yennhi2509
Thành viên
- Tham gia
- 14/10/2019
- Bài viết
- 0
Có lẽ khái niệm về màn hình cảm ứng giờ đây đã quá quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Hầu như các thiết bị công nghệ thông minh phổ biến nhất hiện nay như smartphone, tablet, màn hình tương tác,v.v... đều được trang bị công nghệ cảm ứng với hàng loạt tính năng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại thiết bị đều sẽ có một công nghệ màn hình cảm ứng riêng với chức năng và ứng dụng riêng. Một trong những dạng cảm ứng phổ biến và hiện đại nhất hiện nay chính là công nghệ cảm ứng hồng ngoại, với khả năng nhận diện cảm ứng chính xác, sử dụng dễ dàng và được ứng dụng với nhiều tính năng khác nhau. Kính mời quý bạn đọc cùng DNC tìm hiểu sâu hơn về khái niệm màn hình cảm ứng hồng ngoại (IR touch) cũng như các thức hoạt động và lợi ích mà công nghệ này đem lại.
Màn hình cảm ứng hồng ngoại là gì?
Màn hình cảm ứng hồng ngoại là màn hình được phủ trên bề mặt bởi một tấm lưới tia hồng ngoại đan xen ngang dọc dày đặc lẫn nhau, nhận diện cảm ứng bằng cách xác định các tọa độ xảy ra ngắt quãng tia hồng ngoại trên tấm lưới này. Hiểu theo một cách đơn giản, màn hình sẽ được bao quanh bởi một chiếc khung viền chứa hàng loạt hệ thống đèn LED hồng ngoại (hay còn gọi là khung cảm ứng hoặc khung tương tác) chiếu ra các tia hồng ngoại mắt thường không thể nhìn thấy được với bố cục ngang dọc đan xen như một chiếc lưới. Khi người dùng chạm tay vào màn hình, các tia hồng ngoại sẽ bị ngắt quãng bởi ngón tay và dội ngược trở lại vào các cảm biến được bố trí xung quanh khung cảm ứng, từ đó phát hiện được toạ độ ngắt quãng và xác nhận vị trí cảm ứng.
Điểm mấu chốt tạo nên sự chính xác cực cao của màn hình cảm ứng hồng ngoại chính là nhờ các tia hồng ngoại được bố trí ngang dọc với mật độ vô cùng dày đặc, từ đó cảm biến có thể dễ dàng phát hiện được toạ độ của những điểm bị ngắt quãng. Hơn thế nữa, khác với cảm ứng điện dung, khi chỉ có thể phát hiện cảm ứng từ ngón tay người hoặc bút stylus, người dùng hoàn toàn có thể dùng ngón tay, bút chì, bút bi hay bất kỳ vật cứng nào để tương tác viết vẽ trên bề mặt màn hình.
Giải thích cho điều này là bởi vì màn hình cảm ứng điện dung sẽ xác định cảm ứng dựa trên sự nhiễu loạn điện tích trên tấm màn gây ra bởi một vật có tích điện chạm vào (ngón tay, bút stylus). Chính vì thế nên những vật không tích điện sẽ khiến cho cảm biến của dòng màn hình này xác định được. Còn với màn hình hồng ngoại, bất cứ vật cứng nào với kích thước phù hợp đều có thể tương tác cảm ứng được ở trên bề mặt.
Ứng dụng của công nghệ màn hình cảm ứng hồng ngoại?
Thành phần quan trọng nhất để cấu tạo nên một chiếc màn hình cảm ứng hồng ngoại đó chính là hệ thống đèn LED được gắn trên khung cảm ứng bao quanh viền màn hình. Đây chính là điểm đáng chú ý đến từ cấu tạo của loại màn hình này với những đặc tính tiện lợi hơn nhiều so với các dòng màn hình cảm ứng trên điện thoại smartphone hay tablet (cảm ứng điện dung). Bởi vì dòng màn hình cảm ứng điện dung thường sẽ phải được trang bị ngay từ thiết kế ban đầu của tấm nền, với chi phí khá cao, sửa chữa tốn kém vì khi hỏng màn hình thì coi như toàn bộ bộ cảm biến cũng sẽ dễ hỏng theo. Còn màn hình cảm ứng hồng ngoại thì lại khác, bởi vì khung cảm ứng được lắp đặt theo viền màn hình, nên nếu như màn hình hiển thị bị hỏng, thì hộ khung đèn hồng ngoại vẫn sẽ không bị ảnh hưởng, thậm chí có thể tháo ra và tích hợp lại với một chiếc màn hình khác cùng kích cỡ.
Thiết bị khung đèn hồng ngoại trên còn có thể được tách ra thành một thiết bị riêng có tên gọi là khung tương tác thông minh, thứ mà có thể biến một chiếc tivi thông thường cùng kích cỡ trở thành một màn hình cảm ứng cực kỳ dễ dàng. Khung tương tác có thể dễ dàng kết hợp với mọi loại tivi khác nhau nhờ được cài đặt hệ thống định vị, cũng như lắp đặt rất dễ dàng.Công nghệ khung tương tác này cũng được áp dụng với một dòng thiết bị cũng khá nổi bật thời điểm hiện tại là bảng tương tác thông minh với viền ngoài được bao quanh hệ thống đèn LED gắn trên khung. Tuy nhiên, loại thiết bị này không hoàn toàn là một thiết bị hiển thị, vì nguyên lý hoạt động của nó là cần phải kết hợp với máy chiếu và phản chiếu lại hình ảnh được trình chiếu đồng thời hỗ trợ khả năng chấm chạm cảm ứng từ 4-10 điểm chạm trên bề mặt bảng thay vì phải dùng chuột và máy tính.
Ứng dụng điển hình và nổi bật nhất của công nghệ màn hình cảm ứng hồng ngoại đó chính là màn hình tương tác thông minh. Đây là dòng thiết bị tích hợp all-in-one nhằm hỗ trợ cho công việc trình chiếu, thuyết trình, giảng dạy được trở nên dễ dàng và tối ưu hết mức có thể. Không chỉ có nguyên chức năng hiển thị như tivi, màn hình tương tác còn được xây dựng giống như một chiếc tablet cỡ lớn, có thể tích hợp cùng một chiếc mini PC với công suất tương đương một máy tính cá nhân thông thường, như hơn ở chỗ là có thể cảm ứng được trên bề mặt lên đến 10-20 điểm chạm. Hầu hết các ông lớn về công nghệ hiển thị trên thế giới đều đã có những sản phẩm chiến lược với những tính năng vô cùng tuyệt vời, điển hình như ProSpace, Samsung của Hàn Quốc, Gaoke của Trung Quốc, AHA của Đài Loan và Viewsonic của Mỹ. Cũng giống như các thiết bị kể trên, màn hình tương tác cũng được bao bọc xung quanh bởi một hệ thống khung cảm ứng vô cùng hiện đại. Tuy nhiên một số dòng màn hình đã bắt đầu phát triển những công nghệ cảm ứng khác trên màn hình tương tác, điển hình là sản phẩm Samsung Flip 1 và Flip 2 với công nghệ cảm ứng InGlass từng làm mưa làm gió trên thị trường vào thời điểm mới ra mắt.
Phần mềm bán hàng tạp hoá
Màn hình cảm ứng hồng ngoại là gì?
Màn hình cảm ứng hồng ngoại là màn hình được phủ trên bề mặt bởi một tấm lưới tia hồng ngoại đan xen ngang dọc dày đặc lẫn nhau, nhận diện cảm ứng bằng cách xác định các tọa độ xảy ra ngắt quãng tia hồng ngoại trên tấm lưới này. Hiểu theo một cách đơn giản, màn hình sẽ được bao quanh bởi một chiếc khung viền chứa hàng loạt hệ thống đèn LED hồng ngoại (hay còn gọi là khung cảm ứng hoặc khung tương tác) chiếu ra các tia hồng ngoại mắt thường không thể nhìn thấy được với bố cục ngang dọc đan xen như một chiếc lưới. Khi người dùng chạm tay vào màn hình, các tia hồng ngoại sẽ bị ngắt quãng bởi ngón tay và dội ngược trở lại vào các cảm biến được bố trí xung quanh khung cảm ứng, từ đó phát hiện được toạ độ ngắt quãng và xác nhận vị trí cảm ứng.
Điểm mấu chốt tạo nên sự chính xác cực cao của màn hình cảm ứng hồng ngoại chính là nhờ các tia hồng ngoại được bố trí ngang dọc với mật độ vô cùng dày đặc, từ đó cảm biến có thể dễ dàng phát hiện được toạ độ của những điểm bị ngắt quãng. Hơn thế nữa, khác với cảm ứng điện dung, khi chỉ có thể phát hiện cảm ứng từ ngón tay người hoặc bút stylus, người dùng hoàn toàn có thể dùng ngón tay, bút chì, bút bi hay bất kỳ vật cứng nào để tương tác viết vẽ trên bề mặt màn hình.
Giải thích cho điều này là bởi vì màn hình cảm ứng điện dung sẽ xác định cảm ứng dựa trên sự nhiễu loạn điện tích trên tấm màn gây ra bởi một vật có tích điện chạm vào (ngón tay, bút stylus). Chính vì thế nên những vật không tích điện sẽ khiến cho cảm biến của dòng màn hình này xác định được. Còn với màn hình hồng ngoại, bất cứ vật cứng nào với kích thước phù hợp đều có thể tương tác cảm ứng được ở trên bề mặt.
Ứng dụng của công nghệ màn hình cảm ứng hồng ngoại?
Thành phần quan trọng nhất để cấu tạo nên một chiếc màn hình cảm ứng hồng ngoại đó chính là hệ thống đèn LED được gắn trên khung cảm ứng bao quanh viền màn hình. Đây chính là điểm đáng chú ý đến từ cấu tạo của loại màn hình này với những đặc tính tiện lợi hơn nhiều so với các dòng màn hình cảm ứng trên điện thoại smartphone hay tablet (cảm ứng điện dung). Bởi vì dòng màn hình cảm ứng điện dung thường sẽ phải được trang bị ngay từ thiết kế ban đầu của tấm nền, với chi phí khá cao, sửa chữa tốn kém vì khi hỏng màn hình thì coi như toàn bộ bộ cảm biến cũng sẽ dễ hỏng theo. Còn màn hình cảm ứng hồng ngoại thì lại khác, bởi vì khung cảm ứng được lắp đặt theo viền màn hình, nên nếu như màn hình hiển thị bị hỏng, thì hộ khung đèn hồng ngoại vẫn sẽ không bị ảnh hưởng, thậm chí có thể tháo ra và tích hợp lại với một chiếc màn hình khác cùng kích cỡ.
Thiết bị khung đèn hồng ngoại trên còn có thể được tách ra thành một thiết bị riêng có tên gọi là khung tương tác thông minh, thứ mà có thể biến một chiếc tivi thông thường cùng kích cỡ trở thành một màn hình cảm ứng cực kỳ dễ dàng. Khung tương tác có thể dễ dàng kết hợp với mọi loại tivi khác nhau nhờ được cài đặt hệ thống định vị, cũng như lắp đặt rất dễ dàng.Công nghệ khung tương tác này cũng được áp dụng với một dòng thiết bị cũng khá nổi bật thời điểm hiện tại là bảng tương tác thông minh với viền ngoài được bao quanh hệ thống đèn LED gắn trên khung. Tuy nhiên, loại thiết bị này không hoàn toàn là một thiết bị hiển thị, vì nguyên lý hoạt động của nó là cần phải kết hợp với máy chiếu và phản chiếu lại hình ảnh được trình chiếu đồng thời hỗ trợ khả năng chấm chạm cảm ứng từ 4-10 điểm chạm trên bề mặt bảng thay vì phải dùng chuột và máy tính.
Ứng dụng điển hình và nổi bật nhất của công nghệ màn hình cảm ứng hồng ngoại đó chính là màn hình tương tác thông minh. Đây là dòng thiết bị tích hợp all-in-one nhằm hỗ trợ cho công việc trình chiếu, thuyết trình, giảng dạy được trở nên dễ dàng và tối ưu hết mức có thể. Không chỉ có nguyên chức năng hiển thị như tivi, màn hình tương tác còn được xây dựng giống như một chiếc tablet cỡ lớn, có thể tích hợp cùng một chiếc mini PC với công suất tương đương một máy tính cá nhân thông thường, như hơn ở chỗ là có thể cảm ứng được trên bề mặt lên đến 10-20 điểm chạm. Hầu hết các ông lớn về công nghệ hiển thị trên thế giới đều đã có những sản phẩm chiến lược với những tính năng vô cùng tuyệt vời, điển hình như ProSpace, Samsung của Hàn Quốc, Gaoke của Trung Quốc, AHA của Đài Loan và Viewsonic của Mỹ. Cũng giống như các thiết bị kể trên, màn hình tương tác cũng được bao bọc xung quanh bởi một hệ thống khung cảm ứng vô cùng hiện đại. Tuy nhiên một số dòng màn hình đã bắt đầu phát triển những công nghệ cảm ứng khác trên màn hình tương tác, điển hình là sản phẩm Samsung Flip 1 và Flip 2 với công nghệ cảm ứng InGlass từng làm mưa làm gió trên thị trường vào thời điểm mới ra mắt.
Phần mềm bán hàng tạp hoá