- Tham gia
- 25/5/2013
- Bài viết
- 582
Em còn một tay, tôi cụt một chân, gặp nhau trong một buổi chiều ở khu chợ bán hoa. Em cười, tôi cũng đón nụ cười dịu dàng từ em - nụ cười của hai kẻ đồng cảnh ngộ
Tôi thấy thương em, thương cô gái bé nhỏ đang bối rối gói hoa cho tôi. Mặc dù ông trời đã lấy đi của tôi một chân khi tôi vừa rời khỏi giảng đường đại học, nhưng tôi may mắn hơn em ở một tấm bằng loại ưu. Tôi được một công ty nước ngoài nhận vào làm trong lĩnh vực máy tính, việc di chuyển khó khăn cũng qua đi khi tôi tích góp được chút ít mua cho mình một chiếc ôtô. Tôi làm ngoài và chạy đi chạy lại bên công ty, vốn kiến thức về máy tính của tôi đủ để tôi giúp ba mẹ trong một số khoản tài chính...
Em còn một tay, tôi cụt một chân, gặp nhau trong một buổi chiều ở khu chợ bán hoa. Em cười, tôi cũng đón nụ cười dịu dàng từ em - nụ cười của hai kẻ đồng cảnh ngộ.
Tôi mua một bó hoa tặng mẹ nhân sinh nhật lần thứ năm tư. Tôi không nhớ đây là lần thứ mấy tôi ghé khu chợ này, nhưng đây là lần đầu tiên tôi mua hoa của cửa hàng em. Tôi ngồi trên ghế quan sát cách em gói hoa. Em dùng tay còn lại của mình để cắt tỉa những bông hoa, xếp chúng vào giỏ một cách chậm chạp. Những bông hoa tươi ngoan ngoãn trong tay em, rất khéo léo. Chốc chốc em lại quay sang nhìn tôi, tỏ vẻ ngại ngùng, có lẽ em sợ tôi đợi lâu. Tôi cố tình quay mặt sang chỗ khác mỗi khi em đưa ánh nhìn ngại ngùng sang phía tôi. Tôi không muốn giục em, cũng không muốn để em thấy mình là một người chậm chạp. Tôi mở lời để xóa tan không khí giữa hai chúng tôi:
- Em bán ở đây được bao lâu rồi, ai dạy cho em cách gói hoa cẩn thận và đẹp thế?
Em lại cười, nụ cười như hút hồn người đối diện:
- Em mới ra khu chợ này thôi anh ạ. Đợt trước em phải đi học, ra trường không xin được chỗ làm nên em ra chỗ này mở hàng bán hoa.
- Nhưng anh thấy... sao em không bán những thứ đã có sẵn như hàng tạp hoá chẳng hạn... Ý anh là bán hoa thì em phải cắt tỉa, phải bó, phải cắm...
- Thì nhiều người cũng nghĩ như anh, nhưng em muốn làm việc mình thích... Em muốn làm... đẹp cho đời mà.
Nói xong câu đó, em lại bẽn lẽn cười... Tôi thấy em sao mà quen, mà thân quá đỗi. Em nói tiếp như sợ nếu im lặng thì sự chậm chạp của em sẽ làm tôi sốt ruột:
- Ban đầu bố mẹ em cứ ái ngại không muốn cho em ra đây vì sợ em không hòa nhập được, lại sợ khách hàng nghĩ mua hoa của em sẽ mất nhiều thời gian cắt, tỉa, bó, cắm như anh nói. Nhưng em thích nên bố mẹ cũng chiều lòng. Hàng hoa của em không đông khách lắm... Khách đi thì đi hẳn, còn khách đến thì cũng đến thường xuyên. Nhưng ngày ngày được ngồi ở đây, tiếp xúc với mọi người, em vui lắm.
Tôi ngập ngừng
- Vậy... trước kia em học ngành gì?
- Em học múa. Bốn năm học ở trường dành cho người khuyết tật, em cũng có chút ít vốn liếng về môn này nhưng... thấy buồn là ở đâu người ta cũng ái ngại khi em đặt hồ sơ muốn tham gia đoàn nghệ thuật biểu diễn của họ. Chắc là những năm tháng miệt mài bây giờ thành công cốc anh ạ. Chỉ thấy thương bố mẹ, em chưa làm được gì giúp cho bố mẹ em cả.
Em nói, mắt nhìn xa xăm u buồn
Tôi cũng ngại, quen biết em lần đầu nhưng có chút gì đó len lỏi trong tôi. Tôi thấy thương em, thương cô gái bé nhỏ đang bối rối gói hoa cho tôi. Mặc dù ông trời đã lấy đi của tôi một chân khi tôi vừa rời khỏi giảng đường đại học, nhưng tôi may mắn hơn em ở một tấm bằng loại ưu. Tôi được một công ty nước ngoài nhận vào làm trong lĩnh vực máy tính, việc di chuyển khó khăn cũng qua đi khi tôi tích góp được chút ít mua cho mình một chiếc ôtô. Tôi làm ngoài và chạy đi chạy lại bên công ty, vốn kiến thức về máy tính của tôi đủ để tôi giúp ba mẹ trong một số khoản tài chính.
Đang phân vân thì em bê giỏ hoa đến trước mặt tôi:
- Hoa của anh đây, chúc anh một buổi tối vui vẻ nhé!
Tôi cầm giỏ hoa chào em rồi ra về, định ngỏ ý muốn giúp em một việc gì đó nhưng lại thôi, tôi về để kịp thời gian cho anh chị em trong nhà làm tiệc chúc mừng sinh nhật mẹ.
Từ hôm gặp em, công việc bận rộn cứ cuốn tôi đi. Nhưng thật lạ, cứ đến đêm, khi mọi người đã ngủ thì tôi lại thao thức nghĩ về em, nghĩ xem mình sẽ dùng cách gì để giúp đỡ em.
Lần thứ hai tôi gặp em. Đó là dịp mùng tám tháng ba. Em biểu diễn trong một đoàn kịch mừng các chị em phụ nữ trong phường. Em múa trên nền nhạc của bài "Tự nguyện". Trong trang phục váy trắng, em nhịp nhàng uyển chuyển như một con bồ câu trắng. Đôi chân em xoay vòng theo điệu nhạc. Em rất nhập hồn với bài hát và chính tôi cũng vậy. Tôi thấy sống mũi cay cay khi ngồi phía dưới khán đài nhìn em biểu diễn. Hôm đó em đẹp, đẹp một cách kỳ lạ, đôi chân em kéo tôi vào không khí của đêm diễn. Em thực sự có tài, em đã làm cho khán phòng im lặng, rồi vỡ òa trong tiếng vỗ tay râm ran. Một số người đã không kìm được nước mắt khi bài biểu diễn của em vừa kết thúc.
Hôm đó cũng chỉ là tình cờ nên tôi không chuẩn bị cho mình một bó hoa tươi để tặng em. Tôi ngồi cùng mẹ dưới hàng ghế khán giả. Mẹ tôi vừa xoa mũi vừa khen: "Con bé con nhà ai mà khéo thế, sao ông trời cứ bất công vậy nhỉ?"
Tôi im lặng không nói gì. Tôi ra phía sau cánh gà tìm em nhưng hình như có ai đó đã đưa em về. Trời hẵng còn sớm nhưng tôi cũng không biết nhà em ở đâu để tìm đến.
Hôm sau tôi cố ghé qua khu chợ hoa để được gặp em. Cửa hàng có thêm một cô bé nữa phụ em. Thấy tôi, em có vẻ mừng. Em rụt rè:
- Anh lại mua hoa tặng bạn gái à?
Chợt nhận ra là hôm trước tôi không nói mình mua hoa cho ai, tôi gật gù:
- Ừ, anh mua hoa tặng bạn gái. Em gói hộ anh bó hoa to to đẹp đẹp vào nhé!
Em có vẻ luống cuống hơn, chiếc kéo trong tay em bắt đầu phản chủ. Cô bé đứng cạnh ngơ ngác nhìn em:
- Ơ, hôm nay chị làm sao thế. Thôi, để em cắt cho không lại vương vào tay.
Tôi ngồi ở ghế tủm tỉm cười, lần thứ hai tôi thấy rõ sự bối rối ở em. Tôi tìm một mảnh giấy trong cặp viết vài lời và số điện thoại của mình vào đó đưa cho cô bé nọ. Đọc xong tờ giấy, cô bé cười tươi rói gật đầu cái rụp trong khi em cố tình tránh mặt tôi, em lúi cúi dọn chỗ gốc hoa vừa mới cắt ra. Lúc ra đến cửa em cũng không chào tôi một câu vui vẻ giống như lần đầu tiên tôi mua hoa của em. Lẽ nào em đang ghen? Tôi hí hửng mang bó hoa vào trong xe, cho xe chuyển bánh và hồi hộp chờ tin nhắn của cô bé bán hàng cùng em.
Tối hôm đó tôi đến nhà đứng đợi em dưới cổng. Ngôi nhà của em nhỏ xíu nằm lọt thỏm trong dãy phố dài. Hình như chẳng có ai ở nhà. Tôi khóa xe rồi chống nạng đứng dưới gốc xoan cạnh nhà đợi em. Chắc giờ này em và cô bé đang tất bật gói ghém những bông hoa cho khách. Tôi muốn em bất ngờ nên không đến thẳng chỗ chợ hoa. Chừng ba mươi phút sau tôi thấy một người phụ nữ mặc đồng phục lao công tản bộ đi về phía tôi. Tôi lúng túng núp vào phía gần xe. Người phụ nữ cũng có vẻ dè chừng, bà lên tiếng:
- Cậu kia, cậu tìm ai mà đứng ở đây vậy?
- Dạ, cháu... cháu tìm cô gái bán hàng ở chợ hoa ạ - Tôi ngập ngừng, cho đến tận lúc đó tôi cũng chưa biết tên em là gì.
Thấy tôi bối rối, người phụ nữ phì cười:
- À, cậu tìm con bé Lam nhà tôi hả? Nó đi bán hoa đã về đâu. À, mà cậu quen con bé nhà tôi à?
Tôi thành thật:
- Dạ, cháu quen Lam cũng mới thôi ạ, mấy lần cháu qua hàng mua hoa nên quen biết Lam ạ!
- Ô, thế thì quý hóa quá. Cậu vào đây, vào đây.
Nhìn khắp lượt ngôi nhà của em, tôi phát hiện ra tay của em đã bị cụt từ những ngày em còn bé! Những tấm ảnh chụp em cười xinh tươi bên bạn bè, tôi biết em đã cố gắng nỗ lực như thế nào trong cuộc sống. Em trong sáng, thánh thiện như một con thiên nga trắng giữa đời thường. Có lẽ tôi đã yêu em từ những ngày đầu tiên đó.
Hai tháng sau ngày gặp nhau ở nhà em, em dần dần cởi mở, thoải mái với tôi hơn. Ngoài thời gian đi làm, tôi thường ghé quán em mua một ít hoa về cho mẹ cắm ở nhà, cũng là cơ hội để tôi được gặp em thường xuyên hơn. Tôi giúp em và cô bé gói hoa, mời khách. Cửa hàng của em vì thế mà cũng dần dần đông lên. Tôi lập cho em một website chuyên giới thiệu về hoa, một số dịch vụ để thu hút khách hàng tiềm năng trên mạng.
Hôm đó, một con bé trạc tuổi cô bé bán hoa cùng em chạy xe vào hàng em mua một bó hoa to. Con bé đứng ở cửa giục giã liên tục trong khi em luống cuống cố gắng cắt cho nhanh để gửi khách. Chừng như không kiên nhẫn nổi, con bé xẵng giọng:
- Đã cụt tay thì ở nhà, ra đây bán hoa phục vụ khách hàng kiểu này à? Thế mà mình cứ tưởng... quảng cáo trên website thì phô trương lắm, ai ngờ...
Em im lặng chịu đựng. Lúc tôi trờ xe tới thì con bé kia đã ôm bó hoa bước ra cửa sau khi ném tờ tiền lên bàn gỗ. Nó oang oang:
- Thôi, không phải thối lại đâu.
Lúc này nước mắt em đã chực trào trên má. Tôi chưa hiểu chuyện gì xảy ra nhưng nhìn thái độ ngỗ ngược của con bé kia tôi không kìm chế được. Tôi vội vã xuống xe, dùng cây gậy của mình chắn ngang đường đi của con bé. Tôi gằn giọng:
- Em nên học cách tôn trọng người khác trước khi muốn người ta tôn trọng mình.
Mặt con bé chợt đỏ gay lên, nhưng nó vẫn không chịu nhún. Nó nhìn tôi cười mỉa mai:
- Cũng giống nhau cả thôi. Mà anh là ai? Tôi mua hoa, tôi trả tiền, tôi chẳng liên quan gì tới anh mà anh phải dạy tôi.
Nó hất chiếc gậy của tôi ra, ôm bó hoa chạy tới chiếc xe gần đó rồ ga phóng đi, mất hút sau khu chợ đông đúc và bụi bặm.
Quay lại, tôi thấy em luống cuống dọn cùi hoa, nước mắt lã chã. Tôi thương em, ruột gan như có muối xát. Tại sao lại có những người vô tâm đến thế, họ sẵn sàng chà đạp lên nỗi đau của người khác một cách không thương tiếc. Tại sao em nhẫn nhịn, và tại sao mọi bất công cứ dồn dập đổ lên đầu em. Tôi quát ầm lên:
- Con bé Thương đâu? (tên con bé cùng bán hoa với em), tại sao nó để em bán hoa một mình thế này!
Em không nói gì, lúc đó con bé Thương cũng vừa khệ nệ bê một xô nước vào cửa hàng. Thấy tôi nó cười đon đả nhưng khi nhìn gương mặt của em nhòe nhoẹt nước, nó bối rối, hết nhìn sang tôi lại nhìn em lắc đầu không hiểu.
Sau hôm đó em cố tình tránh mặt tôi. Em bảo tôi dỡ bỏ website đi vì em sợ sẽ làm khách hàng thất vọng, em sợ mình không đủ khả năng phục vụ họ. Em đã bị tổn thương sau chuyện xảy ra đó, còn tôi cũng loay hoay không biết xử lý như thế nào. Chỉ biết dặn dò con bé Thương luôn có mặt tại cửa hàng để giúp em, không được đi đâu khi không có mặt tôi. Mặc cho em tránh né tôi vẫn đến cửa hàng những lúc rảnh, bán hoa cho em khi có khách đông. Tôi cố tình kéo em gần lại với cuộc sống, kéo em ra khỏi sự tự ti và muốn cho em hiểu khiếm khuyết của bản thân không phải là biến mình thành người vô dụng. Em sẽ làm được tất cả nếu em có nghị lực.
Và rồi... em cũng nguôi ngoai dần, em đồng ý cho tôi đưa em đi chơi, dạo phố vào những ngày cuối tuần. Chúng tôi gần gũi nhau nhiều hơn, hiểu nhau hơn và tôi dần dần cởi trói cho trái tim đã lâu rồi bị đóng băng của em.
Em nhận lời làm vợ tôi vào một ngày mùa đông sau một năm trời ròng tôi theo đuổi em. Đám cưới được tổ chức với sự đồng tình của hai bên gia đình. Mẹ tôi và mẹ em vui mừng chảy nước mắt. Bạn bè ai cũng mừng, chúc phúc cho tôi và em. Ngày cưới em làm con thiên nga trắng e ấp bên tôi. Em hiểu và tôi cũng hiểu chúng tôi sẽ phải vượt qua những khó khăn đang đợi chúng tôi phía trước.
Bởi cuộc sống của vợ chồng khuyết tật nó sẽ khó khăn hơn gấp đôi so với người bình thường.
Nhưng tôi tin em và tôi đủ nghị lực để vượt qua
Chúng tôi như hai mảnh ghép, như hai vầng trăng khuyết, có nhau chúng tôi sẽ đầy
Nguồn : Mỗi ngày một truyện ngắn hay
Tôi thấy thương em, thương cô gái bé nhỏ đang bối rối gói hoa cho tôi. Mặc dù ông trời đã lấy đi của tôi một chân khi tôi vừa rời khỏi giảng đường đại học, nhưng tôi may mắn hơn em ở một tấm bằng loại ưu. Tôi được một công ty nước ngoài nhận vào làm trong lĩnh vực máy tính, việc di chuyển khó khăn cũng qua đi khi tôi tích góp được chút ít mua cho mình một chiếc ôtô. Tôi làm ngoài và chạy đi chạy lại bên công ty, vốn kiến thức về máy tính của tôi đủ để tôi giúp ba mẹ trong một số khoản tài chính...
Em còn một tay, tôi cụt một chân, gặp nhau trong một buổi chiều ở khu chợ bán hoa. Em cười, tôi cũng đón nụ cười dịu dàng từ em - nụ cười của hai kẻ đồng cảnh ngộ.
Tôi mua một bó hoa tặng mẹ nhân sinh nhật lần thứ năm tư. Tôi không nhớ đây là lần thứ mấy tôi ghé khu chợ này, nhưng đây là lần đầu tiên tôi mua hoa của cửa hàng em. Tôi ngồi trên ghế quan sát cách em gói hoa. Em dùng tay còn lại của mình để cắt tỉa những bông hoa, xếp chúng vào giỏ một cách chậm chạp. Những bông hoa tươi ngoan ngoãn trong tay em, rất khéo léo. Chốc chốc em lại quay sang nhìn tôi, tỏ vẻ ngại ngùng, có lẽ em sợ tôi đợi lâu. Tôi cố tình quay mặt sang chỗ khác mỗi khi em đưa ánh nhìn ngại ngùng sang phía tôi. Tôi không muốn giục em, cũng không muốn để em thấy mình là một người chậm chạp. Tôi mở lời để xóa tan không khí giữa hai chúng tôi:
- Em bán ở đây được bao lâu rồi, ai dạy cho em cách gói hoa cẩn thận và đẹp thế?
Em lại cười, nụ cười như hút hồn người đối diện:
- Em mới ra khu chợ này thôi anh ạ. Đợt trước em phải đi học, ra trường không xin được chỗ làm nên em ra chỗ này mở hàng bán hoa.
- Nhưng anh thấy... sao em không bán những thứ đã có sẵn như hàng tạp hoá chẳng hạn... Ý anh là bán hoa thì em phải cắt tỉa, phải bó, phải cắm...
- Thì nhiều người cũng nghĩ như anh, nhưng em muốn làm việc mình thích... Em muốn làm... đẹp cho đời mà.
Nói xong câu đó, em lại bẽn lẽn cười... Tôi thấy em sao mà quen, mà thân quá đỗi. Em nói tiếp như sợ nếu im lặng thì sự chậm chạp của em sẽ làm tôi sốt ruột:
- Ban đầu bố mẹ em cứ ái ngại không muốn cho em ra đây vì sợ em không hòa nhập được, lại sợ khách hàng nghĩ mua hoa của em sẽ mất nhiều thời gian cắt, tỉa, bó, cắm như anh nói. Nhưng em thích nên bố mẹ cũng chiều lòng. Hàng hoa của em không đông khách lắm... Khách đi thì đi hẳn, còn khách đến thì cũng đến thường xuyên. Nhưng ngày ngày được ngồi ở đây, tiếp xúc với mọi người, em vui lắm.
Tôi ngập ngừng
- Vậy... trước kia em học ngành gì?
- Em học múa. Bốn năm học ở trường dành cho người khuyết tật, em cũng có chút ít vốn liếng về môn này nhưng... thấy buồn là ở đâu người ta cũng ái ngại khi em đặt hồ sơ muốn tham gia đoàn nghệ thuật biểu diễn của họ. Chắc là những năm tháng miệt mài bây giờ thành công cốc anh ạ. Chỉ thấy thương bố mẹ, em chưa làm được gì giúp cho bố mẹ em cả.
Em nói, mắt nhìn xa xăm u buồn
Tôi cũng ngại, quen biết em lần đầu nhưng có chút gì đó len lỏi trong tôi. Tôi thấy thương em, thương cô gái bé nhỏ đang bối rối gói hoa cho tôi. Mặc dù ông trời đã lấy đi của tôi một chân khi tôi vừa rời khỏi giảng đường đại học, nhưng tôi may mắn hơn em ở một tấm bằng loại ưu. Tôi được một công ty nước ngoài nhận vào làm trong lĩnh vực máy tính, việc di chuyển khó khăn cũng qua đi khi tôi tích góp được chút ít mua cho mình một chiếc ôtô. Tôi làm ngoài và chạy đi chạy lại bên công ty, vốn kiến thức về máy tính của tôi đủ để tôi giúp ba mẹ trong một số khoản tài chính.
Đang phân vân thì em bê giỏ hoa đến trước mặt tôi:
- Hoa của anh đây, chúc anh một buổi tối vui vẻ nhé!
Tôi cầm giỏ hoa chào em rồi ra về, định ngỏ ý muốn giúp em một việc gì đó nhưng lại thôi, tôi về để kịp thời gian cho anh chị em trong nhà làm tiệc chúc mừng sinh nhật mẹ.
Từ hôm gặp em, công việc bận rộn cứ cuốn tôi đi. Nhưng thật lạ, cứ đến đêm, khi mọi người đã ngủ thì tôi lại thao thức nghĩ về em, nghĩ xem mình sẽ dùng cách gì để giúp đỡ em.
Lần thứ hai tôi gặp em. Đó là dịp mùng tám tháng ba. Em biểu diễn trong một đoàn kịch mừng các chị em phụ nữ trong phường. Em múa trên nền nhạc của bài "Tự nguyện". Trong trang phục váy trắng, em nhịp nhàng uyển chuyển như một con bồ câu trắng. Đôi chân em xoay vòng theo điệu nhạc. Em rất nhập hồn với bài hát và chính tôi cũng vậy. Tôi thấy sống mũi cay cay khi ngồi phía dưới khán đài nhìn em biểu diễn. Hôm đó em đẹp, đẹp một cách kỳ lạ, đôi chân em kéo tôi vào không khí của đêm diễn. Em thực sự có tài, em đã làm cho khán phòng im lặng, rồi vỡ òa trong tiếng vỗ tay râm ran. Một số người đã không kìm được nước mắt khi bài biểu diễn của em vừa kết thúc.
Hôm đó cũng chỉ là tình cờ nên tôi không chuẩn bị cho mình một bó hoa tươi để tặng em. Tôi ngồi cùng mẹ dưới hàng ghế khán giả. Mẹ tôi vừa xoa mũi vừa khen: "Con bé con nhà ai mà khéo thế, sao ông trời cứ bất công vậy nhỉ?"
Tôi im lặng không nói gì. Tôi ra phía sau cánh gà tìm em nhưng hình như có ai đó đã đưa em về. Trời hẵng còn sớm nhưng tôi cũng không biết nhà em ở đâu để tìm đến.
Hôm sau tôi cố ghé qua khu chợ hoa để được gặp em. Cửa hàng có thêm một cô bé nữa phụ em. Thấy tôi, em có vẻ mừng. Em rụt rè:
- Anh lại mua hoa tặng bạn gái à?
Chợt nhận ra là hôm trước tôi không nói mình mua hoa cho ai, tôi gật gù:
- Ừ, anh mua hoa tặng bạn gái. Em gói hộ anh bó hoa to to đẹp đẹp vào nhé!
Em có vẻ luống cuống hơn, chiếc kéo trong tay em bắt đầu phản chủ. Cô bé đứng cạnh ngơ ngác nhìn em:
- Ơ, hôm nay chị làm sao thế. Thôi, để em cắt cho không lại vương vào tay.
Tôi ngồi ở ghế tủm tỉm cười, lần thứ hai tôi thấy rõ sự bối rối ở em. Tôi tìm một mảnh giấy trong cặp viết vài lời và số điện thoại của mình vào đó đưa cho cô bé nọ. Đọc xong tờ giấy, cô bé cười tươi rói gật đầu cái rụp trong khi em cố tình tránh mặt tôi, em lúi cúi dọn chỗ gốc hoa vừa mới cắt ra. Lúc ra đến cửa em cũng không chào tôi một câu vui vẻ giống như lần đầu tiên tôi mua hoa của em. Lẽ nào em đang ghen? Tôi hí hửng mang bó hoa vào trong xe, cho xe chuyển bánh và hồi hộp chờ tin nhắn của cô bé bán hàng cùng em.
Tối hôm đó tôi đến nhà đứng đợi em dưới cổng. Ngôi nhà của em nhỏ xíu nằm lọt thỏm trong dãy phố dài. Hình như chẳng có ai ở nhà. Tôi khóa xe rồi chống nạng đứng dưới gốc xoan cạnh nhà đợi em. Chắc giờ này em và cô bé đang tất bật gói ghém những bông hoa cho khách. Tôi muốn em bất ngờ nên không đến thẳng chỗ chợ hoa. Chừng ba mươi phút sau tôi thấy một người phụ nữ mặc đồng phục lao công tản bộ đi về phía tôi. Tôi lúng túng núp vào phía gần xe. Người phụ nữ cũng có vẻ dè chừng, bà lên tiếng:
- Cậu kia, cậu tìm ai mà đứng ở đây vậy?
- Dạ, cháu... cháu tìm cô gái bán hàng ở chợ hoa ạ - Tôi ngập ngừng, cho đến tận lúc đó tôi cũng chưa biết tên em là gì.
Thấy tôi bối rối, người phụ nữ phì cười:
- À, cậu tìm con bé Lam nhà tôi hả? Nó đi bán hoa đã về đâu. À, mà cậu quen con bé nhà tôi à?
Tôi thành thật:
- Dạ, cháu quen Lam cũng mới thôi ạ, mấy lần cháu qua hàng mua hoa nên quen biết Lam ạ!
- Ô, thế thì quý hóa quá. Cậu vào đây, vào đây.
Nhìn khắp lượt ngôi nhà của em, tôi phát hiện ra tay của em đã bị cụt từ những ngày em còn bé! Những tấm ảnh chụp em cười xinh tươi bên bạn bè, tôi biết em đã cố gắng nỗ lực như thế nào trong cuộc sống. Em trong sáng, thánh thiện như một con thiên nga trắng giữa đời thường. Có lẽ tôi đã yêu em từ những ngày đầu tiên đó.
Hai tháng sau ngày gặp nhau ở nhà em, em dần dần cởi mở, thoải mái với tôi hơn. Ngoài thời gian đi làm, tôi thường ghé quán em mua một ít hoa về cho mẹ cắm ở nhà, cũng là cơ hội để tôi được gặp em thường xuyên hơn. Tôi giúp em và cô bé gói hoa, mời khách. Cửa hàng của em vì thế mà cũng dần dần đông lên. Tôi lập cho em một website chuyên giới thiệu về hoa, một số dịch vụ để thu hút khách hàng tiềm năng trên mạng.
Hôm đó, một con bé trạc tuổi cô bé bán hoa cùng em chạy xe vào hàng em mua một bó hoa to. Con bé đứng ở cửa giục giã liên tục trong khi em luống cuống cố gắng cắt cho nhanh để gửi khách. Chừng như không kiên nhẫn nổi, con bé xẵng giọng:
- Đã cụt tay thì ở nhà, ra đây bán hoa phục vụ khách hàng kiểu này à? Thế mà mình cứ tưởng... quảng cáo trên website thì phô trương lắm, ai ngờ...
Em im lặng chịu đựng. Lúc tôi trờ xe tới thì con bé kia đã ôm bó hoa bước ra cửa sau khi ném tờ tiền lên bàn gỗ. Nó oang oang:
- Thôi, không phải thối lại đâu.
Lúc này nước mắt em đã chực trào trên má. Tôi chưa hiểu chuyện gì xảy ra nhưng nhìn thái độ ngỗ ngược của con bé kia tôi không kìm chế được. Tôi vội vã xuống xe, dùng cây gậy của mình chắn ngang đường đi của con bé. Tôi gằn giọng:
- Em nên học cách tôn trọng người khác trước khi muốn người ta tôn trọng mình.
Mặt con bé chợt đỏ gay lên, nhưng nó vẫn không chịu nhún. Nó nhìn tôi cười mỉa mai:
- Cũng giống nhau cả thôi. Mà anh là ai? Tôi mua hoa, tôi trả tiền, tôi chẳng liên quan gì tới anh mà anh phải dạy tôi.
Nó hất chiếc gậy của tôi ra, ôm bó hoa chạy tới chiếc xe gần đó rồ ga phóng đi, mất hút sau khu chợ đông đúc và bụi bặm.
Quay lại, tôi thấy em luống cuống dọn cùi hoa, nước mắt lã chã. Tôi thương em, ruột gan như có muối xát. Tại sao lại có những người vô tâm đến thế, họ sẵn sàng chà đạp lên nỗi đau của người khác một cách không thương tiếc. Tại sao em nhẫn nhịn, và tại sao mọi bất công cứ dồn dập đổ lên đầu em. Tôi quát ầm lên:
- Con bé Thương đâu? (tên con bé cùng bán hoa với em), tại sao nó để em bán hoa một mình thế này!
Em không nói gì, lúc đó con bé Thương cũng vừa khệ nệ bê một xô nước vào cửa hàng. Thấy tôi nó cười đon đả nhưng khi nhìn gương mặt của em nhòe nhoẹt nước, nó bối rối, hết nhìn sang tôi lại nhìn em lắc đầu không hiểu.
Sau hôm đó em cố tình tránh mặt tôi. Em bảo tôi dỡ bỏ website đi vì em sợ sẽ làm khách hàng thất vọng, em sợ mình không đủ khả năng phục vụ họ. Em đã bị tổn thương sau chuyện xảy ra đó, còn tôi cũng loay hoay không biết xử lý như thế nào. Chỉ biết dặn dò con bé Thương luôn có mặt tại cửa hàng để giúp em, không được đi đâu khi không có mặt tôi. Mặc cho em tránh né tôi vẫn đến cửa hàng những lúc rảnh, bán hoa cho em khi có khách đông. Tôi cố tình kéo em gần lại với cuộc sống, kéo em ra khỏi sự tự ti và muốn cho em hiểu khiếm khuyết của bản thân không phải là biến mình thành người vô dụng. Em sẽ làm được tất cả nếu em có nghị lực.
Và rồi... em cũng nguôi ngoai dần, em đồng ý cho tôi đưa em đi chơi, dạo phố vào những ngày cuối tuần. Chúng tôi gần gũi nhau nhiều hơn, hiểu nhau hơn và tôi dần dần cởi trói cho trái tim đã lâu rồi bị đóng băng của em.
Em nhận lời làm vợ tôi vào một ngày mùa đông sau một năm trời ròng tôi theo đuổi em. Đám cưới được tổ chức với sự đồng tình của hai bên gia đình. Mẹ tôi và mẹ em vui mừng chảy nước mắt. Bạn bè ai cũng mừng, chúc phúc cho tôi và em. Ngày cưới em làm con thiên nga trắng e ấp bên tôi. Em hiểu và tôi cũng hiểu chúng tôi sẽ phải vượt qua những khó khăn đang đợi chúng tôi phía trước.
Bởi cuộc sống của vợ chồng khuyết tật nó sẽ khó khăn hơn gấp đôi so với người bình thường.
Nhưng tôi tin em và tôi đủ nghị lực để vượt qua
Chúng tôi như hai mảnh ghép, như hai vầng trăng khuyết, có nhau chúng tôi sẽ đầy
Nguồn : Mỗi ngày một truyện ngắn hay