Máy may công nghiệp

Tham gia
4/6/2023
Bài viết
0

Giới thiệu về máy may công nghiệp

d19f967125789978e8d58312cd7c736b.jpg


Máy may công nghiệp còn được gọi là máy khâu, được phát minh trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1784 - 1840). Năm 1790 cha đẻ của sản phẩm này - Thomas Saint (người Anh) đã phát minh ra và sản phẩm đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất giúp cải thiện đáng kể hiệu quả và năng suất của ngành công nghiệp quần áo.

Trong giai đoạn đó, máy may được chia thành 2 loại chính: Máy may gia đình và công nghiệp. Vậy máy may công nghiệp khác gì với máy may gia đình, cùng tìm hiểu bạn nhé.



Tiêu chí phân biệtMáy may công nghiệpMáy may gia đình
Tính năng mayMỗi máy may có một chức năng riêngTích hợp nhiều chức năng trong một sản phẩm như như may đường thẳng, cuốn mép, vắt ống, may khuy, nhúng bèo và xếp ly,...
Công suất máyCông suất động cơ thường có từ 250W trở lên cho các máy may công nghiệp.Công suất động cơ thường có từ 50W trở lên cho máy may gia đình.
Kích thước và trọng lượng máyTrọng lượng của máy thường nằm trong khoảng từ 60-70kg, chiều cao tầm 1m, bề rộng khoảng 80cm, chiếm diện tích lớn và có kích thước cồng kềnh.Máy may gia đình thường có kích thước nhỏ gọn, nhẹ khoảng 7kg và dễ dàng di chuyển.
Mục đích sử dụngMáy may công nghiệp được sử dụng để sản xuất hàng loạt sản phẩm trong ngành may.Máy may gia đình thường được sử dụng để may, vá trong gia đình.

Cấu tạo của máy may công nghiệp

Máy may công nghiệp thường có những thành phần chính sau:

- Bàn máy: giúp đỡ đầu phần máy may

- Khung bàn máy: có tác dụng nâng đỡ mặt bàn và đầu máy may. Hệ thống với 4 chân trụ vững chắc kết hợp cùng với những thanh ngang được đức bằng kim loại vô cùng chắc chắn.

- Chân máy may: có thể điều chỉnh độ cao và được làm từ gang thép.

- Vỏ đầu máy may: được làm từ đồng hoặc gang.

- Đầu máy: Với các chi tiết như kim, cụm chân vịt, phần đáy với ổ máy, trục máy, răng cưa, phần đứng giữ vai trò chính trong chuyển động và phần ngang gắn liền trên trục chính của máy và các chi tiết nhỏ khác.

Các loại máy may công nghiệp

Máy may công nghiệp

Trên thị trường có rất nhiều loại máy may, máy may công nghiệp thường có 1 kim và dùng để may vải theo đường thẳng, có thể may trên nhiều loại vải khác nhau, kể cả vài dày và mỏng. Giá máy may công nghiệp dao động từ 9 đến 25 triệu đồng mỗi chiếc, phụ thuộc vào thương hiệu của chúng.

Máy may công nghiệp điện tử

Máy may công nghiệp điện tử có tốc độ may nhanh, lực đâm kim mạnh hơn và tiêu thụ ít điện năng hơn so với máy may cơ truyền thống. Người thợ có thể điều chỉnh tốc độ, kiểu may và cách may trên bảng điều khiển điện tử. Có thể kể tên một số thương hiệu máy may công nghiệp điện tử nổi tiếng như: Jack, Juki, Brother với giá dao động từ 8 đến 11 triệu đồng mỗi chiếc.

Máy vắt sổ công nghiệp

Máy vắt sổ công nghiệp được sử dụng để giữ mép vải cố định, không bị rút và giúp cho quá trình may lắp ráp áo diễn ra suôn sẻ. Các máy vắt sổ thường được trang bị 2 kim, 4 đường chỉ và có giá dao động từ 3 đến 6 triệu đồng mỗi chiếc. Nhiều hãng sản xuất máy vắt sổ nổi tiếng như Juki, Siruba, Pegasus, Kingtex, Sunsir,... Thao tác vắt sổ được thực hiện trước khi bắt đầu tiến hành may lắp ráp áo hoàn thiện.

Máy chập (máy giáp quần áo)

Máy chập là thiết bị sử dụng để ghép nối hai mảnh vải với nhau, để 2 mảnh vải không bị trượt hoặc bung ra. Máy chập thường có giá dao động từ 5 đến 13 triệu đồng.

Máy cào

Máy cào là thiết bị hữu ích trong quy trình may các loại vải có độ dày cao, như vải da, vải jean hay áo gió, các loại mà máy may 1 kim khó khăn khi thao tác. Máy cào có mức giá dao động từ 5 đến 8 triệu đồng.
 
×
Quay lại
Top Bottom