- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
“Mạng xã hội” ngày càng trở nên phổ biến, nhất là ở thành phố, và nhất là trong cộng đồng những người trẻ tuổi. Cứ theo tên gọi mà xét, thì mạng xã hội là mạng lưới kết nối những con người trong xã hội lại với nhau. Thế nhưng từ khi nó ra đời và làm mưa làm gió, nó lại bị nhiều người đổ tội cho là nguyên nhân làm hỏng mối quan hệ thực sự giữa con người với con người. Có thật “tội trạng” của nó nặng đến thế không?
Mạng xã hội đã lấy trộm những gì của bạn? Không phải là “thông tin cá nhân”, như nhiều người sẽ quả quyết, mặc dù điều đó không phải là không có lý. Trở thành thành viên của một mạng xã hội nào đó đồng nghĩa với việc bạn phải chia sẻ dù ít dù nhiều những thông tin cá nhân của bạn, và nhà quản lý mạng của bạn chắc chắn sẽ không bỏ phí các thông tin này. Dù sao đi nữa, như chúng ta phải công nhận - không có gì là miễn phí cả. Những thứ gọi là “miễn phí” mà mạng xã hội mang lại cho bạn, đã và đang được chi trả gấp nhiều lần bởi các nguồn bội thu từ các đối tác cần quảng cáo. Song, nếu bạn nghĩ rằng đó là thứ duy nhất và giá trị nhất mà mạng xã hội lấy đi của bạn, thì xin thưa bạn đã nhầm to. Mạng xã hội có thể lấy trộm của bạn nhiều hơn thế, nhất là khi bạn thiếu cảnh giác với tên trộm tài tình này.
Trên toàn thế giới ngày nay có tới vài trăm mạng xã hội, mức độ phủ sóng của mỗi mạng lại khác nhau tùy khu vực. Ở Bắc Mỹ và Tây Âu, phổ biến nhất là Myspace và Facebook, Nam Mỹ có Orkut và Hi5, nhiều nước châu Á ưa chuộng Friendster... Ngoài ra, các quốc gia còn có những mạng xã hội riêng như Cyworld ở Hàn Quốc, Weibo ở Trung Quốc, Mixi ở Nhật Bản, Bebo ở Anh... Người sử dụng có vô cùng nhiều lựa chọn, chỉ cần bạn vào được internet, bạn có thể dễ dàng trở thành thành viên của bất cứ mạng xã hội nào mình thích, kết nối với hàng triệu người khác khắp thế giới. Khỏi phải nói, trở thành một phần của mạng xã hội ảo đơn giản biết chừng nào - nhất là khi ta so sánh điều đó với việc trở thành một phần của một cộng đồng thực tế, kết nối những quan hệ xã hội trong cuộc sống hiện thực! Dễ dàng, tiện lợi như vậy, nên chẳng tội gì chúng ta ít nhất không thử xem sao, bằng vài ba cái nhấp chuột, mở một trang cá nhân, rồi tha hồ thể hiện bản thân theo những cách ta không thể hiện được trong đời thực, và kết giao bè bạn bốn phương tám hướng.
Khoảng 10 năm trở lại đây, cùng với tốc độ phát triển internet ở Việt Nam, tốc độ phủ sóng của mạng xã hội trong cộng đồng những người sử dụng mạng cũng tăng nhanh chóng mặt. Vài ba năm qua, mạng xã hội lại được hậu thuẫn bởi những vũ khí phổ biến và lợi hại như điện thoại, ipad. Bây giờ, chẳng cần đến laptop cũng chẳng cần wifi, chỉ cần chiếc máy điện thoại nhỏ xíu mang theo người, và mạng 3G, chúng ta tha hồ cập nhật mạng xã hội với tốc độ không phải “từng ngày, từng giờ” nữa mà phải nói là “từng phút, từng giây”. Thật là trăm thứ tiện! Cảm giác giống như bạn không đói lắm, và cũng chưa đến bữa ăn, nhưng bàn tiệc cứ bày sẵn trước mặt, các món ăn ngon tuyệt cứ lần lượt được dọn ra bởi các nhân viên phục vụ tận tình cười tươi như hoa, liệu bạn có đủ dũng khí ngồi im không đụng đũa hay không?
Giả thử bạn là một người trẻ, bạn thử nhìn xung quanh và nói xem có bao nhiêu phần trăm trong số những bạn bè của bạn không là thành viên của bất kỳ một mạng xã hội nào đó? Số đó chắc không nhiều, nếu không muốn nói là cực ít. Sau đế chế của blog, giờ đây chúng ta đang chứng kiến triều đại của Facebook tại Việt Nam. Điều này chẳng cần phải chứng minh dài dòng. Ngoài ra, với những ai thích dùng hàng thuần Việt, đã có sẵn các mạng Yume, Zingme, Tamtay...
Tiếp theo, bạn thử nghĩ xem một ngày mình tiêu tốn bao nhiêu thời gian để lướt facebook? Một nghiên cứu cho biết nếu bạn lên Facebook hơn 10 lần trong một ngày (bất kể thời gian mỗi lần là bao lâu), hoặc dành cho nó hơn 5 tiếng một ngày, thì không còn nghi ngờ gì nữa, bạn là một con nghiện mạng xã hội chính cống. Bỏ ra ngần ấy thời gian trong quỹ thời gian ít ỏi 24 tiếng một ngày cho mạng xã hội, liệu bạn có giật mình khi hết một ngày nhìn lại xem nó đã mang lại cho bạn những gì ngoài những bức ảnh, những dòng chia sẻ cá nhân và những câu chuyện phần lớn là vô bổ.
Thời gian không phải là thứ duy nhất bạn đốt cháy dễ dàng trên mạng xã hội. Còn một thứ khác giá trị hơn nhiều nó có thể lấy đi của bạn: đó chính là các mối quan hệ xã hội! Nghe có vẻ phi lý, làm sao mạng xã hội với mục đích ban đầu là kết nối các mối quan hệ lại có thể làm bạn mất đi chính các quan hệ đó??? Nhưng sự thật đúng là như vậy. Những mối quan hệ bạn có trên mạng xã hội phần lớn là quan hệ ảo, khi bạn đắm chìm vào chúng, bạn có thể quên đi những quan hệ thật trong đời sống hiện tại. Nhiều người đã lên tiếng cảnh báo rằng có phải chúng ta đang bị bao phủ bởi một thế giới ảo, các mối quan hệ ảo hay không?
Lấy vài ví dụ nho nhỏ: Thay vì dành thời gian nói chuyện với nhau sau bữa tối, các thành viên trong gia đình bạn người ngồi trước laptop, người cầm ipad, người cầm điện thoại và chìm vào các “quan hệ ảo” khác nhau. Bạn bè dăm ba người hẹn nhau tụ tập tại quán cà phê, nhưng thay vì nói chuyện với nhau, họ chụp chung một bức ảnh, rồi mỗi người một điện thoại đưa ngay bức ảnh đó lên trang cá nhân, với chú thích cẩn thận ảnh vừa chụp ở đâu, với ai, và sau khi thưởng thức cộng với trả lời hết các “like”, các “comment”, đảm bảo với bạn rằng buổi cà phê tán chuyện cũng đã tàn cuộc, bạn sẽ nhận ra mình còn chưa kịp nói gì với những con người thật đang ngồi trước mặt. Đó là còn chưa kể đến rất nhiều tín đồ của mạng xã hội thậm chí chẳng có nhu cầu giao tiếp với những người trong gia đình hay ngoài xã hội nữa bởi họ cảm thấy thỏa mãn hơn nhiều với xã hội ảo, quan hệ ảo và những người bạn ảo trên mạng xã hội.
“Nghiện mạng xã hội” giờ đây không còn là một lời nói chơi. Một công trình nghiên cứu của Trường Đại học Chicago (Mỹ) đã cho thấy, chứng nghiện mạng xã hội còn mạnh hơn và có nguy cơ cao hơn cả những chứng nghiện “truyền thống” như nghiện thuốc lá hay bia rượu.
Cụ thể hơn nữa, nút Like trên Facebook hay nút Retweet trên Twitter có thể tạo ra cho người dùng một chất kích thích truyền thẳng lên hệ thần kinh, và khiến cho người ta bị nghiện.
Song nói đi cũng phải nói lại, cũng như rượu bia hay thuốc lá vốn bản thân chúng chẳng có tội, tội là ở người sử dụng, mạng xã hội cũng chẳng phải “độc dược” gì. Trái lại, ích lợi của nó nhiều đến nỗi những người anti mạng xã hội cực đoan nhất cũng không thể phủ nhận sạch trơn. Nó có thể kết nối những con người ở rất xa nhau về mặt địa lý, kéo gần lại những người chung sở thích, gắn kết người kinh doanh và người tiêu dùng, và góp một tiếng nói tự do vào mạng lưới truyền thông phức tạp hiện nay...
Mạng xã hội đúng là một tên trộm cừ khôi, nhưng cũng như mọi tên trộm khác, nó chỉ trộm được của những người để tài sản hớ hênh, hay thậm chí không biết mình có tài sản gì đáng giá. Còn nếu bạn là một người biết quản lý “tài sản” của mình, ít nhất là hai thứ tài sản đáng giá như thời gian và các mối quan hệ, thì tên trộm này thậm chí còn có thể giúp bạn nhân lên gấp bội số tài sản của mình.
Lịch sử đã chứng minh, sự thống trị của các tập đoàn lớn trên thế giới thường không kéo dài quá 100 năm. Theo nhiều dự báo, cái gọi là “mạng xã hội” cũng sẽ bị khai tử nhanh chóng trong một thời gian ngắn nữa. Đến lúc đó, người ta không ai dùng mạng xã hội nữa, và có lẽ nó sẽ được nhìn một cách hoài niệm như cách ngày nay chúng ta nhìn cái máy nhắn tin bíp bíp đã từng thông dụng một thời. Nhưng từ giờ đến lúc đó, chúng ta vẫn cứ phải chiến đấu chống lại sự cám dỗ chết người của mạng xã hội, và hãy tin tôi: điều này chẳng dễ như ta tưởng đâu!
Theo CAND
Mạng xã hội đã lấy trộm những gì của bạn? Không phải là “thông tin cá nhân”, như nhiều người sẽ quả quyết, mặc dù điều đó không phải là không có lý. Trở thành thành viên của một mạng xã hội nào đó đồng nghĩa với việc bạn phải chia sẻ dù ít dù nhiều những thông tin cá nhân của bạn, và nhà quản lý mạng của bạn chắc chắn sẽ không bỏ phí các thông tin này. Dù sao đi nữa, như chúng ta phải công nhận - không có gì là miễn phí cả. Những thứ gọi là “miễn phí” mà mạng xã hội mang lại cho bạn, đã và đang được chi trả gấp nhiều lần bởi các nguồn bội thu từ các đối tác cần quảng cáo. Song, nếu bạn nghĩ rằng đó là thứ duy nhất và giá trị nhất mà mạng xã hội lấy đi của bạn, thì xin thưa bạn đã nhầm to. Mạng xã hội có thể lấy trộm của bạn nhiều hơn thế, nhất là khi bạn thiếu cảnh giác với tên trộm tài tình này.
Trên toàn thế giới ngày nay có tới vài trăm mạng xã hội, mức độ phủ sóng của mỗi mạng lại khác nhau tùy khu vực. Ở Bắc Mỹ và Tây Âu, phổ biến nhất là Myspace và Facebook, Nam Mỹ có Orkut và Hi5, nhiều nước châu Á ưa chuộng Friendster... Ngoài ra, các quốc gia còn có những mạng xã hội riêng như Cyworld ở Hàn Quốc, Weibo ở Trung Quốc, Mixi ở Nhật Bản, Bebo ở Anh... Người sử dụng có vô cùng nhiều lựa chọn, chỉ cần bạn vào được internet, bạn có thể dễ dàng trở thành thành viên của bất cứ mạng xã hội nào mình thích, kết nối với hàng triệu người khác khắp thế giới. Khỏi phải nói, trở thành một phần của mạng xã hội ảo đơn giản biết chừng nào - nhất là khi ta so sánh điều đó với việc trở thành một phần của một cộng đồng thực tế, kết nối những quan hệ xã hội trong cuộc sống hiện thực! Dễ dàng, tiện lợi như vậy, nên chẳng tội gì chúng ta ít nhất không thử xem sao, bằng vài ba cái nhấp chuột, mở một trang cá nhân, rồi tha hồ thể hiện bản thân theo những cách ta không thể hiện được trong đời thực, và kết giao bè bạn bốn phương tám hướng.
Khoảng 10 năm trở lại đây, cùng với tốc độ phát triển internet ở Việt Nam, tốc độ phủ sóng của mạng xã hội trong cộng đồng những người sử dụng mạng cũng tăng nhanh chóng mặt. Vài ba năm qua, mạng xã hội lại được hậu thuẫn bởi những vũ khí phổ biến và lợi hại như điện thoại, ipad. Bây giờ, chẳng cần đến laptop cũng chẳng cần wifi, chỉ cần chiếc máy điện thoại nhỏ xíu mang theo người, và mạng 3G, chúng ta tha hồ cập nhật mạng xã hội với tốc độ không phải “từng ngày, từng giờ” nữa mà phải nói là “từng phút, từng giây”. Thật là trăm thứ tiện! Cảm giác giống như bạn không đói lắm, và cũng chưa đến bữa ăn, nhưng bàn tiệc cứ bày sẵn trước mặt, các món ăn ngon tuyệt cứ lần lượt được dọn ra bởi các nhân viên phục vụ tận tình cười tươi như hoa, liệu bạn có đủ dũng khí ngồi im không đụng đũa hay không?
Giả thử bạn là một người trẻ, bạn thử nhìn xung quanh và nói xem có bao nhiêu phần trăm trong số những bạn bè của bạn không là thành viên của bất kỳ một mạng xã hội nào đó? Số đó chắc không nhiều, nếu không muốn nói là cực ít. Sau đế chế của blog, giờ đây chúng ta đang chứng kiến triều đại của Facebook tại Việt Nam. Điều này chẳng cần phải chứng minh dài dòng. Ngoài ra, với những ai thích dùng hàng thuần Việt, đã có sẵn các mạng Yume, Zingme, Tamtay...
Tiếp theo, bạn thử nghĩ xem một ngày mình tiêu tốn bao nhiêu thời gian để lướt facebook? Một nghiên cứu cho biết nếu bạn lên Facebook hơn 10 lần trong một ngày (bất kể thời gian mỗi lần là bao lâu), hoặc dành cho nó hơn 5 tiếng một ngày, thì không còn nghi ngờ gì nữa, bạn là một con nghiện mạng xã hội chính cống. Bỏ ra ngần ấy thời gian trong quỹ thời gian ít ỏi 24 tiếng một ngày cho mạng xã hội, liệu bạn có giật mình khi hết một ngày nhìn lại xem nó đã mang lại cho bạn những gì ngoài những bức ảnh, những dòng chia sẻ cá nhân và những câu chuyện phần lớn là vô bổ.
Thời gian không phải là thứ duy nhất bạn đốt cháy dễ dàng trên mạng xã hội. Còn một thứ khác giá trị hơn nhiều nó có thể lấy đi của bạn: đó chính là các mối quan hệ xã hội! Nghe có vẻ phi lý, làm sao mạng xã hội với mục đích ban đầu là kết nối các mối quan hệ lại có thể làm bạn mất đi chính các quan hệ đó??? Nhưng sự thật đúng là như vậy. Những mối quan hệ bạn có trên mạng xã hội phần lớn là quan hệ ảo, khi bạn đắm chìm vào chúng, bạn có thể quên đi những quan hệ thật trong đời sống hiện tại. Nhiều người đã lên tiếng cảnh báo rằng có phải chúng ta đang bị bao phủ bởi một thế giới ảo, các mối quan hệ ảo hay không?
Lấy vài ví dụ nho nhỏ: Thay vì dành thời gian nói chuyện với nhau sau bữa tối, các thành viên trong gia đình bạn người ngồi trước laptop, người cầm ipad, người cầm điện thoại và chìm vào các “quan hệ ảo” khác nhau. Bạn bè dăm ba người hẹn nhau tụ tập tại quán cà phê, nhưng thay vì nói chuyện với nhau, họ chụp chung một bức ảnh, rồi mỗi người một điện thoại đưa ngay bức ảnh đó lên trang cá nhân, với chú thích cẩn thận ảnh vừa chụp ở đâu, với ai, và sau khi thưởng thức cộng với trả lời hết các “like”, các “comment”, đảm bảo với bạn rằng buổi cà phê tán chuyện cũng đã tàn cuộc, bạn sẽ nhận ra mình còn chưa kịp nói gì với những con người thật đang ngồi trước mặt. Đó là còn chưa kể đến rất nhiều tín đồ của mạng xã hội thậm chí chẳng có nhu cầu giao tiếp với những người trong gia đình hay ngoài xã hội nữa bởi họ cảm thấy thỏa mãn hơn nhiều với xã hội ảo, quan hệ ảo và những người bạn ảo trên mạng xã hội.
“Nghiện mạng xã hội” giờ đây không còn là một lời nói chơi. Một công trình nghiên cứu của Trường Đại học Chicago (Mỹ) đã cho thấy, chứng nghiện mạng xã hội còn mạnh hơn và có nguy cơ cao hơn cả những chứng nghiện “truyền thống” như nghiện thuốc lá hay bia rượu.
Cụ thể hơn nữa, nút Like trên Facebook hay nút Retweet trên Twitter có thể tạo ra cho người dùng một chất kích thích truyền thẳng lên hệ thần kinh, và khiến cho người ta bị nghiện.
Song nói đi cũng phải nói lại, cũng như rượu bia hay thuốc lá vốn bản thân chúng chẳng có tội, tội là ở người sử dụng, mạng xã hội cũng chẳng phải “độc dược” gì. Trái lại, ích lợi của nó nhiều đến nỗi những người anti mạng xã hội cực đoan nhất cũng không thể phủ nhận sạch trơn. Nó có thể kết nối những con người ở rất xa nhau về mặt địa lý, kéo gần lại những người chung sở thích, gắn kết người kinh doanh và người tiêu dùng, và góp một tiếng nói tự do vào mạng lưới truyền thông phức tạp hiện nay...
Mạng xã hội đúng là một tên trộm cừ khôi, nhưng cũng như mọi tên trộm khác, nó chỉ trộm được của những người để tài sản hớ hênh, hay thậm chí không biết mình có tài sản gì đáng giá. Còn nếu bạn là một người biết quản lý “tài sản” của mình, ít nhất là hai thứ tài sản đáng giá như thời gian và các mối quan hệ, thì tên trộm này thậm chí còn có thể giúp bạn nhân lên gấp bội số tài sản của mình.
Lịch sử đã chứng minh, sự thống trị của các tập đoàn lớn trên thế giới thường không kéo dài quá 100 năm. Theo nhiều dự báo, cái gọi là “mạng xã hội” cũng sẽ bị khai tử nhanh chóng trong một thời gian ngắn nữa. Đến lúc đó, người ta không ai dùng mạng xã hội nữa, và có lẽ nó sẽ được nhìn một cách hoài niệm như cách ngày nay chúng ta nhìn cái máy nhắn tin bíp bíp đã từng thông dụng một thời. Nhưng từ giờ đến lúc đó, chúng ta vẫn cứ phải chiến đấu chống lại sự cám dỗ chết người của mạng xã hội, và hãy tin tôi: điều này chẳng dễ như ta tưởng đâu!
Theo CAND