thanhthuydc
Thành viên
- Tham gia
- 23/5/2013
- Bài viết
- 7
Ba năm học phổ thông trôi đi như cơn gió thoảng qua, Nó đã chính thức bước vào những ngày tháng cuối cùng trước kì thi Đại Học, cái mốc lớn lao nhất của cuộc đời mà nó từng biết cho đến thời điểm này, và ôn thi khối A để đỗ vào trường Đại học Y Hà Nội cũng dường như là khó khăn lớn nhất phải vượt qua đối với một đứa có tâm hồn mơ mộng và lúc nào cũng ở trên mây như nó.
Nó học lớp chuyên Toán tại một trường ngon nghẻ của tỉnh. Vâng, Toán, chính nó, thứ mà lúc nào cũng làm nó rối tung với những con số rối rắm và không mang một chút cảm xúc nào cả, theo cách mà nó miêu tả. Tất nhiên, không dễ gì mà nó đỗ được vào đó, và kỉ niệm thi tuyển vào cấp 3 quả là một trải nghiệm đáng tự hào đối với nó.
Ước mơ thầm kín của nó là trở thành một nhà văn có tên tuổi, viết lách những suy nghĩ, trải nghiệm, trầm tư của bản thân về con
người và xã hội. Gọi là thầm kín bởi nó chưa bao giờ tiết lộ điều này với ai cả. Nó thích viết lắm, vì nó yêu cái xã hội này, yêu con người xunh quanh nó và muốn tất cả được tốt đẹp lên. Nó mừng lắm mỗi khi được bạn bè khen những gì nó viết, hay gọi nó bằng cái nickname “nhà văn”.
Nó theo học các môn tự nhiên là vì bố mẹ và gia đình muốn vậy. Gia đình nó có truyền thống thành đạt trong các nghề như kỹ sư, bác sỹ… những thứ mà nó nghĩ dù dốc hết sức lực cũng không thể chinh phục được chúng. Bố nó là một kỹ sư cơ khí cho một tập đoàn lớn của nước ngoài, mẹ nó là phó tiến sỹ ngành Toán học và Sinh học đang làm việc tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Các anh chị họ của nó đều đỗ đạt cao trong những ngành này. Chính nó cũng không hiểu tại sao lại nảy ra một nhân vật như nó trong cả dòng họ. Từ nhỏ bố mẹ đã định hướng nó theo ngành này và mặc định rằng nó sẽ trở thành một bác sỹ tài ba. Và nó đã là một học sinh chuyên toán suốt những năm học qua.
Nó là một đứa sôi nổi, hay cười và luôn giúp đỡ mọi người. Với nó thì đem lại nụ cười cho những người xung quanh là niềm hạnh phúc lớn nhất đối với nó. Nó hay cười vì sợ rằng nếu mình không cười gương mặt mình trông sẽ rất nghiêm túc và sẽ làm người đối diện lo lắng hay sợ hãi. Nó luôn nghĩ đến lợi ích và cảm xúc của người khác trước tiên.
Hai tháng cuối ôn thi Đại học, chủ yếu chỉ ở một mình trong phòng, không gặp gỡ mọi người nhiều nên không phải cười nói gì với ai cả, nó có nhiều thời gian cho bản thân hơn và bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn. Nó thay đổi. Nó nghĩ về ước mơ trở thành nhà văn của mình và hơn bao giờ hết nó muốn thực hiện. Đây rõ ràng là một bước ngoặt lớn, là cơ hội để nó thực hiện ước mơ và quyết định về cuộc đời mình. Nó không muốn rẽ vào một hướng đi sai lầm rồi hối hận. Những mâu thuẫn liên tục nảy sinh trong đầu nó, cái đầu mà gần như là lần đầu tiên nghĩ về bản thân mình. Nó muốn bỏ trường Y và ôn thi vào trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Thật điên rồ. Nó đã theo học Toán suốt 12 năm nay để rồi những ngày cuối cùng trước khi lên “đấu trường” nó lại bỏ cuộc sao? Sẽ ra sao nếu nó thi văn mà không đỗ? Bố mẹ, những người có ảnh hưởng lớn nhất với nó trong cuộc sống, nhất định sẽ không tán thành với nó đâu. Nhưng chỉ có cơ hội này thôi để nó được theo đuổi ước mơ của mình. Nó sẽ chôn vùi quãng đời còn lại của mình với số má, tích phân, bảng biểu…sao? Càng nghĩ càng rối, càng không biết mình phải làm gì.
Nó đặt bút và xuống ăn cơm sau tiếng gọi của bố. Hai bố con đợi mẹ xuống nữa rồi cả nhà cùng ăn.
- Hôm nay bố nấu món gì nào, có ngon như mẹ nấu không nào? Ơ bố mới cắt tóc đúng không? Bố của con để kiểu tóc nào cũng đẹp trai thế nhỉ? – nó líu lô liên hồi không ngớt, như thường lệ - Mẹ ơi mau xuống ăn nhé con đói lắm rồi!
Không có tiếng mẹ trả lời.
5 phút sau mẹ đi xuống. Với cái tính hay quan sát, nó thấy rõ sự khác biệt trên gương mặt của mẹ. Mẹ đang buồn, và đang lo lắng điều gì đó thì phải.
- “Hôm nay ở trường có việc gì à” – nó tự nghĩ – “chắc không sao đâu, mẹ đi làm hơi mệt thôi”.
- Mẹ ăn nhiều vào nhé! – nó đơm một bát cơm đầy và đưa cho mẹ. Mẹ vẫn không nói gì.
Bữa ăn hôm nay khác với mọi ngày. Nó cảm thấy không khí căng thằng và trầm mặc hơn hẳn. Mọi người đều ăn rất nhanh và sớm rời bữa. Nó cũng không líu lô được nữa vì chả có ai hưởng ứng cả.
Lên phòng vơ vội chỗ sách vở trên bàn vào cái ba lô hình con ếch và phóng xe tới trường cho kịp giờ vào lớp. Tiết Toán hôm nay lại trôi qua vô vị và chán ngắt như thường lệ. Về đến nhà thì đã mệt nhoài, nó đổ rầm cả người xuống gi.ường và toan lấy cuốn nhật ký ra viết lách như hàng ngày.
Ơ! Cuốn sổ đâu rồi??? Nó lục tung cặp sách lên cũng không thể thấy. Cái cuốn sổ nhỏ xinh màu vàng chói lóa mà nó yêu thích giờ đã hoàn toàn khuất khỏi tầm mắt nó! Điều này làm nó bất an vô cùng. Vội vã tìm lại tất cả mọi ngóc ngách trong phòng. Trên giá sách, trong đống sách cũ, dưới gối, trong tủ quần áo, gầm gi.ường, và cả sọt rác đều đã bị nó lục tung. Vẫn KHÔNG THẤY! Tim nó đập nhanh và có cảm giác lo sợ. Chưa bao giờ cuốn nhật kí lại ngoài tầm kiểm soát của nó như thế này. Nó mất bình tĩnh và lao đi tìm bất cứ đâu khác trong nhà, người nó đầm đìa mồ hôi không rõ là do nóng hay do sợ hãi, hay do cả hai. Nó tưởng tượng lại những gì đã viết trong cuốn sổ. Ôi không, không một dòng nào trong đó là có thể cho người khác đọc được cả. Nó cảm thấy như mình đang bị lột trần trước một người nó không quen biết.
Bình tĩnh hơn, nó cố nhớ lại những gì mình đã làm trong ngày. Đúng rồi, mẹ. Lúc trưa nó chưa kịp gấp lại cuốn nhật ký và “giấu” đi trước khi xuống ăn cơm, vì bố gọi dữ quá. Sao nó lại có thể sơ xuất như thế? Suốt bao năm nay nó vẫn cẩn thận và thận trọng lắm cơ mà? Nó lén vào phòng mẹ, cố gắng tìm và trong lòng vẫn lóe một tia hi vọng nhỏ nhoi rằng sẽ…không tìm thấy. Nó sợ. Không thể để mẹ đọc được những gì nó đã giấu kín suốt bao năm nay, những thứ mà nó nghĩ cả cuộc đời sẽ chỉ mình nó biết và khi chết sẽ đem theo xuống mồ…
Mẹ có một ngăn kéo nhỏ ở bàn trang điểm, và nó biết chìa khóa ở đâu, cũng là nhờ cái khả năng quan sát nhanh nhạy. Nó mở ngăn kéo ra từ từ trong hồi hộp. Tim nó gần như đứng lại khi “gặp lại” cuốn sổ màu vàng chói lóa yêu thích của mình ở đó. Không hề nhìn nhầm, không phải ảo giác, không phải tưởng tượng, chính là nó, cuốn sổ đó, đang nằm rất ngay ngắn trong ngăn kéo của MẸ!. Nó cầm vội và đem đi đốt, một hành động rất trẻ con và ngu xuẩn.
Chuông điện thoại reo làm nó giật mình. Bố gọi bảo rằng mẹ báo không ăn cơm tối nay. Mẹ sẽ ở nhà ông bà ngoại một thời gian. Vậy là đủ biết mẹ đã đọc hết rồi. Nó xấu hổ. Bối rối. Và run rẩy.
Hoảng loạn, nó không biết phải làm gì lúc này. Chắc hẳn mẹ đã biết ý định bỏ thi trường Y của nó. Chắc mẹ thất vọng lắm. Nghĩ đến gương mặt buồn của mẹ lúc trưa khiến tim nó thắt lại. Và nhất là chính nó là người gây ra nỗi buồn đó, điều này làm nó không thể chấp nhận. Song nó lại thầm trách mẹ vì đã đọc nhật ký của nó. Đó là vi phạm quyền riêng tư và thiếu tôn trọng nó. Nó cảm thấy bị tổn thương.
Một ngày trôi qua vẫn không có tin tức gì của mẹ. Mẹ không về. Bố cũng không biết chuyện gì và chỉ nói rằng “chắc mẹ nhớ ông bà ngoại”. Còn nó thì biết rõ lý do nhưng không biết giải quyết như thế nào cả. Tuy nhiên nó bình tĩnh hơn rồi. Thời gian càng kéo dài nó càng bất an. Nó không cười nói khiến bố cũng ngạc nhiên, nhưng bố vô tư nên không hỏi kĩ. Tối hôm đó, nó toan gọi cho mẹ, cầm chiếc điện thoại lên rồi lại đặt xuống rất nhiều lần. Nó biết nói gì đây? “con xin lỗi mẹ”? Xin lỗi cụ thể về chuyện gì đã chứ. “Tại sao mẹ lại đọc nhật ký của con!” trách móc lúc này không phải là phương án giải quyết, “Mẹ về đi” ôi, không thể cộc lốc như vậy được. Nó bấm gọi trong khi trong đầu còn chưa rõ sẽ nói gì. Cuộc gọi đang thực hiện, bên kia chưa nổ chuông, tim nó đập nhanh làm tay nó vội bấm nút kết thúc cuộc gọi. Không được, nó phải gọi chứ, không thể cứ để như vậy được. Nó bấm gọi lần hai, bên kia đã nổ chuông, nó gần như không thở được sau mỗi tiếng tút dài trong điện thoại. Cuộc gọi kết thúc, mẹ không nghe máy. Phù, mẹ không nghe tức là nó không phải nói chuyện với mẹ. Nhưng nó cần phải gọi mà, nếu không thì mọi chuyện sẽ đi vào bế tắc. Bấm tiếp gọi lần 2 lần 3, giờ thì không còn cảm giác hồi hộp quá như lần đầu nữa, vì dường như nó chắc mẩm là mẹ sẽ không nghe. Gọi 5 cuộc rồi mẹ vẫn không nghe. Rõ ràng lúc này mẹ đã đi làm về và không có lý do bận bịu gì mà không thể nghe cuộc gọi của nó, tức là mẹ cố tình không bắt máy. Bế tắc thực sự. Hay là nó tới tận nhà ông bà ngoại? Ôi không, ý tưởng này bị dẹp đi ngay trong đầu nó, nó không đủ dũng cảm để đối mặt trực tiếp.
Trăn trở suốt cả buổi tối. Nó tìm cách để liên lạc với mẹ. Nó cần phải nói gì đó, không thể tiếp tục im lặng. Với cái đầu lắm mưu mẹo, nó nghĩ ra một sáng kiến. Nó cài một chữ ký riêng dành cho cuộc gọi của mẹ, cái trò cài đặt chữ ký mà nó thường dùng để trêu đùa với bạn bè. Rồi gửi một tin nhắn dịch vụ tới tổng đài yêu cầu mẹ gọi lại, nó vẫn thường làm thế mỗi khi sắp hết tiền điện thoại. Chắc chắn mẹ sẽ tò mò và gọi lại cho nó khi có tin nhắn yêu cầu gọi lại từ tổng đài như thế. Nó cũng không còn đủ dũng cảm để bấm số gọi mẹ nữa rồi, nó sợ mẹ sẽ bắt máy và nó phải trực tiếp nói.
Sáng hôm sau, bài hát “Nhật ký của mẹ” vang lên. “Mommi” đang gọi. Nó không nghe, cứ như vậy đợi mẹ đọc những dòng chữ ký của mình.
- “Con đã tìm thấy cuốn nhật kí trong ngăn kéo. Con biết đã làm mẹ buồn. Con xin lỗi. Gọi lại cho con nhé.”
Mẹ tiếp tục gọi.
- “Mẹ đã biết con có ý định bỏ thi trường Y rồi đúng không? Xin mẹ đừng buồn vì điều đó. Qua những gì con viết, mẹ hiểu con mà.”
- “Mẹ sẽ ủng hộ con chứ?”
- “Mẹ tin ở con đúng không?”
- “Rằng con sẽ thực hiện được ước mơ của mình”
- “Hãy tha thứ cho con. Và hãy ở bên con. Con sẽ cố gắng hết mình »
- « Con sẽ đỗ đại học !»
- « Nếu mẹ tha thứ cho con, mẹ hãy về nhà tối nay nhé. Con muốn ăn cơm mẹ nấu »
Mẹ không gọi nữa. Nó cũng bật dậy và tới trường. Lại 4 tiết Toán tra tấn cái đầu đã đủ đau như búa bổ của nó. Nhưng nó cũng
cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi đã có thể nói hết với mẹ. Lê xác về đến nhà lúc 5h30 chiều. Bố gọi điện « Con gái không phải nấu cơm đâu nhé, mẹ về chiêu đãi chúng ta một số món đặc biệt ngày hôm nay! »
Nó mừng quá. Lao thẳng lên phòng và lăn ra ngủ ngon lành, từ hôm qua nó không được ngủ ngon rồi. Mẹ sẽ sớm về và nấu cơm cho nó. Quá tuyệt.
Nghe tiếng mẹ gọi xuống ăn cơm, lòng nó nhẹ bâng và hạnh phúc lạ kì. Bỗng thấy hôm nay giọng mẹ ấm áp hơn mọi lần, có lẽ vì đã « lâu lắm » rồi nó chưa được nghe mẹ nói, nó nhớ. Mẹ nở một nụ cười dịu hiền đợi nó bên mâm cơm.
- AAA ! Món canh cá rô yêu thích của con ! Cả món sườn chua ngọt của bố nữa nhé ! – Nó tỏ ra vui vẻ như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Mẹ đơm cơm cho nó :
- Con gái mẹ phải ăn nhiều vào để thực hiện ước mơ nhé !
Cả gia đình im lặng vài giây trong hạnh phúc.
Ngày nó thi Đại học, bố đưa nó lên Hà Nội trước vài ngày để chuẩn bị. Mẹ không đi cùng được vì có một số việc quan trọng ở cơ quan. Trước hôm thi một ngày, nó nhận được tin nhắn yêu cầu gọi lại từ mẹ.
Mommi calling :
« Con đang bước qua cánh cổng vào một nơi mà con có thể là chính mình đấy. Nên hãy cố lên nhé. Luôn bên con và yêu con. »
Ha ha, mẹ cũng biết dùng chữ ký cuộc gọi cơ đấy ! Nó tắt máy và mỉm cười hạnh phúc.
Nó học lớp chuyên Toán tại một trường ngon nghẻ của tỉnh. Vâng, Toán, chính nó, thứ mà lúc nào cũng làm nó rối tung với những con số rối rắm và không mang một chút cảm xúc nào cả, theo cách mà nó miêu tả. Tất nhiên, không dễ gì mà nó đỗ được vào đó, và kỉ niệm thi tuyển vào cấp 3 quả là một trải nghiệm đáng tự hào đối với nó.
Ước mơ thầm kín của nó là trở thành một nhà văn có tên tuổi, viết lách những suy nghĩ, trải nghiệm, trầm tư của bản thân về con
người và xã hội. Gọi là thầm kín bởi nó chưa bao giờ tiết lộ điều này với ai cả. Nó thích viết lắm, vì nó yêu cái xã hội này, yêu con người xunh quanh nó và muốn tất cả được tốt đẹp lên. Nó mừng lắm mỗi khi được bạn bè khen những gì nó viết, hay gọi nó bằng cái nickname “nhà văn”.
Nó theo học các môn tự nhiên là vì bố mẹ và gia đình muốn vậy. Gia đình nó có truyền thống thành đạt trong các nghề như kỹ sư, bác sỹ… những thứ mà nó nghĩ dù dốc hết sức lực cũng không thể chinh phục được chúng. Bố nó là một kỹ sư cơ khí cho một tập đoàn lớn của nước ngoài, mẹ nó là phó tiến sỹ ngành Toán học và Sinh học đang làm việc tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Các anh chị họ của nó đều đỗ đạt cao trong những ngành này. Chính nó cũng không hiểu tại sao lại nảy ra một nhân vật như nó trong cả dòng họ. Từ nhỏ bố mẹ đã định hướng nó theo ngành này và mặc định rằng nó sẽ trở thành một bác sỹ tài ba. Và nó đã là một học sinh chuyên toán suốt những năm học qua.
Nó là một đứa sôi nổi, hay cười và luôn giúp đỡ mọi người. Với nó thì đem lại nụ cười cho những người xung quanh là niềm hạnh phúc lớn nhất đối với nó. Nó hay cười vì sợ rằng nếu mình không cười gương mặt mình trông sẽ rất nghiêm túc và sẽ làm người đối diện lo lắng hay sợ hãi. Nó luôn nghĩ đến lợi ích và cảm xúc của người khác trước tiên.
Hai tháng cuối ôn thi Đại học, chủ yếu chỉ ở một mình trong phòng, không gặp gỡ mọi người nhiều nên không phải cười nói gì với ai cả, nó có nhiều thời gian cho bản thân hơn và bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn. Nó thay đổi. Nó nghĩ về ước mơ trở thành nhà văn của mình và hơn bao giờ hết nó muốn thực hiện. Đây rõ ràng là một bước ngoặt lớn, là cơ hội để nó thực hiện ước mơ và quyết định về cuộc đời mình. Nó không muốn rẽ vào một hướng đi sai lầm rồi hối hận. Những mâu thuẫn liên tục nảy sinh trong đầu nó, cái đầu mà gần như là lần đầu tiên nghĩ về bản thân mình. Nó muốn bỏ trường Y và ôn thi vào trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Thật điên rồ. Nó đã theo học Toán suốt 12 năm nay để rồi những ngày cuối cùng trước khi lên “đấu trường” nó lại bỏ cuộc sao? Sẽ ra sao nếu nó thi văn mà không đỗ? Bố mẹ, những người có ảnh hưởng lớn nhất với nó trong cuộc sống, nhất định sẽ không tán thành với nó đâu. Nhưng chỉ có cơ hội này thôi để nó được theo đuổi ước mơ của mình. Nó sẽ chôn vùi quãng đời còn lại của mình với số má, tích phân, bảng biểu…sao? Càng nghĩ càng rối, càng không biết mình phải làm gì.
Nó đặt bút và xuống ăn cơm sau tiếng gọi của bố. Hai bố con đợi mẹ xuống nữa rồi cả nhà cùng ăn.
- Hôm nay bố nấu món gì nào, có ngon như mẹ nấu không nào? Ơ bố mới cắt tóc đúng không? Bố của con để kiểu tóc nào cũng đẹp trai thế nhỉ? – nó líu lô liên hồi không ngớt, như thường lệ - Mẹ ơi mau xuống ăn nhé con đói lắm rồi!
Không có tiếng mẹ trả lời.
5 phút sau mẹ đi xuống. Với cái tính hay quan sát, nó thấy rõ sự khác biệt trên gương mặt của mẹ. Mẹ đang buồn, và đang lo lắng điều gì đó thì phải.
- “Hôm nay ở trường có việc gì à” – nó tự nghĩ – “chắc không sao đâu, mẹ đi làm hơi mệt thôi”.
- Mẹ ăn nhiều vào nhé! – nó đơm một bát cơm đầy và đưa cho mẹ. Mẹ vẫn không nói gì.
Bữa ăn hôm nay khác với mọi ngày. Nó cảm thấy không khí căng thằng và trầm mặc hơn hẳn. Mọi người đều ăn rất nhanh và sớm rời bữa. Nó cũng không líu lô được nữa vì chả có ai hưởng ứng cả.
Lên phòng vơ vội chỗ sách vở trên bàn vào cái ba lô hình con ếch và phóng xe tới trường cho kịp giờ vào lớp. Tiết Toán hôm nay lại trôi qua vô vị và chán ngắt như thường lệ. Về đến nhà thì đã mệt nhoài, nó đổ rầm cả người xuống gi.ường và toan lấy cuốn nhật ký ra viết lách như hàng ngày.
Ơ! Cuốn sổ đâu rồi??? Nó lục tung cặp sách lên cũng không thể thấy. Cái cuốn sổ nhỏ xinh màu vàng chói lóa mà nó yêu thích giờ đã hoàn toàn khuất khỏi tầm mắt nó! Điều này làm nó bất an vô cùng. Vội vã tìm lại tất cả mọi ngóc ngách trong phòng. Trên giá sách, trong đống sách cũ, dưới gối, trong tủ quần áo, gầm gi.ường, và cả sọt rác đều đã bị nó lục tung. Vẫn KHÔNG THẤY! Tim nó đập nhanh và có cảm giác lo sợ. Chưa bao giờ cuốn nhật kí lại ngoài tầm kiểm soát của nó như thế này. Nó mất bình tĩnh và lao đi tìm bất cứ đâu khác trong nhà, người nó đầm đìa mồ hôi không rõ là do nóng hay do sợ hãi, hay do cả hai. Nó tưởng tượng lại những gì đã viết trong cuốn sổ. Ôi không, không một dòng nào trong đó là có thể cho người khác đọc được cả. Nó cảm thấy như mình đang bị lột trần trước một người nó không quen biết.
Bình tĩnh hơn, nó cố nhớ lại những gì mình đã làm trong ngày. Đúng rồi, mẹ. Lúc trưa nó chưa kịp gấp lại cuốn nhật ký và “giấu” đi trước khi xuống ăn cơm, vì bố gọi dữ quá. Sao nó lại có thể sơ xuất như thế? Suốt bao năm nay nó vẫn cẩn thận và thận trọng lắm cơ mà? Nó lén vào phòng mẹ, cố gắng tìm và trong lòng vẫn lóe một tia hi vọng nhỏ nhoi rằng sẽ…không tìm thấy. Nó sợ. Không thể để mẹ đọc được những gì nó đã giấu kín suốt bao năm nay, những thứ mà nó nghĩ cả cuộc đời sẽ chỉ mình nó biết và khi chết sẽ đem theo xuống mồ…
Mẹ có một ngăn kéo nhỏ ở bàn trang điểm, và nó biết chìa khóa ở đâu, cũng là nhờ cái khả năng quan sát nhanh nhạy. Nó mở ngăn kéo ra từ từ trong hồi hộp. Tim nó gần như đứng lại khi “gặp lại” cuốn sổ màu vàng chói lóa yêu thích của mình ở đó. Không hề nhìn nhầm, không phải ảo giác, không phải tưởng tượng, chính là nó, cuốn sổ đó, đang nằm rất ngay ngắn trong ngăn kéo của MẸ!. Nó cầm vội và đem đi đốt, một hành động rất trẻ con và ngu xuẩn.
Chuông điện thoại reo làm nó giật mình. Bố gọi bảo rằng mẹ báo không ăn cơm tối nay. Mẹ sẽ ở nhà ông bà ngoại một thời gian. Vậy là đủ biết mẹ đã đọc hết rồi. Nó xấu hổ. Bối rối. Và run rẩy.
Hoảng loạn, nó không biết phải làm gì lúc này. Chắc hẳn mẹ đã biết ý định bỏ thi trường Y của nó. Chắc mẹ thất vọng lắm. Nghĩ đến gương mặt buồn của mẹ lúc trưa khiến tim nó thắt lại. Và nhất là chính nó là người gây ra nỗi buồn đó, điều này làm nó không thể chấp nhận. Song nó lại thầm trách mẹ vì đã đọc nhật ký của nó. Đó là vi phạm quyền riêng tư và thiếu tôn trọng nó. Nó cảm thấy bị tổn thương.
Một ngày trôi qua vẫn không có tin tức gì của mẹ. Mẹ không về. Bố cũng không biết chuyện gì và chỉ nói rằng “chắc mẹ nhớ ông bà ngoại”. Còn nó thì biết rõ lý do nhưng không biết giải quyết như thế nào cả. Tuy nhiên nó bình tĩnh hơn rồi. Thời gian càng kéo dài nó càng bất an. Nó không cười nói khiến bố cũng ngạc nhiên, nhưng bố vô tư nên không hỏi kĩ. Tối hôm đó, nó toan gọi cho mẹ, cầm chiếc điện thoại lên rồi lại đặt xuống rất nhiều lần. Nó biết nói gì đây? “con xin lỗi mẹ”? Xin lỗi cụ thể về chuyện gì đã chứ. “Tại sao mẹ lại đọc nhật ký của con!” trách móc lúc này không phải là phương án giải quyết, “Mẹ về đi” ôi, không thể cộc lốc như vậy được. Nó bấm gọi trong khi trong đầu còn chưa rõ sẽ nói gì. Cuộc gọi đang thực hiện, bên kia chưa nổ chuông, tim nó đập nhanh làm tay nó vội bấm nút kết thúc cuộc gọi. Không được, nó phải gọi chứ, không thể cứ để như vậy được. Nó bấm gọi lần hai, bên kia đã nổ chuông, nó gần như không thở được sau mỗi tiếng tút dài trong điện thoại. Cuộc gọi kết thúc, mẹ không nghe máy. Phù, mẹ không nghe tức là nó không phải nói chuyện với mẹ. Nhưng nó cần phải gọi mà, nếu không thì mọi chuyện sẽ đi vào bế tắc. Bấm tiếp gọi lần 2 lần 3, giờ thì không còn cảm giác hồi hộp quá như lần đầu nữa, vì dường như nó chắc mẩm là mẹ sẽ không nghe. Gọi 5 cuộc rồi mẹ vẫn không nghe. Rõ ràng lúc này mẹ đã đi làm về và không có lý do bận bịu gì mà không thể nghe cuộc gọi của nó, tức là mẹ cố tình không bắt máy. Bế tắc thực sự. Hay là nó tới tận nhà ông bà ngoại? Ôi không, ý tưởng này bị dẹp đi ngay trong đầu nó, nó không đủ dũng cảm để đối mặt trực tiếp.
Trăn trở suốt cả buổi tối. Nó tìm cách để liên lạc với mẹ. Nó cần phải nói gì đó, không thể tiếp tục im lặng. Với cái đầu lắm mưu mẹo, nó nghĩ ra một sáng kiến. Nó cài một chữ ký riêng dành cho cuộc gọi của mẹ, cái trò cài đặt chữ ký mà nó thường dùng để trêu đùa với bạn bè. Rồi gửi một tin nhắn dịch vụ tới tổng đài yêu cầu mẹ gọi lại, nó vẫn thường làm thế mỗi khi sắp hết tiền điện thoại. Chắc chắn mẹ sẽ tò mò và gọi lại cho nó khi có tin nhắn yêu cầu gọi lại từ tổng đài như thế. Nó cũng không còn đủ dũng cảm để bấm số gọi mẹ nữa rồi, nó sợ mẹ sẽ bắt máy và nó phải trực tiếp nói.
Sáng hôm sau, bài hát “Nhật ký của mẹ” vang lên. “Mommi” đang gọi. Nó không nghe, cứ như vậy đợi mẹ đọc những dòng chữ ký của mình.
- “Con đã tìm thấy cuốn nhật kí trong ngăn kéo. Con biết đã làm mẹ buồn. Con xin lỗi. Gọi lại cho con nhé.”
Mẹ tiếp tục gọi.
- “Mẹ đã biết con có ý định bỏ thi trường Y rồi đúng không? Xin mẹ đừng buồn vì điều đó. Qua những gì con viết, mẹ hiểu con mà.”
- “Mẹ sẽ ủng hộ con chứ?”
- “Mẹ tin ở con đúng không?”
- “Rằng con sẽ thực hiện được ước mơ của mình”
- “Hãy tha thứ cho con. Và hãy ở bên con. Con sẽ cố gắng hết mình »
- « Con sẽ đỗ đại học !»
- « Nếu mẹ tha thứ cho con, mẹ hãy về nhà tối nay nhé. Con muốn ăn cơm mẹ nấu »
Mẹ không gọi nữa. Nó cũng bật dậy và tới trường. Lại 4 tiết Toán tra tấn cái đầu đã đủ đau như búa bổ của nó. Nhưng nó cũng
cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi đã có thể nói hết với mẹ. Lê xác về đến nhà lúc 5h30 chiều. Bố gọi điện « Con gái không phải nấu cơm đâu nhé, mẹ về chiêu đãi chúng ta một số món đặc biệt ngày hôm nay! »
Nó mừng quá. Lao thẳng lên phòng và lăn ra ngủ ngon lành, từ hôm qua nó không được ngủ ngon rồi. Mẹ sẽ sớm về và nấu cơm cho nó. Quá tuyệt.
Nghe tiếng mẹ gọi xuống ăn cơm, lòng nó nhẹ bâng và hạnh phúc lạ kì. Bỗng thấy hôm nay giọng mẹ ấm áp hơn mọi lần, có lẽ vì đã « lâu lắm » rồi nó chưa được nghe mẹ nói, nó nhớ. Mẹ nở một nụ cười dịu hiền đợi nó bên mâm cơm.
- AAA ! Món canh cá rô yêu thích của con ! Cả món sườn chua ngọt của bố nữa nhé ! – Nó tỏ ra vui vẻ như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Mẹ đơm cơm cho nó :
- Con gái mẹ phải ăn nhiều vào để thực hiện ước mơ nhé !
Cả gia đình im lặng vài giây trong hạnh phúc.
Ngày nó thi Đại học, bố đưa nó lên Hà Nội trước vài ngày để chuẩn bị. Mẹ không đi cùng được vì có một số việc quan trọng ở cơ quan. Trước hôm thi một ngày, nó nhận được tin nhắn yêu cầu gọi lại từ mẹ.
Mommi calling :
« Con đang bước qua cánh cổng vào một nơi mà con có thể là chính mình đấy. Nên hãy cố lên nhé. Luôn bên con và yêu con. »
Ha ha, mẹ cũng biết dùng chữ ký cuộc gọi cơ đấy ! Nó tắt máy và mỉm cười hạnh phúc.