- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Bà bác ở Sài Gòn khuya không ngủ, lướt Phây (Facebook). Thấy trang của thằng cháu có “còm” của ông bố: “Quốc đi ngủ ngay bảo đảm sức khỏe mai lên lớp”. Bác liền “còm” theo: “Cháu ơi, Phây thật tai hại, thấy chưa?
Ông bố ngồi ở Hà Nội kiểm soát bắt thằng con du học nước ngoài phải đi ngủ sớm. Mà bà bác ở Sài Gòn biết được, ngồi cười. Thế giới phẳng thật là tai hại không kém. Hihi”.
Facebook có gây nghiện không nhỉ. Sao có người vừa làm việc vừa thỉnh thoảng ngó vào, luôn để tình trạng đăng nhập suốt ngày. Đêm nào khó ngủ, thử mà xem, chẳng có giờ nào trên đó không có người sáng đèn đang thức. Nghiện quá đi chứ.
Nếu báo chí nghiêm túc phê phán việc “văn mẫu” in cả bài dài, đâu hay bằng bài thơ lan truyền trên mạng: “Bà em tuổi vẫn chưa già/ Ngày ngày bà phóng xe ga ra đường/ Mắt bà vẫn rất tinh tường/ Tóc nhuộm ánh tím soi gương cả ngày…”. Cô giáo phê tả bà không đúng, vì “Đã già là phải rụng răng/ Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời…”. Và “Đã già là phải ngồi khâu/ Không được ngồi hát ka râu ô kề/ Nhất là không được ghi đề/ Tuyệt đối không được phóng xe ào ào…”. Vui thế, làm gì chẳng nghiện.
Thế nên, có đề xuất tên gọi của Facebook phải là FAD - Facebook Addiction Disorder. Cái gì cũng có thể đưa lên, từ chuyện mở mắt ra đã hắt hơi chán chường “chài ai” cho đến bày tỏ quan điểm mọi mặt. Ngày lễ thì “avatar” ngập cờ đỏ, ngày Vu Lan bao lời yêu thương cha mẹ.
Người thì giật mình đã lâu quá không về thăm cha mẹ, người ân hận để cho ba trách “Sao lúc nào gọi điện cho con cũng không liên lạc được, với lại máy bận”, trời, gọi điện cho cha mẹ cũng không có thì giờ là sao. Mà đi cà phê chém gió thì hàng giờ cũng có. Ân hận, ân hận…
Có người “còm” mai mỉa: “Mẹ già đâu ở trên Phây/ Mà khoe hiếu thảo ở đây làm gì”… Sao thế nhỉ, dù chỉ là ý nghĩ thôi, cũng đã tốt rồi mà, nếu hành động thì còn tốt hơn nữa. Mẹ già dù không ở trên Phây, thì nhắc nhở các thành viên khác nhớ đến cha mẹ - dù một năm chỉ nhớ một ngày cũng tốt lắm chứ.
Còn hơn có đứa con lợi dụng cha mẹ không ở Phây nên chửi cha mẹ thoải mái trên đó cho hả. Nào ngờ, cha mẹ không hay biết nhưng… cả thế giới biết, họ chửi cho tan nát đứa con mất dạy.
Mà đừng tưởng, trên mạng luôn có lực lượng chức năng “đi tuần”, tung clip xấu là “ăn đòn” ngay. Đâu phải muốn nói gì thì nói. Người ta còn có thể chỉ quan sát bạn like cái gì thôi (không cần bạn nói năng gì) cũng có thể tìm ra nhiều thông tin cá nhân của bạn như giới tính, dân tộc, xu hướng chính trị…, thậm chí có… nghiện hút hay không.
Người ta hỏi nhà điều hành Google rằng, như vậy internet có xâm phạm tự do cá nhân không (nghe đâu Google còn có cả… kính soi), nhà điều hành trả lời: Nếu bạn có điều gì không muốn ai biết thì… đừng nên làm.
Nghĩa là cái riêng tư không muốn ai biết thì đừng đưa lên mạng. Đó, tự do đâu phải là vô tận. Mỗi công nghệ ra đời thì sự giám sát kiểm tra đã nằm trong bản thân công nghệ đó rồi.
Nhân chuyện này, có bạn trẻ nói, bây giờ nhiều bậc cha mẹ tân tiến ở đô thị cũng lên Phây để “kiểm soát” xem con cái làm gì, nghĩ gì, chơi với ai, đi đâu... Mất tự do quá.
Vậy nên có câu hỏi, làm gì để tránh sự kiểm soát của cha mẹ trên Phây? Ôi, lý do gì mà phải đối phó đến vậy nhỉ? Là vì có khoảng cách thế hệ. Nhiều việc than thở với… cả thế giới thì được, nhưng lại ngại cha mẹ mình. Thằng này ở nhà im thin thít, mà sao đi với bạn nói năng tía lia. Rồi chuyện cảm
xúc yêu đương này nọ, thơ phú viển vông nữa, chẳng muốn cha mẹ biết.
Vậy câu trả lời là thế nào đây? Bí? Thôi tạm trả lời thế này nhé: Cha mẹ không đợi có Phây mới hiểu bạn. Họ biết bạn từ khi bạn còn… ỉa đùn đái dầm kia! Bây giờ tuy có khoảng cách thật, nhưng nếu trên đường đời bạn vấp ngã, bạn đau khổ đói nghèo, hoạn nạn…ai là người sẽ ở bên bạn? Đó chính là đáp số nhỉ? Cãi gì thì cãi, chứ hiện giờ chưa có đáp số nào hơn…
Ông bố ngồi ở Hà Nội kiểm soát bắt thằng con du học nước ngoài phải đi ngủ sớm. Mà bà bác ở Sài Gòn biết được, ngồi cười. Thế giới phẳng thật là tai hại không kém. Hihi”.
Facebook có gây nghiện không nhỉ. Sao có người vừa làm việc vừa thỉnh thoảng ngó vào, luôn để tình trạng đăng nhập suốt ngày. Đêm nào khó ngủ, thử mà xem, chẳng có giờ nào trên đó không có người sáng đèn đang thức. Nghiện quá đi chứ.
Nếu báo chí nghiêm túc phê phán việc “văn mẫu” in cả bài dài, đâu hay bằng bài thơ lan truyền trên mạng: “Bà em tuổi vẫn chưa già/ Ngày ngày bà phóng xe ga ra đường/ Mắt bà vẫn rất tinh tường/ Tóc nhuộm ánh tím soi gương cả ngày…”. Cô giáo phê tả bà không đúng, vì “Đã già là phải rụng răng/ Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời…”. Và “Đã già là phải ngồi khâu/ Không được ngồi hát ka râu ô kề/ Nhất là không được ghi đề/ Tuyệt đối không được phóng xe ào ào…”. Vui thế, làm gì chẳng nghiện.
Thế nên, có đề xuất tên gọi của Facebook phải là FAD - Facebook Addiction Disorder. Cái gì cũng có thể đưa lên, từ chuyện mở mắt ra đã hắt hơi chán chường “chài ai” cho đến bày tỏ quan điểm mọi mặt. Ngày lễ thì “avatar” ngập cờ đỏ, ngày Vu Lan bao lời yêu thương cha mẹ.
Người thì giật mình đã lâu quá không về thăm cha mẹ, người ân hận để cho ba trách “Sao lúc nào gọi điện cho con cũng không liên lạc được, với lại máy bận”, trời, gọi điện cho cha mẹ cũng không có thì giờ là sao. Mà đi cà phê chém gió thì hàng giờ cũng có. Ân hận, ân hận…
Có người “còm” mai mỉa: “Mẹ già đâu ở trên Phây/ Mà khoe hiếu thảo ở đây làm gì”… Sao thế nhỉ, dù chỉ là ý nghĩ thôi, cũng đã tốt rồi mà, nếu hành động thì còn tốt hơn nữa. Mẹ già dù không ở trên Phây, thì nhắc nhở các thành viên khác nhớ đến cha mẹ - dù một năm chỉ nhớ một ngày cũng tốt lắm chứ.
Còn hơn có đứa con lợi dụng cha mẹ không ở Phây nên chửi cha mẹ thoải mái trên đó cho hả. Nào ngờ, cha mẹ không hay biết nhưng… cả thế giới biết, họ chửi cho tan nát đứa con mất dạy.
Mà đừng tưởng, trên mạng luôn có lực lượng chức năng “đi tuần”, tung clip xấu là “ăn đòn” ngay. Đâu phải muốn nói gì thì nói. Người ta còn có thể chỉ quan sát bạn like cái gì thôi (không cần bạn nói năng gì) cũng có thể tìm ra nhiều thông tin cá nhân của bạn như giới tính, dân tộc, xu hướng chính trị…, thậm chí có… nghiện hút hay không.
Người ta hỏi nhà điều hành Google rằng, như vậy internet có xâm phạm tự do cá nhân không (nghe đâu Google còn có cả… kính soi), nhà điều hành trả lời: Nếu bạn có điều gì không muốn ai biết thì… đừng nên làm.
Nghĩa là cái riêng tư không muốn ai biết thì đừng đưa lên mạng. Đó, tự do đâu phải là vô tận. Mỗi công nghệ ra đời thì sự giám sát kiểm tra đã nằm trong bản thân công nghệ đó rồi.
Nhân chuyện này, có bạn trẻ nói, bây giờ nhiều bậc cha mẹ tân tiến ở đô thị cũng lên Phây để “kiểm soát” xem con cái làm gì, nghĩ gì, chơi với ai, đi đâu... Mất tự do quá.
Vậy nên có câu hỏi, làm gì để tránh sự kiểm soát của cha mẹ trên Phây? Ôi, lý do gì mà phải đối phó đến vậy nhỉ? Là vì có khoảng cách thế hệ. Nhiều việc than thở với… cả thế giới thì được, nhưng lại ngại cha mẹ mình. Thằng này ở nhà im thin thít, mà sao đi với bạn nói năng tía lia. Rồi chuyện cảm
xúc yêu đương này nọ, thơ phú viển vông nữa, chẳng muốn cha mẹ biết.
Vậy câu trả lời là thế nào đây? Bí? Thôi tạm trả lời thế này nhé: Cha mẹ không đợi có Phây mới hiểu bạn. Họ biết bạn từ khi bạn còn… ỉa đùn đái dầm kia! Bây giờ tuy có khoảng cách thật, nhưng nếu trên đường đời bạn vấp ngã, bạn đau khổ đói nghèo, hoạn nạn…ai là người sẽ ở bên bạn? Đó chính là đáp số nhỉ? Cãi gì thì cãi, chứ hiện giờ chưa có đáp số nào hơn…
QUẢNG YÊN/DNSGCT