- Tham gia
- 30/1/2015
- Bài viết
- 257
1) Vì sao bác sĩ mặc áo blouse trắng?
Chúng ta thường quen nhìn thấy bác sĩ trong chiếc áo blouse trắng, nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao họ mặc trang phục này?
Chiếc áo blouse trắng đã trở thành một phần không thể thiếu của người bác sĩ. Vậy nguồn gốc của chiếc áo choàng này là thế nào và tại sao nó lại tượng trưng cho hình ảnh của một bác sĩ?
Những chiếc áo choàng trắng dài đến gối bắt nguồn từ những nhà khoa học làm việc trong các phòng thí nghiệm. Đến thế kỷ 20, chiếc áo choàng trắng mới được du nhập vào thế giới của các bác sĩ. Trước thời điểm đó, y học nói chung bị xem là lĩnh vực của phù thủy, pháp sư và thầy lang, những người không được đào tạo chính thống và mặc những bộ quần áo bình thường ngay cả trong phòng mổ.
Các nhà khoa học đã chứng minh nhiều loại thuốc và phương pháp chữa bệnh mà các bác sĩ dùng không có tác dụng tốt. Người dân đã không còn tin tưởng vào bác sĩ mà chuyển sang các nhà khoa học. Bởi vậy, để giành lại sự tin tưởng của bệnh nhân, bác sĩ cũng dùng áo choàng trắng làm đồng phục. Điều đó như ngầm chứng tỏ họ giống như nhà khoa học và làm bệnh nhân yên tâm hơn.
Những chiếc áo choàng của phòng thí nghiệm này phục vụ cho mục đích cung cấp một môi trường vô trùng và xoa dịu tâm lý của các bệnh nhân. Màu truyền thống của áo trong phòng thí nghiệm là màu be, nhưng các bác sĩ đã chọn màu trắng để tượng trưng cho cuộc sống và sự tinh khiết.
Trong thời kỳ đầu, màu đen được dùng thay cho trắng. Áo choàng đen được dùng trong phòng xét nghiệm sinh học và vi trùng học vì những bụi bặm sẽ dễ dàng nhận thấy. Khi đó, phương pháp và chữa bệnh còn sơ đẳng nên tỷ lệ tử vong do bệnh tật và dịch bệnh rất cao. Những nữ tu thường vào làm y tá trong bệnh viện và họ cũng mặc áo choàng đen.
Khi khoa học và kỹ thuật dần dần tiến bộ, phương pháp và phương tiện điều trị tốt hơn, tỷ lệ tử vong giảm dần, sức khỏe mọi người được cải thiện, màu đen trở thành màu của sự buồn bã hơn là để tôn trọng người chết. Cho tới năm 1915, các bác sĩ làm việc tại bệnh viện đều chuyển sang mặc áo blouse màu trắng và quần dài.
Tuy nhiên, chiếc áo blouse trắng cũng gặp phải nhiều ý kiến trái chiều của chính các bác sĩ. Người đồng tình cho rằng trang phục này giúp các bác sĩ có trách nhiệm hơn với nghề nghiệp và làm bệnh nhân thấy thoải mái. Trong khi đó, phe còn lại lập luận đó là biểu tượng xa lánh sự tôn nghiêm của ngành y.
tuy nhiên, tại nhiều nước, lễ mặc áo choàng trắng (White coat ceremony) thường là thời điểm đánh dấu bước đầu vào ngành y ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sinh viên mới, bác sĩ mới mặc chiếc blouse trắng để nhắc nhở họ về trách nhiệm của nghề y.
Một nghiên cứu gần đây thực hiện ở Luân Đôn (Anh quốc) về đề tài "Bác sĩ có nên mặc áo choàng trắng?" cho thấy 56,6% bệnh nhân tham gia khảo sát vẫn thích bác sĩ trong trang phục này, đặc biệt là người cao tuổi. Trong khi đó chỉ có 24% bác sĩ ủng hộ giữ áo choàng trắng.
Một nghiên cứu khác cho thấy hầu hết các bệnh nhân tin tưởng bác sĩ hơn nếu họ mặc một chiếc blouse trắng hơn là quần áo bình thường.
Vào tháng 6 năm 2009, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association (AMA) đã thất bại khi quyết định bỏ phiếu để giải quyết vấn đề có nên chấm dứt việc dùng áo choàng trắng ở bệnh viện. AMA đã đưa vấn đề này lên những người có thẩm quyền cao hơn để tiếp tục nghiên cứu, điều tra và quyết định.
Dù có nhiều tranh cãi quanh chiếc áo blouse trắng, nhưng chiếc áo blouse trắng của bác sĩ vẫn giữ vị trí tốt đẹp trong mắt nhìn của bệnh nhân.
2) Tại sao bác sĩ phẫu thuật mặc áo blouse màu xanh?
Áo blouse trắng là biểu tượng của ngành y nhưng khi vào phòng phẫu thuật, các y bác sĩ chỉ mặc áo blouse màu xanh.
Hàng ngày khi vào bệnh viện, chúng ta thường thấy các y bác sĩ mặc quần áo blouse màu trắng. Nhưng khi vào đến phòng phẫu thuật, kíp mổ thường thay đổi và khoác trên mình quần áo blouse màu xanh. Đem thắc mắc này gặp PGS.TS Phạm Văn Bình – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, BV K Tân Triều, ông cho biết: “Phòng mổ là môi trường làm việc đặc biệt, cần can thiệp chữa bệnh bằng phẫu thuật. Khi tiếp xúc với đèn chiếu công suất lớn lâu, kíp trực thường mỏi, lóa mắt. Màu xanh là màu tốt nhất để tạo cảm giác dễ chịu cho mắt để kíp mổ giảm bớt áp lực cho mắt”.
Màu xanh là màu tạo cảm giác dễ chịu nhất cho mắt khi ở trong môi trường phẫu thuật nhiều ánh sáng đèn. Ảnh: Nguyễn Minh Tuấn
Theo bác sĩ chuyên về phẫu thuật này, có nhiều màu xanh được sử dụng trong phòng mổ, không chỉ ở các bệnh viện Việt Nam mà cả trên thế giới. Có nơi dùng màu xanh lá cây, có nơi xanh thẫm, xanh lục… nhưng đều là những màu cho mắt cảm giác dễ chịu nhất.
Thông tin thêm, bác sĩ Bình cho biết, trước kia các phòng mổ đã từng dùng ga trải, toan và quần áo bác sĩ màu trắng. Tuy nhiên, sau đó nhận thấy, màu đỏ của máu bệnh nhân tương phản rất lớn với màu trắng trong phòng mổ khiến kíp mổ nhanh mỏi mắt, gây căng thẳng, phân tán sự chú ý cho các bác sĩ, nhất là các ca phẫu thuật kéo dài.
Do đó, cho đến những năm 60 của thế kỷ 20, áo mổ và khăn trải mổ dần được đổi sang màu xanh lục hoặc xanh da trời - là màu giúp mắt của phẫu thuật viên được thư giãn hơn.
Chiếc áo blouse trắng này sẽ được thay bằng áo màu xanh khi bác sĩ Bình bước vào phòng phẫu thuật. Ảnh: Nguyễn Vũ
Nói về nguồn gốc của chiếc áo blouse màu trắng – biểu tượng của ngành Y, nhiều tài liệu cho biết: Vào thế kỷ 19, thế giới đã có sự tôn trọng đối với tính chính xác của khoa học, tương phản mạnh với tính "lang băm" và "mụ mị" của ngành y khoa thời bấy giờ.
Để đánh dấu sự chuyển tiếp khác biệt đến một nền y khoa hiện đại mang tính chất khoa học đó, các thầy thuốc đã nghĩ đến việc tự giới thiệu hình ảnh của mình như là những nhà khoa học. Và, họ bắt đầu mặc loại áo biểu tượng nhất cho các nhà khoa học, chiếc áo choàng trắng của phòng thí nghiệm (lab-coat). Cho đến sau này, hình ảnh chiếc áo choàng trắng (được gọi là áo blouse trắng) chính thức trở thành biểu tượng phổ biến của ngành Y trên thế giới.
Ban đầu, chiếc áo choàng trắng hiện đại đã được Bác sĩ George Armstrong (1855–1933) đưa vào sử dụng cho ngành y ở Canada. Ông nguyên là một phẫu thuật viên của Bệnh Viện Tổng Hợp Montreal và là chủ tịch của Hiệp Hội Y Khoa Canada.
từ: newszing.vn
Chúng ta thường quen nhìn thấy bác sĩ trong chiếc áo blouse trắng, nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao họ mặc trang phục này?
Chiếc áo blouse trắng đã trở thành một phần không thể thiếu của người bác sĩ. Vậy nguồn gốc của chiếc áo choàng này là thế nào và tại sao nó lại tượng trưng cho hình ảnh của một bác sĩ?
Những chiếc áo choàng trắng dài đến gối bắt nguồn từ những nhà khoa học làm việc trong các phòng thí nghiệm. Đến thế kỷ 20, chiếc áo choàng trắng mới được du nhập vào thế giới của các bác sĩ. Trước thời điểm đó, y học nói chung bị xem là lĩnh vực của phù thủy, pháp sư và thầy lang, những người không được đào tạo chính thống và mặc những bộ quần áo bình thường ngay cả trong phòng mổ.
Các nhà khoa học đã chứng minh nhiều loại thuốc và phương pháp chữa bệnh mà các bác sĩ dùng không có tác dụng tốt. Người dân đã không còn tin tưởng vào bác sĩ mà chuyển sang các nhà khoa học. Bởi vậy, để giành lại sự tin tưởng của bệnh nhân, bác sĩ cũng dùng áo choàng trắng làm đồng phục. Điều đó như ngầm chứng tỏ họ giống như nhà khoa học và làm bệnh nhân yên tâm hơn.
Những chiếc áo choàng của phòng thí nghiệm này phục vụ cho mục đích cung cấp một môi trường vô trùng và xoa dịu tâm lý của các bệnh nhân. Màu truyền thống của áo trong phòng thí nghiệm là màu be, nhưng các bác sĩ đã chọn màu trắng để tượng trưng cho cuộc sống và sự tinh khiết.
Trong thời kỳ đầu, màu đen được dùng thay cho trắng. Áo choàng đen được dùng trong phòng xét nghiệm sinh học và vi trùng học vì những bụi bặm sẽ dễ dàng nhận thấy. Khi đó, phương pháp và chữa bệnh còn sơ đẳng nên tỷ lệ tử vong do bệnh tật và dịch bệnh rất cao. Những nữ tu thường vào làm y tá trong bệnh viện và họ cũng mặc áo choàng đen.
Khi khoa học và kỹ thuật dần dần tiến bộ, phương pháp và phương tiện điều trị tốt hơn, tỷ lệ tử vong giảm dần, sức khỏe mọi người được cải thiện, màu đen trở thành màu của sự buồn bã hơn là để tôn trọng người chết. Cho tới năm 1915, các bác sĩ làm việc tại bệnh viện đều chuyển sang mặc áo blouse màu trắng và quần dài.
Tuy nhiên, chiếc áo blouse trắng cũng gặp phải nhiều ý kiến trái chiều của chính các bác sĩ. Người đồng tình cho rằng trang phục này giúp các bác sĩ có trách nhiệm hơn với nghề nghiệp và làm bệnh nhân thấy thoải mái. Trong khi đó, phe còn lại lập luận đó là biểu tượng xa lánh sự tôn nghiêm của ngành y.
tuy nhiên, tại nhiều nước, lễ mặc áo choàng trắng (White coat ceremony) thường là thời điểm đánh dấu bước đầu vào ngành y ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sinh viên mới, bác sĩ mới mặc chiếc blouse trắng để nhắc nhở họ về trách nhiệm của nghề y.
Một nghiên cứu gần đây thực hiện ở Luân Đôn (Anh quốc) về đề tài "Bác sĩ có nên mặc áo choàng trắng?" cho thấy 56,6% bệnh nhân tham gia khảo sát vẫn thích bác sĩ trong trang phục này, đặc biệt là người cao tuổi. Trong khi đó chỉ có 24% bác sĩ ủng hộ giữ áo choàng trắng.
Một nghiên cứu khác cho thấy hầu hết các bệnh nhân tin tưởng bác sĩ hơn nếu họ mặc một chiếc blouse trắng hơn là quần áo bình thường.
Vào tháng 6 năm 2009, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association (AMA) đã thất bại khi quyết định bỏ phiếu để giải quyết vấn đề có nên chấm dứt việc dùng áo choàng trắng ở bệnh viện. AMA đã đưa vấn đề này lên những người có thẩm quyền cao hơn để tiếp tục nghiên cứu, điều tra và quyết định.
Dù có nhiều tranh cãi quanh chiếc áo blouse trắng, nhưng chiếc áo blouse trắng của bác sĩ vẫn giữ vị trí tốt đẹp trong mắt nhìn của bệnh nhân.
2) Tại sao bác sĩ phẫu thuật mặc áo blouse màu xanh?
Áo blouse trắng là biểu tượng của ngành y nhưng khi vào phòng phẫu thuật, các y bác sĩ chỉ mặc áo blouse màu xanh.
Hàng ngày khi vào bệnh viện, chúng ta thường thấy các y bác sĩ mặc quần áo blouse màu trắng. Nhưng khi vào đến phòng phẫu thuật, kíp mổ thường thay đổi và khoác trên mình quần áo blouse màu xanh. Đem thắc mắc này gặp PGS.TS Phạm Văn Bình – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, BV K Tân Triều, ông cho biết: “Phòng mổ là môi trường làm việc đặc biệt, cần can thiệp chữa bệnh bằng phẫu thuật. Khi tiếp xúc với đèn chiếu công suất lớn lâu, kíp trực thường mỏi, lóa mắt. Màu xanh là màu tốt nhất để tạo cảm giác dễ chịu cho mắt để kíp mổ giảm bớt áp lực cho mắt”.
Màu xanh là màu tạo cảm giác dễ chịu nhất cho mắt khi ở trong môi trường phẫu thuật nhiều ánh sáng đèn. Ảnh: Nguyễn Minh Tuấn
Theo bác sĩ chuyên về phẫu thuật này, có nhiều màu xanh được sử dụng trong phòng mổ, không chỉ ở các bệnh viện Việt Nam mà cả trên thế giới. Có nơi dùng màu xanh lá cây, có nơi xanh thẫm, xanh lục… nhưng đều là những màu cho mắt cảm giác dễ chịu nhất.
Thông tin thêm, bác sĩ Bình cho biết, trước kia các phòng mổ đã từng dùng ga trải, toan và quần áo bác sĩ màu trắng. Tuy nhiên, sau đó nhận thấy, màu đỏ của máu bệnh nhân tương phản rất lớn với màu trắng trong phòng mổ khiến kíp mổ nhanh mỏi mắt, gây căng thẳng, phân tán sự chú ý cho các bác sĩ, nhất là các ca phẫu thuật kéo dài.
Do đó, cho đến những năm 60 của thế kỷ 20, áo mổ và khăn trải mổ dần được đổi sang màu xanh lục hoặc xanh da trời - là màu giúp mắt của phẫu thuật viên được thư giãn hơn.
Chiếc áo blouse trắng này sẽ được thay bằng áo màu xanh khi bác sĩ Bình bước vào phòng phẫu thuật. Ảnh: Nguyễn Vũ
Nói về nguồn gốc của chiếc áo blouse màu trắng – biểu tượng của ngành Y, nhiều tài liệu cho biết: Vào thế kỷ 19, thế giới đã có sự tôn trọng đối với tính chính xác của khoa học, tương phản mạnh với tính "lang băm" và "mụ mị" của ngành y khoa thời bấy giờ.
Để đánh dấu sự chuyển tiếp khác biệt đến một nền y khoa hiện đại mang tính chất khoa học đó, các thầy thuốc đã nghĩ đến việc tự giới thiệu hình ảnh của mình như là những nhà khoa học. Và, họ bắt đầu mặc loại áo biểu tượng nhất cho các nhà khoa học, chiếc áo choàng trắng của phòng thí nghiệm (lab-coat). Cho đến sau này, hình ảnh chiếc áo choàng trắng (được gọi là áo blouse trắng) chính thức trở thành biểu tượng phổ biến của ngành Y trên thế giới.
Ban đầu, chiếc áo choàng trắng hiện đại đã được Bác sĩ George Armstrong (1855–1933) đưa vào sử dụng cho ngành y ở Canada. Ông nguyên là một phẫu thuật viên của Bệnh Viện Tổng Hợp Montreal và là chủ tịch của Hiệp Hội Y Khoa Canada.
từ: newszing.vn