Màu Pantone là gì? Sự chuẩn màu dưới góc nhìn khách hàng.

seokenken

Banned
Tham gia
19/10/2019
Bài viết
0
Trong lĩnh vực thiết kế và in ấn, việc phân biệt và hiểu rõ các hệ màu là yếu tố cơ bản, cần thiết mà một nhà thiết kế, kỹ thuật viên in ấn phải nắm bắt. Nếu bạn là một trong số những người vừa được đề cập ở trên thì sẽ không mấy lạ lẫm với một bảng màu thông dụng đó chính là pantone. Vậy hệ màu pantone là gì? Sự chuẩn màu của pantone dưới góc nhìn khách hàng như thế nào?

Pantone – màu pantone và sự chuẩn màu.

1. Màu Pantone là gì?

Các màu đã được nghiên cứu, tiêu chuẩn hóa với các thông số kỹ thuật trong pha chế, được đánh mã số cụ thể và đưa vào hệ thống PMS, là màu Pantone.

Người trong giới in ấn thường định nghĩa màu Pantone là màu pha, hay màu thứ 5. Bởi lẽ, màu Pantone đã được tiêu chuẩn hóa với đặc điểm kỹ thuật rõ ràng, có thể coi như màu pha sẵn, khác hoàn toàn với “màu thường” – các màu tạo ra từ việc nhà in pha trộn từ các màu CMYK (là 4 màu cơ bản trong in ấn).

Màu Pantone luôn có sắc độ tươi tắn, nổi bật hơn hẳn khi đặt cạnh những ấn phẩm được in offset từ 4 màu cơ bản (thường bị sai khác lớn với thiết kế).

Trong tên gọi các màu Pantone, bên cạnh mã số riêng thể hiện sắc độ, đi sau các số thường có thêm các chữ cái C,M,U nhằm thể hiện chính xác hiệu ứng màu thay đổi trên từng chất liệu giấy in. C (coated – giấy có lớp tráng phủ như giấy Couche), U (Uncoated – không tráng, như giấy Fort) và M (matte – mờ). Ví dụ, Pantone 199 Red có thể được xác định là Pantone 199C (C = giấy Coated), Pantone 199U (U = không tráng giấy) hoặc Pantone 199M (M = Matte Paper). Còn trong bảng tra cứu dành cho thiết kế vật liệu nhựa, các màu cũng được ký hiệu thêm bên cạnh mã số màu: chữ Q – opaque (thể hiện màu sắc được in trên bề mặt nhựa đục), chữ T - transparent (ký hiệu cho màu hiện lên trên bề mặt nhựa trong).

mau-pantone-la-gi_06.jpg


mau-pantone-la-gi_07(1).jpg


Pantone xuất phát từ tên một công ty tại Mỹ – Carlstadt, New Jersey. Tồn tại và phát triển hơn 50 năm, Pantone trở thành chuẩn ngôn ngữ màu sắc và là một chuyên gia trong lĩnh vực màu sắc thế giới. Ban đầu Màu pantone được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế đồ họa -in ấn quảng cáo. Nó được biết đến với hệ thống so trùng màu sắc PMS (Pantone Matching System). Hệ thống này được chấp thuận bởi nhiều tổ chức thiết kế và ngành càng mở rộng sang các lĩnh vực khác như in trên vải, bảng mã màu sơn, thiết kế thời trang hay trang trí nội thất.

pantone-mau-rieng-le.jpg

Loại màu pantone đơn giản

Nói tóm lại về vấn đề in ấn chuẩn màu, Bạn lựa chọn màu từ Pantone – > gửi đến công ty thiết kế in ấn -> họ sẽ thiết kế ấn phẩm theo chuẩn màu pantone của bạn – > sau đó in thành phẩm với màu sắc chuẩn với bản thiết kế. Ví dụ: bạn cần in lịch để bàn với phong nền màu xám xanh, tuy nhiên màu xám xanh có khá nhiều màu tương tự nhau, đâu mới là màu bạn thực sự cần ? thì Pantone chính là thước đo cho tiêu chuẩn màu sắc. Nếu quá xám hoặc quá xanh thì xem như không chuẩn.

Trên lý thuyết là vậy, tuy nhiên thực tế vẫn có những trường hợp bạn đã gửi chính xác mã màu Pantone cho bên thiết kế, tuy nhiên ấn phẩm ra đời lại bị lệch màu – lệch nhiều là khác. Tại sao vậy ??? Chúng ta cùng tìm hiểu một số lý do nhé.

2. Hệ thống máy in và tay nghề kỹ thuật ?

Có một sự thật không thể phủ nhận. Hệ thống máy móc từ máy in offset, máy in kỹ thuật số của Việt Nam thua xa các nước khác. Một chiếc máy in của Nhật đã xài cũ nát, đem về Việt Nam độ lại thành máy mới :)). Với cơ sở hạ tầng như vậy thì rất khó tạo ra màu sắc hoàn hảo. Cho dù những nhà in, xưởng in nhập về máy mới, nhưng bản chất những máy đó cũng đã được “thế này thế nọ”, vì bản chất một máy in thật sự đẳng cấp thì giá thành rất cao. Bên cạnh đó là tay nghệ của kỹ thuật, thợ in, thợ chế bản đôi khi cũng là một vấn đề liên quan tới việc pha màu. Tuy nhiên chúng ta phải hiểu, việc pha màu chuẩn là rất khó, rất nhạy cảm.

3. Cây Pantone xuất xừ từ đâu ?

Pantone là chuẩn màu ? Sai bét. Pantone được sản xuất ra như một quy chuẩn màu sắc nhưng không có nghĩa chỉ duy nhất một công ty trên thế giới sản xuất nó. Đặc biệt ở Việt Nam, không rõ xuất xứ từ đâu, chúng ta vẫn thấy một số loại Pantone rẻ tiền (300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ) – trong khi giá trị thật của cây màu pantone thường vào khoản 100-300 USD.

À còn một điểm lưu ý nữa. Pantone của bạn (loại tốt), nếu sử dụng nhiều thì nên thay một năm một lần nhé. Vì khi tiếp xúc với ánh sáng, độ ẩm, mồ hôi…Pantone có khả năng bị phai màu.

cay-pantone.jpg

cây pantone của bạn xuất xứ từ đâu

Những loại Pantone không rõ xuất xứ thường được những nhà in làm ra cho quy chuẩn của riêng họ. Nghĩa là nếu bạn sử dụng màu Pantone này để in ấn chính những nhà in đó thì màu sắc của bạn sẽ chuẩn. Nếu đem cái chuẩn của công ty A mà in ở công ty B thì vẫn không chuẩn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bạn in tại nhà in A mà vẫn không chuẩn. Vì….

4. Bạn sẽ tìm nơi đâu công ty in ấn chuẩn màu cho bạn ?

Có khá nhiều công ty thiết kế in ấn tại Việt Nam, tuy nhiên những công ty in ấn chấp nhận chuẩn màu sắc thì không nhiều. Nếu bạn in kỹ thuật số việc in test trước một bản mẫu rồi in hàng loạt thì đơn giản. Nhưng nếu in số lượng nhiều mà in kỹ thuật số thì chi phí rất lớn. Trong khi in bằng offset bạn buộc phải in số lượng lớn. Lúc trước tôi đã từng viết một bài về sự chuẩn màu trong in ấn offset và kỹ thuật số, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Vậy, nếu bạn cần sự chuẩn màu Pantone thì phải làm sao ?

Với những yếu tố như trên, đầu tiên bạn cần phải giảm bớt áp lực từ sự chuẩn màu của Pantone. Giảm bớt không có nghĩa là loại bỏ. Bạn có thể thuyết phục bản thân, thuyết phục sếp hoặc đối tác của bạn. Sự chuẩn xác màu sắc trong in ấn tại thị trường Việt Nam chưa thật sự hoàn hảo. Do đó nếu bạn in nhanh kỹ thuật số, sự chuẩn màu từ màu pantone và thành phẩm khoản 90-95 % (lệch màu 5-10%), còn trong in offset thì khoản 85-90% (vì canh màu offset khó hơn).

ban-cay-pantone.jpg

Bán cây pantone

Tiếp đến, nguyên tắc trong in ấn đảm bảo là phải test bản mẫu trước. Sau khi duyệt mẫu về màu sắc và nội dung, bạn mới in hàng loạt. Ví dụ như bạn cần in bộ brochure quảng cáo nhưng sợ bị lệch màu, tốt hơn cứ in test một bản, sau đó mới in tiếp.

Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
 
×
Quay lại
Top Bottom