codongvien
Thành viên
- Tham gia
- 19/1/2015
- Bài viết
- 1
BRANDC0 LAWFIRM - Hỏi: Vợ chồng tôi là người Việt Nam và kết hôn tại Việt Nam, tuy nhiên chồng tôi đã ra nước ngoài (Mỹ) làm việc, chúng tôi có 01 con chung dưới 02 tuổi, hiện đang sống với tôi. Nếu chồng tôi không có mặt ở Việt Nam thì tôi có thể ly hôn được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề trên. Xin cám ơn Luật sư.
Trả lời:
1. Quyền yêu cầu ly hôn khi một trong hai bên không có mặt tại Việt Nam.
Kết hôn – ly hôn là quyền nhân thân của công dân và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết. Theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2000 thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn”. Khi một trong hai bên không có mặt tại Việt Nam, bên còn lại vẫn có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn, trừ trường hợp “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.
2. Thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Trong trường hợp hai bên thuận tình ly hôn Toà án nơi một trong các bên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Điểm h Khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự).
Trường hợp đơn phương ly hôn: Nếu bị đơn có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết; Nếu bị đơn không có nơi cư trú ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết (Khoản 1 Điều 35 và Điểm c Khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự).
3. Một số vấn đề đặc thù khi ly hôn mà một trong hai bên không có mặt tại Việt Nam
Trình tự thủ tục của vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài như thủ tục chung của vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình nói chung. Tuy nhiên, khi một bên ở nước ngoài không thể về Việt Nam giải quyết việc ly hôn thi vấn đề ủy thác tư pháp để lấy lời khai có thể gặp nhiều khó khăn. Căn cứ Nghị quyết 01/2003/NQ/HĐTP ngày 16/4/2003 của HĐTP- TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, Hôn nhân gia đình, và căn cứ thực tế tư vấn pháp luật về ly hôn, chúng tôi thường gặp các trường hợp sau:
Thứ nhất, hai bên thuận tình ly hôn.
Trường hợp này hai bên ký và nộp Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án). Việc ký đơn của người đang ở nước ngoài phải có xác nhận của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài, đồng thời có văn bản đề nghị xét xử vắng mặt.
Thứ hai, bên ở nước ngoài đơn phương ly hôn: trường hợp này họ sẽ phải chủ động gửi đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa án), văn bản ghi lời khai, đơn xin xét xử vắng mặt có xác nhận của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài.
Thứ ba, người ở Việt Nam đơn phương ly hôn.
Trong trường hợp này Toà án có thẩm quyền sẽ thực hiện thủ tục uỷ thác tư pháp để lấy lời khai và ý kiến của người đang ở nước ngoài, cùng những tài liệu cần thiết cho việc giải quyết ly hôn.
Trường hợp uỷ thác tư pháp không có kết quả vì lý do bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với họ được, thì Toà án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ việc.
Trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.
Nếu theo cách thức trên mà vẫn không liên hệ được thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.
Sau khi thụ lý vụ án, thu thập lời khai, ý kiến của hai bên đương sự, cùng các căn cứ, tài liệu cần thiết cho việc giải quyết việc ly hôn, Toà án có thẩm quyền tiến hành giải quyết thủ tục ly hôn
Như vậy, việc ly hôn khi một trong hai bên đương sự không có mặt tại Việt Nam có một số đặc thù nhất định về thẩm quyền giải quyết, các tài liệu cần cung cấp, cách thức tiến hành thủ tục… Với mong muốn hỗ trợ Quý khách hàng trong lĩnh vực pháp luật Hôn nhân gia đình, Brandco rất mong nhận được các ý kiến trao đổi của Quý khách hàng liên quan đến các khía cạnh pháp lý của vấn đề này. Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Hãng Luật Brandco để được hướng dẫn chi tiết.
Trả lời:
1. Quyền yêu cầu ly hôn khi một trong hai bên không có mặt tại Việt Nam.
Kết hôn – ly hôn là quyền nhân thân của công dân và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết. Theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2000 thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn”. Khi một trong hai bên không có mặt tại Việt Nam, bên còn lại vẫn có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn, trừ trường hợp “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.
2. Thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Trong trường hợp hai bên thuận tình ly hôn Toà án nơi một trong các bên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (Điểm h Khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự).
Trường hợp đơn phương ly hôn: Nếu bị đơn có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết; Nếu bị đơn không có nơi cư trú ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết (Khoản 1 Điều 35 và Điểm c Khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự).
3. Một số vấn đề đặc thù khi ly hôn mà một trong hai bên không có mặt tại Việt Nam
Trình tự thủ tục của vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài như thủ tục chung của vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình nói chung. Tuy nhiên, khi một bên ở nước ngoài không thể về Việt Nam giải quyết việc ly hôn thi vấn đề ủy thác tư pháp để lấy lời khai có thể gặp nhiều khó khăn. Căn cứ Nghị quyết 01/2003/NQ/HĐTP ngày 16/4/2003 của HĐTP- TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, Hôn nhân gia đình, và căn cứ thực tế tư vấn pháp luật về ly hôn, chúng tôi thường gặp các trường hợp sau:
Thứ nhất, hai bên thuận tình ly hôn.
Trường hợp này hai bên ký và nộp Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án). Việc ký đơn của người đang ở nước ngoài phải có xác nhận của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài, đồng thời có văn bản đề nghị xét xử vắng mặt.
Thứ hai, bên ở nước ngoài đơn phương ly hôn: trường hợp này họ sẽ phải chủ động gửi đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa án), văn bản ghi lời khai, đơn xin xét xử vắng mặt có xác nhận của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài.
Thứ ba, người ở Việt Nam đơn phương ly hôn.
Trong trường hợp này Toà án có thẩm quyền sẽ thực hiện thủ tục uỷ thác tư pháp để lấy lời khai và ý kiến của người đang ở nước ngoài, cùng những tài liệu cần thiết cho việc giải quyết ly hôn.
Trường hợp uỷ thác tư pháp không có kết quả vì lý do bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với họ được, thì Toà án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ việc.
Trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.
Nếu theo cách thức trên mà vẫn không liên hệ được thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.
Sau khi thụ lý vụ án, thu thập lời khai, ý kiến của hai bên đương sự, cùng các căn cứ, tài liệu cần thiết cho việc giải quyết việc ly hôn, Toà án có thẩm quyền tiến hành giải quyết thủ tục ly hôn
Như vậy, việc ly hôn khi một trong hai bên đương sự không có mặt tại Việt Nam có một số đặc thù nhất định về thẩm quyền giải quyết, các tài liệu cần cung cấp, cách thức tiến hành thủ tục… Với mong muốn hỗ trợ Quý khách hàng trong lĩnh vực pháp luật Hôn nhân gia đình, Brandco rất mong nhận được các ý kiến trao đổi của Quý khách hàng liên quan đến các khía cạnh pháp lý của vấn đề này. Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Hãng Luật Brandco để được hướng dẫn chi tiết.