Nhân Sâm Khánh Ngân
Thành viên
- Tham gia
- 25/8/2016
- Bài viết
- 0
Với thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón sau, mẹ có thể an tâm hơn vì hệ tiêu hóa của bé sẽ sớm trở lại bình thường, cơ thể hấp thụ tốt dinh dưỡng, phát triển khỏe mạnh.
Bé bị táo bón thường có các dấu hiệu như phân sống, ăn gì ra đó, bé ít đi tiêu, khi đi thường ra phân khô, cứng và gây cảm giác đau đớn, bé quấy khóc… Theo các chuyên gia, táo bón tuy lành tính nhưng thường dai dẳng, nếu kéo dài liên tục sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, thấp còi, suy dinh dưỡng. Do đó, bố mẹ cần hết sức lưu ý, không chủ quan, nhất là trong thời gian cho bé ăn dặm. Bởi lúc này hệ tiêu hóa bé còn yếu ớt, việc bị táo bón liên tục sẽ là tiền đề xấu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ các bệnh về đường tiêu hóa sau này.
1/ 7 NGUYÊN NHÂN GÂY TÁO BÓN CHO BÉ KHI ĂN DẶM, MẸ CẦN BIẾT
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị táo bón trong thời gian ăn dặm. Trong số đó, chủ yếu là do phương pháp ăn dặm của mẹ áp dụng không đúng cách. Cụ thể:
2/ GỢI Ý THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ HẾT BỊ TÁO BÓN
Để bé hết bị táo bón, trước hết mẹ cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này để có phương án khắc phục hiệu quả. Song song đó, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của bé, tăng cường chất xơ, trái cây và cung cấp vừa đủ hàm lượng chất đạm, đặc biệt là sữa công thức. Đối với các bé sau 1 tuổi khi áp dụng ăn cơm nát, mẹ có thể điều chỉnh các món cháo hoặc tăng cường thêm rau xanh, các loại củ như khoai lang, các trái cây như bưởi, xoài, thanh long… để bé nhuận tràng. Mẹ có thể tham khảo một vài món ăn sau:
A/ Cháo ngao nấu với rau mồng tơi
Mồng tơi là một trong những loại rau vừa có tác dụng thanh nhiệt vừa nhuận tràng hiệu quả. Mẹ có thể luộc với bé lớn, với các bé nhỏ, mẹ có thể nấu cháo với hải sản như ngao – một trong những loại hải sản có khả năng chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể hiệu quả.
Mẹ cần chuẩn bị:
Rau mồng tơi rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó cho vào nồi với bát nước ngao ở trên, thêm thịt ngao, cháo vào nấu sôi, khuấy đều là hoàn thành. Đợi cháo nguội mẹ có thể cho bé ăn.
B/ Khoai lang trộn sữa
Khoai lang là một trong những thực phẩm rất tốt để trị táo bón. Mẹ có thể nấu cháo hoặc súp khoang lang, đơn giản hơn là món khoai lang trộn sữa phù hợp với hầu hết các độ tuổi ăn dặm.
Với món này mẹ chỉ cần hấp 1 củ khoai lang vừa, tán nhuyễn với sữa (tốt nhất là sữa mẹ) cho bé dùng.
C/ Cháo tôm nấu đậu bắp
Mẹ cần chuẩn bị:
Cách nấu: Nấu nhừ gạo thành cháo. Tôm bóc vỏ, băm nhuyễn ướp với ít nước mắm. Với đậu bắp mẹ rửa sạch thái lát hoặc băm nhỏ với bé chưa ăn thô được. Cho tôm vào nấu với nồi cháo, chú ý khuấy đều để tôm không vón cục. Sau đó cho đậu bắp vào nấu đến khi đậu bắp mềm, sánh dẻo là hoàn thành.
D/ Súp khoai tây, cà rốt, củ cải
Mẹ cần chuẩn bị:
E/ Cháo tôm nấu với rau dền
Mẹ cần chuẩn bị:
Cách nấu: Đun sôi bát nước, cho tôm và rau dền vào nấu chín. Sau đó từ từ cho bột vào khuấy đều đến khi chín thì cho dầu ăn vào, tắt bếp. Cho cháo ra bát, đợi nguội là có thể cho bé dùng.
Thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón mẹ chỉ cần giảm thiểu vừa phải lượng đạm, tăng cường chất xơ từ rau xanh và trái cây. Đồng thời, mẹ cần chú ý đến các thói quen sinh hoạt hằng ngày của bé như vận động, uống nước, bú sữa bình (sữa công thức) để điều chỉnh cho phù hợp. Mẹ cần quan sát phân bé sau mỗi lần đi ngoài để kịp thời điều chỉnh nếu phân quá lỏng. Nếu bé vẫn còn bị táo bón mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám sớm.
>> THAM KHẢO : 100++ THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ HÀNG NGÀY ĐẦY ĐỦ DINH DƯỠNG
Bé bị táo bón thường có các dấu hiệu như phân sống, ăn gì ra đó, bé ít đi tiêu, khi đi thường ra phân khô, cứng và gây cảm giác đau đớn, bé quấy khóc… Theo các chuyên gia, táo bón tuy lành tính nhưng thường dai dẳng, nếu kéo dài liên tục sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, thấp còi, suy dinh dưỡng. Do đó, bố mẹ cần hết sức lưu ý, không chủ quan, nhất là trong thời gian cho bé ăn dặm. Bởi lúc này hệ tiêu hóa bé còn yếu ớt, việc bị táo bón liên tục sẽ là tiền đề xấu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ các bệnh về đường tiêu hóa sau này.
1/ 7 NGUYÊN NHÂN GÂY TÁO BÓN CHO BÉ KHI ĂN DẶM, MẸ CẦN BIẾT
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị táo bón trong thời gian ăn dặm. Trong số đó, chủ yếu là do phương pháp ăn dặm của mẹ áp dụng không đúng cách. Cụ thể:
- Thực đơn ăn dặm quá nhiều đạm (thịt, cá) nhưng lại thiếu hụt chất xơ từ rau củ quả và trái cây.
- Mẹ quên cho bé uống thêm nước
- Khi bé đổi từ bú sữa mẹ sang bú bình hoặc khi mẹ lạm dụng sữa công thức cũng gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.
- Bé ít vận động, ngồi nhiều cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn
- Bé tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa như phomai, sữa công thức
- Áp dụng sai phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khi cho bé ăn quá nhiều các món ăn thô
- Một số bé gặp vấn đề về đường ruột, cần được đi thăm khám để theo dõi kịp thời
2/ GỢI Ý THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ HẾT BỊ TÁO BÓN
Để bé hết bị táo bón, trước hết mẹ cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này để có phương án khắc phục hiệu quả. Song song đó, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của bé, tăng cường chất xơ, trái cây và cung cấp vừa đủ hàm lượng chất đạm, đặc biệt là sữa công thức. Đối với các bé sau 1 tuổi khi áp dụng ăn cơm nát, mẹ có thể điều chỉnh các món cháo hoặc tăng cường thêm rau xanh, các loại củ như khoai lang, các trái cây như bưởi, xoài, thanh long… để bé nhuận tràng. Mẹ có thể tham khảo một vài món ăn sau:
A/ Cháo ngao nấu với rau mồng tơi
Mồng tơi là một trong những loại rau vừa có tác dụng thanh nhiệt vừa nhuận tràng hiệu quả. Mẹ có thể luộc với bé lớn, với các bé nhỏ, mẹ có thể nấu cháo với hải sản như ngao – một trong những loại hải sản có khả năng chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể hiệu quả.
Mẹ cần chuẩn bị:
- 1 bát cháo trắng
- 3-5 lá mồng tơi vừa
- 300g ngao sống
Rau mồng tơi rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó cho vào nồi với bát nước ngao ở trên, thêm thịt ngao, cháo vào nấu sôi, khuấy đều là hoàn thành. Đợi cháo nguội mẹ có thể cho bé ăn.
B/ Khoai lang trộn sữa
Khoai lang là một trong những thực phẩm rất tốt để trị táo bón. Mẹ có thể nấu cháo hoặc súp khoang lang, đơn giản hơn là món khoai lang trộn sữa phù hợp với hầu hết các độ tuổi ăn dặm.
Với món này mẹ chỉ cần hấp 1 củ khoai lang vừa, tán nhuyễn với sữa (tốt nhất là sữa mẹ) cho bé dùng.
C/ Cháo tôm nấu đậu bắp
Mẹ cần chuẩn bị:
- ⅓ bát gạo dẻo
- 100g tôm sú
- 5-6 quả đậu bắp vừa
- Hành lá, gia vị
Cách nấu: Nấu nhừ gạo thành cháo. Tôm bóc vỏ, băm nhuyễn ướp với ít nước mắm. Với đậu bắp mẹ rửa sạch thái lát hoặc băm nhỏ với bé chưa ăn thô được. Cho tôm vào nấu với nồi cháo, chú ý khuấy đều để tôm không vón cục. Sau đó cho đậu bắp vào nấu đến khi đậu bắp mềm, sánh dẻo là hoàn thành.
D/ Súp khoai tây, cà rốt, củ cải
Mẹ cần chuẩn bị:
- Cà rốt, khoai tây, củ cải trắng (mỗi thứ 40g)
- Nước, đường
E/ Cháo tôm nấu với rau dền
Mẹ cần chuẩn bị:
- 20g bột gạo
- 20g thịt tôm đồng băm nhuyễn
- 10g lá rau dền băm nhuyễn
- 1 thìa dầu ăn
- 1 bát chén nước sạch
Cách nấu: Đun sôi bát nước, cho tôm và rau dền vào nấu chín. Sau đó từ từ cho bột vào khuấy đều đến khi chín thì cho dầu ăn vào, tắt bếp. Cho cháo ra bát, đợi nguội là có thể cho bé dùng.
Thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón mẹ chỉ cần giảm thiểu vừa phải lượng đạm, tăng cường chất xơ từ rau xanh và trái cây. Đồng thời, mẹ cần chú ý đến các thói quen sinh hoạt hằng ngày của bé như vận động, uống nước, bú sữa bình (sữa công thức) để điều chỉnh cho phù hợp. Mẹ cần quan sát phân bé sau mỗi lần đi ngoài để kịp thời điều chỉnh nếu phân quá lỏng. Nếu bé vẫn còn bị táo bón mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám sớm.
>> THAM KHẢO : 100++ THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ HÀNG NGÀY ĐẦY ĐỦ DINH DƯỠNG