Lưu ý khi đăng ký ngành nghề kinh doanh

hotrotinviet

Thành viên
Tham gia
2/3/2019
Bài viết
1
Quy định của Pháp luật cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm khi thành lập công ty. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề kinh doanh đặc thù doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện nhất định thì mới được phép kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ lưu ý cho Quý khách khi đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty hoặc bổ sung thay đổi ngành nghề kinh doanh.

5W8A3760%20(1).jpg



Quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh trước đây được ghi đầy đủ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng từ khi Luật Doanh nghiệp mới được sửa đổi năm 2015 thì đã bỏ ghi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thay vào đó, các thông tin đăng ký của doanh nghiệp được công bố công khai trên trang web của Bộ kế hoạch và đầu tư, bất kỳ ai cũng có thể tra cứu.
Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty là việc làm bắt buộc bởi doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký. Chủ doanh nghiệp có quyền tùy ý lựa chọn ngành nghề mình muốn (hoặc dự định trong tương lai sẽ) kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu bạn mới khởi nghiệp thì không cần đăng ký quá nhiều ngành nghề vì bạn sẽ không kiểm soát được những lĩnh vực công ty được phép hoạt động nên dễ sai phạm trong việc xuất hóa đơn hoặc dù doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề đó nhưng chưa đủ điều kiện để kinh doanh… thì cũng bị coi là sai phạm.

Hiện nay việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định về hệ thống ngành kinh tế việt nam.

Lưu ý khi đăng ký ngành nghề kinh doanh

Không lựa chọn các ngành nghề kinh doanh pháp luật cấm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”. Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ;
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Doanh nghiệp cần lưu ý không được phép kinh doanh những ngành nghề nêu trên, bởi ngoài việc không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu như các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề bị cấm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như: đối với hành vi kinh doanh mại dâm với nhiều hành vi khác nhau như chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm,… với mức phạt cao nhất có thể lên đến 7 -15 năm tù (tội “Môi giới mại dâm”) hoặc chung thân (tội “Chứa mại dâm”).

Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng, đồng thời bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi kinh doanh pháo nổ, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Sản xuất, buôn bán hàng cấm” quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự, theo đó mức hình phạt cao nhất đối với người có hành vi buôn bán pháo nổ là 15 năm tù, đặc biệt, pháp nhân thương mại vi phạm cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là phạt tiền đến 5.000.000.000 đồng, bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
 
×
Quay lại
Top Bottom