- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Xa nhà 4 năm, con thấy mình lớn hơn. Thời gian ấy đủ để một đứa con có những phút giây thổn thức về gia đình.
Ngộ thật, con mạnh mẽ hơn con nghĩ. Lần đầu tiên con định khăn gói bắt đầu cuộc sống xa nhà là năm lớp 11. Khi mọi thứ đã chuẩn bị xong, con bắt đầu xếp quần áo, tự dưng con lại muốn khóc quá chừng, vậy là con quyết định không đi ở trọ nữa mà sẽ đi đi về về hằng ngày. Ba mẹ từ ngạc nhiên trước quyết định một hai đòi tự lập của con lại ngạc nhiên lần nữa vì quyết định hủy ý định này. Rồi năm 12 con cũng phải khăn gói rời gia đình vì việc học. Lúc đó con không khóc, cũng không buồn, lòng con chỉ nghĩ đến việc mình được tự do. Và khoảnh thời gian đó thực sự làm con lớn rất nhiều. Cũng như những đứa bạn cùng tuổi, lứa tuổi của con bồng bột và thích chứng tỏ mình, con thật sự đã tự lập và còn là chỗ dựa cho những đứa bạn yếu đuối hơn mình. Sự rèn luyện đó đã giúp con đủ bản lĩnh hơn khi trở thành một sinh viên.
Đoạn đường con xa nhà dài hơn, không phải là 17km là 170km chiều dài, không phải là 45 phút mà là 4,5h chạy xe, cũng không phải vào mỗi cuối tuần mà là cuối tháng hoặc dịp đặc biệt nào đó con mới về nhà. Mỗi ngày con đi về trong căn phòng trọ nhỏ, con nhớ làm sao những bữa cơm nóng sốt của mẹ, nhớ những câu chuyện gây cười của ba mà phải lâu con mới nghe được. Mỗi lần trở về nhà con trở thành người đặc biệt – “người thành phố”.
Mỗi lần được về nhà, ôm đứa cháu hôn hít, con hạnh phúc vô cùng. Mái nhà của mình thật yên bình biết bao. Đó là lý do vì sao con rất nôn nóng, mất ngủ trước đêm về nhà và chần chừ, lưu luyến khi phải lên lại thành phố. Sống ở thành phố con quen với việc phải bon chen, nhiều khi làm về mệt con lại lăn ra ngủ, tâm trí không còn nghĩ ngợi nhiều. Nhưng cũng có lúc mệt mỏi, chùn bước trước những khó khăn, và đó là lúc con nhớ da diết mái nhà của mình, như một sự trốn chạy, như con chim con cần sự chở che bởi đôi cánh của mẹ.
Nếu con bảo con vui vì xa nhà thì không đúng, nhưng rõ ràng cần phải hiểu vì hoàn cảnh, con không thể mãi sống trong nỗi nhớ nhung. Con cần vươn lên và cần làm việc, vì thế con đã tìm được những niềm vui của kẻ xa nhà. Mỗi lúc buồn con nhớ nhà, con nhớ nụ cười ngây thơ của đứa cháu nhỏ, nhớ bữa cơm của mẹ, nhớ những cơ gió chiều mát mẻ, nhớ hình ảnh ba mỗi khi chăm tưới vườn rau…Và với con đó chính là những món quà tinh thần quý giá nhất của những đứa con xa gia đình. Ẩn hiện trong từng nỗi nhớ, từ cái thoáng qua trong tiềm thức cũng làm cho con hạnh phúc. Đó chính là con đang chống chọi với thực tại, chính là sự thích ứng với hoàn cảnh mà mỗi người đều cần tập cho mình.
Ngộ thật, con mạnh mẽ hơn con nghĩ. Lần đầu tiên con định khăn gói bắt đầu cuộc sống xa nhà là năm lớp 11. Khi mọi thứ đã chuẩn bị xong, con bắt đầu xếp quần áo, tự dưng con lại muốn khóc quá chừng, vậy là con quyết định không đi ở trọ nữa mà sẽ đi đi về về hằng ngày. Ba mẹ từ ngạc nhiên trước quyết định một hai đòi tự lập của con lại ngạc nhiên lần nữa vì quyết định hủy ý định này. Rồi năm 12 con cũng phải khăn gói rời gia đình vì việc học. Lúc đó con không khóc, cũng không buồn, lòng con chỉ nghĩ đến việc mình được tự do. Và khoảnh thời gian đó thực sự làm con lớn rất nhiều. Cũng như những đứa bạn cùng tuổi, lứa tuổi của con bồng bột và thích chứng tỏ mình, con thật sự đã tự lập và còn là chỗ dựa cho những đứa bạn yếu đuối hơn mình. Sự rèn luyện đó đã giúp con đủ bản lĩnh hơn khi trở thành một sinh viên.
Đoạn đường con xa nhà dài hơn, không phải là 17km là 170km chiều dài, không phải là 45 phút mà là 4,5h chạy xe, cũng không phải vào mỗi cuối tuần mà là cuối tháng hoặc dịp đặc biệt nào đó con mới về nhà. Mỗi ngày con đi về trong căn phòng trọ nhỏ, con nhớ làm sao những bữa cơm nóng sốt của mẹ, nhớ những câu chuyện gây cười của ba mà phải lâu con mới nghe được. Mỗi lần trở về nhà con trở thành người đặc biệt – “người thành phố”.
Mỗi lần được về nhà, ôm đứa cháu hôn hít, con hạnh phúc vô cùng. Mái nhà của mình thật yên bình biết bao. Đó là lý do vì sao con rất nôn nóng, mất ngủ trước đêm về nhà và chần chừ, lưu luyến khi phải lên lại thành phố. Sống ở thành phố con quen với việc phải bon chen, nhiều khi làm về mệt con lại lăn ra ngủ, tâm trí không còn nghĩ ngợi nhiều. Nhưng cũng có lúc mệt mỏi, chùn bước trước những khó khăn, và đó là lúc con nhớ da diết mái nhà của mình, như một sự trốn chạy, như con chim con cần sự chở che bởi đôi cánh của mẹ.
Nếu con bảo con vui vì xa nhà thì không đúng, nhưng rõ ràng cần phải hiểu vì hoàn cảnh, con không thể mãi sống trong nỗi nhớ nhung. Con cần vươn lên và cần làm việc, vì thế con đã tìm được những niềm vui của kẻ xa nhà. Mỗi lúc buồn con nhớ nhà, con nhớ nụ cười ngây thơ của đứa cháu nhỏ, nhớ bữa cơm của mẹ, nhớ những cơ gió chiều mát mẻ, nhớ hình ảnh ba mỗi khi chăm tưới vườn rau…Và với con đó chính là những món quà tinh thần quý giá nhất của những đứa con xa gia đình. Ẩn hiện trong từng nỗi nhớ, từ cái thoáng qua trong tiềm thức cũng làm cho con hạnh phúc. Đó chính là con đang chống chọi với thực tại, chính là sự thích ứng với hoàn cảnh mà mỗi người đều cần tập cho mình.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: