- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Chỉ còn gần 20 ngày nữa các sĩ tử sẽ bước vào kì thi ĐH đầy cam go. Đây cũng chính là thời điểm mà các bạn cần chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi “xung trận”
Càng gần ngày thi càng lo lắng
Lo lắng, hồi hộp là tâm lý chung của rất nhiều sĩ tử đang chuẩn bị bước vào kì thi ĐH. Bạn Dương Thu Hoài, THPT Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc than thở: “Sắp thi rồi mà mình vẫn chưa tự tin với kiến thức của bản thân do thường xuyên bị căng thẳng. Tâm trạng của mình lúc nào cũng căng như dây đàn và không thể nào tập trung học được. Dù đang ngồi ở bàn học, dù mắt vẫn dán vào cuốn vở nhưng đầu óc mình vẫn cứ nghĩ mông lung về chuyện thi cử, chuyện đỗ, trượt… Những suy nghĩ như: “Liệu mình có thể đạt được số điểm như mong muốn không?”, “Nếu mình trượt thì phải làm thế nào?”… lúc nào cũng lởn vởn trong đầu khiến càng thêm mệt mỏi”.
Có thể thấy, hầu hết các bạn học sinh đều chọn thi ĐH là con đường đi tới tương lai, đều cho rằng đây là kì thi đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời. Đặc biệt, trong nhiều gia đình, phụ huynh cũng hết sức quan tâm tới việc thi ĐH của con cái, luôn kì vọng các bạn sẽ thi đỗ vào trường ĐH nào đó để mai sau có một nghề nghiệp ổn định. Chính niềm tin và sự kì vọng của gia đình nhiều khi lại càng trở nên áp lực đè nặng lên vai của sĩ tử.
Bạn Vũ Hoàng Long, THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội chia sẻ: “Trong gia đình mình, cả anh trai và chị gái đều là sinh viên của những trường ĐH tiếng tăm, bố mẹ cũng mong muốn mình sẽ thi đỗ vào một trường ĐH như thế. Càng gần tới ngày thi, mình càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của bố mẹ, từ việc ép ăn uống đến việc nhắc nhở phải tập trung ôn thi thật tốt. Bố mẹ mình còn không ngừng nhắc về phần thưởng nếu mình thi đỗ cũng như “hình phạt” nếu mình chẳng may thi trượt. Vì thế, lúc nào mình cũng trong tình trạng lo lắng, căng thẳng…”.
Dẹp bỏ áp lực như thế nào?
Trước hết, các sĩ tử cần xác định lại tư tưởng của mình và có nhận thức đúng đắn hơn về kì thi ĐH. Thi ĐH là kì thi quan trọng thể hiện kết quả của 12 năm đèn sách, nhưng không có nghĩa là kì thi “sinh tử”, là con đường duy nhất đưa bạn tới tương lai. Đừng quên rằng nếu như cánh cửa ĐH không mở ra trước mắt bạn, thì bạn vẫn có còn những sự lựa chọn khác để có thể thực hiện được ước mơ của mình và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Nhận thức rõ ràng được điều đó sẽ giúp sĩ tử cảm thấy kì thi ĐH trở nên nhẹ nhàng hơn và áp lực cũng vơi bớt đi rất nhiều.
Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt với những áp lực do gia đình, người thân tạo ra thì hãy biết cách biến những áp lực đó trở thành động lực để ôn thi và thi tốt. Hãy biết thông cảm cho sự kì vọng và những sự quan tâm dù là thái quá của bố mẹ. Bởi bất cứ phụ huynh nào cũng có ước muốn chính đáng là chứng kiến con cái học hành giỏi giang, đỗ đạt… Do đó, bạn nên tự nhủ với bản thân sẽ nỗ lực hết mình để biến ước muốn của bố mẹ trở thành sự thực.
Nhưng hơn hết, các sĩ tử phải biết cách tạo động lực cho chính mình, khiến bản thân cảm thấy hứng thú khi ôn thi ĐH, thay vì vùi đầu trong những nỗi lo lắng, căng thẳng, hay ngán ngẩm ngồi nhìn sách vở. Bạn hãy thử tưởng tượng ra viễn cảnh khi bạn đỗ ĐH, được trải nghiệm cuộc sống sinh viên… BạnLương Văn Thùy, cựu sinh viên của trường ĐH Ngoại thương từng chia sẻ: “Khi ôn thi ĐH, mình đã tạo động lực cho bản thân bằng cách luôn mơ về hình ảnh của mình khi trở thành sinh viên đại học và cùng… dắt tay người yêu trên giảng đường"…
Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất để dẹp bỏ mọi nỗi lo lắng, áp lực khi ngày thi tới gần là hệ thống lại kiến thức ở cả 3 môn học, rà soát lại những phần mà mình chưa nắm vững để tập trung ôn luyện kĩ trước khi kì thi diễn ra. Chỉ khi thật sự tự tin với kiến thức đã trang bị thì các sĩ tử mới có được một tâm lý ổn định nhất khi bước vào kì thi.
Càng gần ngày thi càng lo lắng
Lo lắng, hồi hộp là tâm lý chung của rất nhiều sĩ tử đang chuẩn bị bước vào kì thi ĐH. Bạn Dương Thu Hoài, THPT Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc than thở: “Sắp thi rồi mà mình vẫn chưa tự tin với kiến thức của bản thân do thường xuyên bị căng thẳng. Tâm trạng của mình lúc nào cũng căng như dây đàn và không thể nào tập trung học được. Dù đang ngồi ở bàn học, dù mắt vẫn dán vào cuốn vở nhưng đầu óc mình vẫn cứ nghĩ mông lung về chuyện thi cử, chuyện đỗ, trượt… Những suy nghĩ như: “Liệu mình có thể đạt được số điểm như mong muốn không?”, “Nếu mình trượt thì phải làm thế nào?”… lúc nào cũng lởn vởn trong đầu khiến càng thêm mệt mỏi”.
Các sĩ tử thường cảm thấy khá căng thẳng trước kì thi Đại học
Có thể thấy, hầu hết các bạn học sinh đều chọn thi ĐH là con đường đi tới tương lai, đều cho rằng đây là kì thi đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời. Đặc biệt, trong nhiều gia đình, phụ huynh cũng hết sức quan tâm tới việc thi ĐH của con cái, luôn kì vọng các bạn sẽ thi đỗ vào trường ĐH nào đó để mai sau có một nghề nghiệp ổn định. Chính niềm tin và sự kì vọng của gia đình nhiều khi lại càng trở nên áp lực đè nặng lên vai của sĩ tử.
Bạn Vũ Hoàng Long, THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội chia sẻ: “Trong gia đình mình, cả anh trai và chị gái đều là sinh viên của những trường ĐH tiếng tăm, bố mẹ cũng mong muốn mình sẽ thi đỗ vào một trường ĐH như thế. Càng gần tới ngày thi, mình càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của bố mẹ, từ việc ép ăn uống đến việc nhắc nhở phải tập trung ôn thi thật tốt. Bố mẹ mình còn không ngừng nhắc về phần thưởng nếu mình thi đỗ cũng như “hình phạt” nếu mình chẳng may thi trượt. Vì thế, lúc nào mình cũng trong tình trạng lo lắng, căng thẳng…”.
Dẹp bỏ áp lực như thế nào?
Trước hết, các sĩ tử cần xác định lại tư tưởng của mình và có nhận thức đúng đắn hơn về kì thi ĐH. Thi ĐH là kì thi quan trọng thể hiện kết quả của 12 năm đèn sách, nhưng không có nghĩa là kì thi “sinh tử”, là con đường duy nhất đưa bạn tới tương lai. Đừng quên rằng nếu như cánh cửa ĐH không mở ra trước mắt bạn, thì bạn vẫn có còn những sự lựa chọn khác để có thể thực hiện được ước mơ của mình và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Nhận thức rõ ràng được điều đó sẽ giúp sĩ tử cảm thấy kì thi ĐH trở nên nhẹ nhàng hơn và áp lực cũng vơi bớt đi rất nhiều.
Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt với những áp lực do gia đình, người thân tạo ra thì hãy biết cách biến những áp lực đó trở thành động lực để ôn thi và thi tốt. Hãy biết thông cảm cho sự kì vọng và những sự quan tâm dù là thái quá của bố mẹ. Bởi bất cứ phụ huynh nào cũng có ước muốn chính đáng là chứng kiến con cái học hành giỏi giang, đỗ đạt… Do đó, bạn nên tự nhủ với bản thân sẽ nỗ lực hết mình để biến ước muốn của bố mẹ trở thành sự thực.
Biến những áp lực từ sự kì vọng của ba mẹ thành động lực để vượt qua kì thi dễ dàng hơn
Nhưng hơn hết, các sĩ tử phải biết cách tạo động lực cho chính mình, khiến bản thân cảm thấy hứng thú khi ôn thi ĐH, thay vì vùi đầu trong những nỗi lo lắng, căng thẳng, hay ngán ngẩm ngồi nhìn sách vở. Bạn hãy thử tưởng tượng ra viễn cảnh khi bạn đỗ ĐH, được trải nghiệm cuộc sống sinh viên… BạnLương Văn Thùy, cựu sinh viên của trường ĐH Ngoại thương từng chia sẻ: “Khi ôn thi ĐH, mình đã tạo động lực cho bản thân bằng cách luôn mơ về hình ảnh của mình khi trở thành sinh viên đại học và cùng… dắt tay người yêu trên giảng đường"…
Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất để dẹp bỏ mọi nỗi lo lắng, áp lực khi ngày thi tới gần là hệ thống lại kiến thức ở cả 3 môn học, rà soát lại những phần mà mình chưa nắm vững để tập trung ôn luyện kĩ trước khi kì thi diễn ra. Chỉ khi thật sự tự tin với kiến thức đã trang bị thì các sĩ tử mới có được một tâm lý ổn định nhất khi bước vào kì thi.
Theo Tiin