- Tham gia
- 15/12/2011
- Bài viết
- 1.979
Bà Chít vừa đưa bạn ấy sang chơi với con để cố nhồi cho Chít ăn hết khẩu phần. Chít có thú vui rất bạo lực là lấy chai nhựa đập lên đầu, lưng, bụng để con khóc ré lên mới thôi. Con thua vì bạn ấy hơn con ba những năm cân.
Mẹ xót xa khi từ bếp đi lên thấy con bị Chít huých và đá vào mông mà chẳng dám phản kháng, chỉ nhìn mẹ mếu mào. Hình ảnh ấy cứ day dứt theo mẹ vào cả giấc ngủ, đang làm việc cũng bị ám ảnh.
Thương con thấp bé so với các bạn cùng năm. Dù trộm mụ con ít ốm song vì nhẹ cân nên chẳng mấy khi mẹ yên tâm. Dù tận mắt thấy con bị “hành hạ”, mà mẹ cũng chẳng dám làm gì vì sợ trẻ con mất lòng người lớn. Mẹ chỉ có thể nhẹ nhàng nhắc nhở bạn ấy, cũng vì tội cho Chít sống cùng ông bà từ nhỏ, được chiều chuộng lại thiếu sự nghiêm khắc chỉ dạy của bố mẹ nên luôn lộng hành, bắt nạt các bạn.
Mẹ bỗng nhớ lại mình, sinh vào ngày cuối cùng của năm, đi học lúc nào cũng bé nhất lớp, nhỏ như cái kẹo, nên thường bị bắt nạt. Một người hơn mẹ gần ba tuổi, do bị bệnh và bị đúp nên học cùng, hắn hay trêu dai, đá đít, kéo tóc, giằng vứt cặp của mẹ... Thưa cô chủ nhiệm nhưng cô cũng chả nỡ răn đe gì cậu cháu của ông chủ tịch thị xã. Bao lần mẹ ước mình to khỏe hơn để hạ gục kẻ đã khiến mẹ ngày càng trở nên nhút nhát, sợsệt.
Mẹ quyết đi học võ, song được hai buổi thì bà ngoại cấm cửa, vì “con gái học võ vô duyên”. Vậy là mẹ đành tập trung cho tập thể dục. Từ năm cấp hai, cứ năm giờ sáng, bất kể đông hay hè, mẹ đều bật dậy chạy bộ, nhảy dây đủ kiểu. Cố gắng ăn thật nhiều, nhưng chắc do gen nên chả thể to hơn. Được cái mẹ rất khỏe mạnh, suốt mười hai năm học chưa phải nghỉ ốm bao giờ và may chẳng đứa nào dám động vào mẹ nữa.
Mẹ luôn nhủ sẽ dạy con trai mình không trêu chọc, bắt nạt bạn gái hoặc người yếu thế hơn. Nhưng giờ chính con bị chèn ép, mẹ phải làm sao? Hôm cô đồng nghiệp của mẹ đến chơi, con và con cô ấy giành nhau chiếc ô tô của con, cô ấy thản nhiên bảo bạn ấy: “Chiến đi con, sợ gì”. Mẹ bất bình với cách dạy hung dữ này, song giờ lại băn khoăn nghĩ, phải chăng mình đã hơi cứng nhắc, vì hình như những kẻ lành hiền thường hay bị ấm ức.
Giờ mẹ chỉ còn biết mong con hãy ăn nhiều hơn chút, chịu khó vận động. Bố mẹ dự định khi con năm tuổi sẽ cho đi học võ, không phải để đánh nhau mà đơn giản chỉ là để con biết tự bảo vệ mình. Dù rất thương song bố mẹ không thể theo con mãi được. Con đừng trông chờ vào người khác, tự cứu mình trước khi mong trời có mắt. Hãy rắn rỏi lên và giúp những ai hiếu thắng hiểu rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ của mình”.
Dân Trí
Mẹ xót xa khi từ bếp đi lên thấy con bị Chít huých và đá vào mông mà chẳng dám phản kháng, chỉ nhìn mẹ mếu mào. Hình ảnh ấy cứ day dứt theo mẹ vào cả giấc ngủ, đang làm việc cũng bị ám ảnh.
Thương con thấp bé so với các bạn cùng năm. Dù trộm mụ con ít ốm song vì nhẹ cân nên chẳng mấy khi mẹ yên tâm. Dù tận mắt thấy con bị “hành hạ”, mà mẹ cũng chẳng dám làm gì vì sợ trẻ con mất lòng người lớn. Mẹ chỉ có thể nhẹ nhàng nhắc nhở bạn ấy, cũng vì tội cho Chít sống cùng ông bà từ nhỏ, được chiều chuộng lại thiếu sự nghiêm khắc chỉ dạy của bố mẹ nên luôn lộng hành, bắt nạt các bạn.
Mẹ bỗng nhớ lại mình, sinh vào ngày cuối cùng của năm, đi học lúc nào cũng bé nhất lớp, nhỏ như cái kẹo, nên thường bị bắt nạt. Một người hơn mẹ gần ba tuổi, do bị bệnh và bị đúp nên học cùng, hắn hay trêu dai, đá đít, kéo tóc, giằng vứt cặp của mẹ... Thưa cô chủ nhiệm nhưng cô cũng chả nỡ răn đe gì cậu cháu của ông chủ tịch thị xã. Bao lần mẹ ước mình to khỏe hơn để hạ gục kẻ đã khiến mẹ ngày càng trở nên nhút nhát, sợsệt.
Mẹ quyết đi học võ, song được hai buổi thì bà ngoại cấm cửa, vì “con gái học võ vô duyên”. Vậy là mẹ đành tập trung cho tập thể dục. Từ năm cấp hai, cứ năm giờ sáng, bất kể đông hay hè, mẹ đều bật dậy chạy bộ, nhảy dây đủ kiểu. Cố gắng ăn thật nhiều, nhưng chắc do gen nên chả thể to hơn. Được cái mẹ rất khỏe mạnh, suốt mười hai năm học chưa phải nghỉ ốm bao giờ và may chẳng đứa nào dám động vào mẹ nữa.
Mẹ luôn nhủ sẽ dạy con trai mình không trêu chọc, bắt nạt bạn gái hoặc người yếu thế hơn. Nhưng giờ chính con bị chèn ép, mẹ phải làm sao? Hôm cô đồng nghiệp của mẹ đến chơi, con và con cô ấy giành nhau chiếc ô tô của con, cô ấy thản nhiên bảo bạn ấy: “Chiến đi con, sợ gì”. Mẹ bất bình với cách dạy hung dữ này, song giờ lại băn khoăn nghĩ, phải chăng mình đã hơi cứng nhắc, vì hình như những kẻ lành hiền thường hay bị ấm ức.
Giờ mẹ chỉ còn biết mong con hãy ăn nhiều hơn chút, chịu khó vận động. Bố mẹ dự định khi con năm tuổi sẽ cho đi học võ, không phải để đánh nhau mà đơn giản chỉ là để con biết tự bảo vệ mình. Dù rất thương song bố mẹ không thể theo con mãi được. Con đừng trông chờ vào người khác, tự cứu mình trước khi mong trời có mắt. Hãy rắn rỏi lên và giúp những ai hiếu thắng hiểu rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ của mình”.
Dân Trí
Hiệu chỉnh bởi quản lý: