tinahml
Thành viên
- Tham gia
- 25/7/2013
- Bài viết
- 7
Những điểm kỹ thuật cần lưu ý khi thực hiện Rumba Walk:
- Giữ tiếp xúc với sàn
Trong Rumba, khi di chuyển thì không được phép nhấc chân lên khỏi sàn: bạn phải giữ chân tiếp xúc với sàn bằng các ngón chân với một áp lực nhỏ vừa đủ để bạn luôn nhận biết sàn, mặc dù bạn chẳng đặt tí trọng lượng th.ân thể nào lên nó. Phải chắc chắn rằng chân bạn không bao giờ mất liên lạc với sàn. Việc nhận biết sàn cũng còn giúp cho bạn có thăng bằng tốt hơn. Trong tập luyện, người ta thường đặt 2 tờ giấy dưới chân và làm sao vẫn giữ nó dưới chân khi Rumba Walk.
- Nén sàn
Hay có thể gọi là ép sàn. Khi bước đến và chuyển trọng tâm lên mũi chân, thì cổ bàn chân có nhiệm vụ làm một “gối đệm chống sốc”, cho nên các cơ của cổ chân phải được giữ tốt, tạo cho ta một cảm giác đặt chân xuống sàn với một áp lực khi chuyển từ mũi chân sang cả bàn chân.
- Nghiêng thân về trước
Nghiêng thân về trước không có nghĩa là cúi về trước. Cúi làm cho thân bạn bị gập lại trong khi yêu cầu là chân + thân + đầu phải thẳng trên một đường thẳng. Giữ đường thẳng này nghiêng tới trước một chút. Nghiêng bao nhiêu là đủ? Thường chỉ đủ để cho cà-vạt không bám vào thân bạn nữa là được.
- Kỹ thuật FFF và điểm “không thể dừng”
FFF là viết tắc của “Foot Follow Frame” thường được dùng trong Rumba và Cha Cha Cha. Đây là kỹ thuật bước đi với “thân đi trước rồi chân mới theo sau”, khác với kiểu đi thông thường là “chân đi trước kéo thân theo sau” như đã nói ở phần đầu.
- Các động tác phải liền lạc
Trong Rumba walk, chân phải di chuyển liền lạc liên tục trên đường đi của nó từ vị trí đầu đến vị trí cuối, không được dừng gián đoạn ở bất kỳ vị trí nào. Thí dụ không được kéo về chân trụ, rồi dừng lại ở đó một chút để chuyển động hông, rồi đưa đi tiếp.
*Lưu ý cách đặt chân xuống sàn
Trong Forward Walk, khi flick chân trái về phía trước thì nó tiếp xúc sàn bằng má ngoài mũi chân. Khi đặt chân xuống cả bàn để nhận 100% trọng lượng thì bàn chân tự nhiên được mở ra đúng kỹ thuật. Nếu không tiếp xúc sàn bằng má ngoài thì khi chuyển sang cả bàn, chân hướng thẳng tới trước chứ không được mở ra.
Cũng tương tự như vậy trong Back Walk, khi lui chân phải về phía sau xoay nó ra ngoài để nó tiếp xúc sàn bằng má trong mũi chân. Như vậy khi đặt chân xuống cả bàn thì bàn chân sẽ được mở ra, nếu không thì bàn chân sẽ hướng thẳng tới, sai kỹ thuật.
ST
- Giữ tiếp xúc với sàn
Trong Rumba, khi di chuyển thì không được phép nhấc chân lên khỏi sàn: bạn phải giữ chân tiếp xúc với sàn bằng các ngón chân với một áp lực nhỏ vừa đủ để bạn luôn nhận biết sàn, mặc dù bạn chẳng đặt tí trọng lượng th.ân thể nào lên nó. Phải chắc chắn rằng chân bạn không bao giờ mất liên lạc với sàn. Việc nhận biết sàn cũng còn giúp cho bạn có thăng bằng tốt hơn. Trong tập luyện, người ta thường đặt 2 tờ giấy dưới chân và làm sao vẫn giữ nó dưới chân khi Rumba Walk.
- Nén sàn
Hay có thể gọi là ép sàn. Khi bước đến và chuyển trọng tâm lên mũi chân, thì cổ bàn chân có nhiệm vụ làm một “gối đệm chống sốc”, cho nên các cơ của cổ chân phải được giữ tốt, tạo cho ta một cảm giác đặt chân xuống sàn với một áp lực khi chuyển từ mũi chân sang cả bàn chân.
- Nghiêng thân về trước
Nghiêng thân về trước không có nghĩa là cúi về trước. Cúi làm cho thân bạn bị gập lại trong khi yêu cầu là chân + thân + đầu phải thẳng trên một đường thẳng. Giữ đường thẳng này nghiêng tới trước một chút. Nghiêng bao nhiêu là đủ? Thường chỉ đủ để cho cà-vạt không bám vào thân bạn nữa là được.
- Kỹ thuật FFF và điểm “không thể dừng”
FFF là viết tắc của “Foot Follow Frame” thường được dùng trong Rumba và Cha Cha Cha. Đây là kỹ thuật bước đi với “thân đi trước rồi chân mới theo sau”, khác với kiểu đi thông thường là “chân đi trước kéo thân theo sau” như đã nói ở phần đầu.
- Các động tác phải liền lạc
Trong Rumba walk, chân phải di chuyển liền lạc liên tục trên đường đi của nó từ vị trí đầu đến vị trí cuối, không được dừng gián đoạn ở bất kỳ vị trí nào. Thí dụ không được kéo về chân trụ, rồi dừng lại ở đó một chút để chuyển động hông, rồi đưa đi tiếp.
*Lưu ý cách đặt chân xuống sàn
Trong Forward Walk, khi flick chân trái về phía trước thì nó tiếp xúc sàn bằng má ngoài mũi chân. Khi đặt chân xuống cả bàn để nhận 100% trọng lượng thì bàn chân tự nhiên được mở ra đúng kỹ thuật. Nếu không tiếp xúc sàn bằng má ngoài thì khi chuyển sang cả bàn, chân hướng thẳng tới trước chứ không được mở ra.
Cũng tương tự như vậy trong Back Walk, khi lui chân phải về phía sau xoay nó ra ngoài để nó tiếp xúc sàn bằng má trong mũi chân. Như vậy khi đặt chân xuống cả bàn thì bàn chân sẽ được mở ra, nếu không thì bàn chân sẽ hướng thẳng tới, sai kỹ thuật.
ST