Luyện thi qua mạng là xu hướng tất yếu

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Sau khi Dân trí đăng bài “Luyện thi đại học qua… Facebook”, đã có một số ý kiến giáo viên, chuyên gia cho rằng luyện thi qua mạng không hiệu quả. Nhưng cũng có nhiều ý kiến nhận định rằng đây là một xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ số.

“Học qua mạng hiệu quả không cao”


Khi đánh giá về hình thức học online - offline, luyện thi trực tuyến… với góc độ nhà giáo, cô Hồng Oanh - Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5, TPHCM) cho rằng: Ngoài yếu tố tiện lợi, chi phí rẻ thì hình thức luyện thi này cũng chưa ổn. Cô Oanh phân tích thêm: Do việc hệ thống kiến thức được truyền tải ở những chương trình này phụ thuộc vào chủ quan của một số giáo viên cùng một vài người viết chương trình và hầu như chưa được kiểm soát của cơ quan chức năng nên độ tin cậy cũng là một câu hỏi đang bị bỏ ngỏ.

Lại nữa, phương pháp học này người học phải rất chủ động tư duy, phải có phương pháp tự học tốt thì mới mong có kết quả. Bởi trong thực tế thì vẫn có một bộ phận học sinh hiện nay vẫn có tâm lý học vì phải đối phó với các kỳ thi, vì sợ bố mẹ… nên thường rất thụ động trong suy nghĩ, tư duy. Cũng có không ít em ngại tư duy nên dù là “luyện thi” cũng chỉ là học vẹt, học cho có học... Chính những tố chất này sẽ là rào cản trong việc học qua mạng… Tóm lại, tôi cho rằng đối với đa số học sinh, tính hiệu quả từ việc học qua mạng là không cao” - cô Hồng Oanh kết luận.

on-thi-online-28c3e.jpg
Luyện thi qua Facebook - hình thức luyện thi mới thu hút hàng chục ngàn sĩ tử trong mùa thi 2013. (Ảnh: Việt Khuê)

Hay theo quan điểm của TS Trần Đình Lý (ĐH Nông lâm TPHCM) - một chuyên gia tư vấn tuyển sinh “kỳ cựu” thì: Hình thức học qua mạng kể cả online lẫn offline là xu hướng chọn lựa của nhiều học sinh là nhờ khá tiện lợi (không phải di chuyển đến lớp), người học hoàn toàn chủ động thời gian. Lại nữa, mức chi phí trung bình cũng còn khá rẻ so với lớp luyện truyền thống.

Tuy nhiên, còn tồn tại không ít nhược điểm của hình thức luyện thi này - TS Đình Lý, nói rõ: Trước hết, đó là chất lượng nguồn tài liệu, kiến thức của những “thầy ảo” chưa được kênh nào kiểm chứng. Ngoài ra, trong quá trình học, nếu có thắc mắc, người học phải chuyển ý kiến của mình đến “thầy ảo”, đợi chờ một khoảng thời gian nhất định mới có hồi âm. Thậm chí, không ít trường hợp các câu hỏi này chỉ được giải đáp qua loa hoặc “rơi vào hư không”, mà chẳng có lời giải một cách thấu tình đạt lý như học với giáo viên thật. Chính vì thế, chỉ nên xem hình thức học qua mạng (dù là online hay offline) như “diễn đàn giao lưu” để học hỏi, hệ thống lại kiến thức vốn có của người học chứ không thể thích hợp cho yêu cầu trang bị kiến thức chuẩn đáp ứng yêu cầu những kỳ thi lớn, nhất là khi chỉ “luyện” trong một thời gian ngắn - TS Trần Đình Lý đưa ra quan điểm.
Người học tự quyết định

Ông Đặng Văn Tùng - phó Phòng Đào tạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết: “Luyện thi qua mạng là xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ thông tin. Đây là một kênh thông tin về học và luyện thi để học sinh tham khảo, rất có ích. Các em có thể tự ôn, tự rèn luyện cách làm bài thi khi không cần phải đến lớp. Hình thức này, học sinh nào thấy phù hợp thì học, không thích thì thôi, không ai bắt buộc”.

Ông Tùng cho hay, nhà nước không có chủ trương mở lò luyện thi nên đây là một trong những biện pháp để giảm tải các lò luyện. Tuy nhiên, hình thức học này không ai quản lý, tự phát, tự thu tiền nên học sinh cũng cần cảnh giác lựa chọn các chương trình tốt để học. Ngoài ra, khi học và luyện thi theo hình thức này, các em cũng cần có phương pháp khoa học, bố trí thời gian học hợp lý để tránh sa đà vào các trang web khác sẽ không tốt.

Về phía Bộ GD-ĐT, ông Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin nhận định: “Với sự phát triển công nghệ thông tin mạnh như hiện nay thì đây là hình thức học rất tốt, mọi người có thể học mọi lúc, mọi nơi. Nếu so với các lò luyện thi truyền thống thì đây là ưu thế vượt trội. Bên cạnh đó, thời buổi kinh tế thị trường, có cầu ắt có cung nên người học phải tự quyết định hình thức học của mình. Các em không cần phải đến các lò luyện thi nóng nực và chật chội nữa mà các em ngồi ở nhà thoải mái tự tìm chương trình luyện thi tốt để học”.

Ông Ngọc cho hay: “Đây là dịch vụ đáp ứng theo nhu cầu nên nhà nước không can thiệp vào dịch vụ này”.

Theo Dân Trí
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom