dùng lá nếp (nhiều nơi gọi là lá cơm nếp) xay nhỏ lấy nước cốt màu xanh để ngâm gạo nếp. Gạo nếp được ngâm nước lá nếp sẽ trở nên thơm và xanh cực đẹp.
Ngoài ra, nếu không có lá nếp bạn còn có thể dùng lá riềng giã nhỏ lấy nước trộn với nếp ngay trước khi gói bánh, như vậy bánh sẽ có một màu xanh suốt từ vỏ đến nhân và lại có một mùi thơm rất đặc biệt nữa.
Lưu ý khi luộc bánh
Luộc bánh đủ từ 10 đến 12 tiếng
Luộc bánh chưng là khâu quan trọng nhất vì luộc bánh chưng mất nhiều thời gian và công sức. Chú ý khi luộc nhớ chèn chặt bánh để khỏi bị vỡ vì khi đun bánh nở ra. Các lá bánh còn thừa cho cả vào nồi cho thêm hương và giữ nhiệt khi đun.
Thường luộc bánh bằng củi sẽ thơm ngon và nhừ hơn bằng các loại khác. Trước khi xếp bánh vào luộc, bạn nhớ xếp dưới đáy nồi lạt hoặc các sống lá dong để chèn ở dưới. Hành động này giúp cho bánh chưng không bị cháy ở đáy nồi, làm nước luộc còn xanh hơn nữa. Nồi bánh phải đủ lửa để nước luôn sôi, không bao giờ được thiếu nước nên có thùng tiếp nước bên cạnh. Bạn không được đổ nước lạnh vào khi tiếp nước cho nồi bánh chưng, nước lạnh sẽ làm bánh nửa chín nửa sống, bị lại gạo sau này.
Nồi bánh phải đủ lửa để nước luôn sôi, không bao giờ được thiếu nước nên có thùng tiếp nước bên cạnh. Bạn không được đổ nước lạnh vào khi tiếp nước cho nồi bánh chưng, nước lạnh sẽ làm bánh nửa chín nửa sống, bị lại gạo sau này.
Khi nấu bánh, dùng lá thừa chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy, ngoài ra số lá này cũng làm nước nấu bánh xanh hơn.
Khi nấu được nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.
Ép bánh
Đối với bánh chưng, khi nấu xong phải có công đoạn ép nước, sau khi vớt bánh ra, xếp thành nhiều lớp, dùng một vật nặng để ép cho ra nước.
Còn bánh tét (một số nơi còn gọi là bánh tày) thì khi vớt ra, cũng rửa qua nước lạnh rồi dùng tay lăn tròn cho đều bánh.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách gói bánh chưng cụ thể tại đây nhé!
Theo T.H (Khám phá)
Tuy nhiên, để có được những chiếc bánh chưng thơm ngon, mềm dẻo, và vỏ bánh, ruột bánh luôn có màu xanh hấp dẫn không phải ai cũng biết. Vì thế, bạn hãy tham khảo các thông tin dưới đây để gói được những chiếc bánh thơm ngon nhé.
Chọn nguyên liệu
Lá dong
Chọn lá dong bánh tẻ (tức là lá chưa già nhưng cũng không quá non). Lá bánh tẻ thường mềm dẻo hơn các loại lá khác. Chọn lá to đều nhau, không bị rách, nát. Lá bóng và có màu xanh đậm, cuống nhỏ.
Trước khi gói, cần đem cọ rửa sạch lá dong, rồi chần qua nồi nước sôi thì lá dong sẽ càng dẻo, không bị giòn khi gói. Để chỗ ráo nước.
Gạo nếp
Chọn loại gạo nếp ngon, hạt bóng, mẩy và đều nhau. Gạo cần ngâm khoảng 10-12 tiếng trước khi gói rồi vo sạch, để ráo nước và xóc với chút muối để bánh chưng thêm đậm đà.
Đỗ xanh
Nếu bạn chọn loại đỗ đã tách vỏ thì nên chọn loại đỗ xanh mà lòng của nó màu xanh, không nên chọn loại có lòng màu trắng vì đó là đậu đã để lâu dễ gây sượng.
Còn nếu chọn mua loại đỗ còn nguyên vỏ thì lựa loại đều hạt, mẩy, không mốc, mọt. Để gói bánh chưng người ta vẫn thường mua loại đỗ nguyên vỏ về ngâm rồi lọc bỏ vỏ sẽ thơm và ngon hơn loại đã tách vỏ sẵn.
Thịt
Thịt làm cho món bánh chưng thêm thơm ngon, béo ngậy, cân bằng với phần gạo nếp bên ngoài. Vì thế, để gói bánh chưng nên chọn loại thịt ba chỉ, không nên chọn thịt nguyên nạc. Bánh chín, phần mỡ của thịt ba chỉ gần như tan vào bánh, còn phần nạc rất mềm và thơm khiến bánh ngon vô cùng.
Thái thịt để làm bánh chưng cần thái miếng to đều, không thái miếng nhỏ. Không ướp thịt với nước mắm sẽ khiến bánh chưng không để được lâu.
Hạt tiêu
Để nhân bánh chưng luôn được thơm ngon và có vị cay cay của hạt tiêu, nên chọn hạt tiêu sọ ngon, mới rồi về xay. Còn nếu chọn loại xay sẵn cần mua ở địa chỉ uy tín, nếu không mua phải loại tiêu xay để lâu ngày, bị hả hết mùi sẽ không thơm.
Để bánh chưng luôn xanh
Nếu bạn muốn gạo nếp được xanh, và thơm hơn, bạn có thể dùng lá nếp (nhiều nơi gọi là lá cơm nếp) xay nhỏ lấy nước cốt màu xanh để ngâm gạo nếp. Gạo nếp được ngâm nước lá nếp sẽ trở nên thơm và xanh cực đẹp.
Ngoài ra, nếu không có lá nếp bạn còn có thể dùng lá riềng giã nhỏ lấy nước trộn với nếp ngay trước khi gói bánh, như vậy bánh sẽ có một màu xanh suốt từ vỏ đến nhân và lại có một mùi thơm rất đặc biệt nữa.
Lưu ý khi luộc bánh
Luộc bánh đủ từ 10 đến 12 tiếng
Luộc bánh chưng là khâu quan trọng nhất vì luộc bánh chưng mất nhiều thời gian và công sức. Chú ý khi luộc nhớ chèn chặt bánh để khỏi bị vỡ vì khi đun bánh nở ra. Các lá bánh còn thừa cho cả vào nồi cho thêm hương và giữ nhiệt khi đun.
Thường luộc bánh bằng củi sẽ thơm ngon và nhừ hơn bằng các loại khác. Trước khi xếp bánh vào luộc, bạn nhớ xếp dưới đáy nồi lạt hoặc các sống lá dong để chèn ở dưới. Hành động này giúp cho bánh chưng không bị cháy ở đáy nồi, làm nước luộc còn xanh hơn nữa. Nồi bánh phải đủ lửa để nước luôn sôi, không bao giờ được thiếu nước nên có thùng tiếp nước bên cạnh. Bạn không được đổ nước lạnh vào khi tiếp nước cho nồi bánh chưng, nước lạnh sẽ làm bánh nửa chín nửa sống, bị lại gạo sau này.
Nồi bánh phải đủ lửa để nước luôn sôi, không bao giờ được thiếu nước nên có thùng tiếp nước bên cạnh. Bạn không được đổ nước lạnh vào khi tiếp nước cho nồi bánh chưng, nước lạnh sẽ làm bánh nửa chín nửa sống, bị lại gạo sau này.
Khi nấu bánh, dùng lá thừa chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy, ngoài ra số lá này cũng làm nước nấu bánh xanh hơn.
Khi nấu được nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.
Ép bánh
Đối với bánh chưng, khi nấu xong phải có công đoạn ép nước, sau khi vớt bánh ra, xếp thành nhiều lớp, dùng một vật nặng để ép cho ra nước.
Còn bánh tét (một số nơi còn gọi là bánh tày) thì khi vớt ra, cũng rửa qua nước lạnh rồi dùng tay lăn tròn cho đều bánh.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách gói bánh chưng cụ thể tại đây nhé!
Theo T.H (Khám phá)
Hiệu chỉnh: