Lược sử loài rồng: Những sinh vật huyền thoại biết phun lửa

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Rồng đã xuất hiện trong rất nhiều tiểu thuyết từ “The Hobbit” đến “Game of Thrones”, nhưng sinh vật huyền thoại này có nguồn gốc từ đâu?

Ảnh: Getty/ MassanPH.

Rồng là một trong những sinh vật huyền thoại nổi tiếng nhất và dẻo dai nhất thế giới. Hàng trăm năm trước, người ta từng tin rồng có thật.

Những chuyện kể về rồng có mặt ở nhiều nền văn hoá, từ châu Mỹ đến châu Âu, và từ Ấn Độ đến Trung Hoa. Rồng có bề dày lịch sử dưới nhiều hình dáng và vẫn đang tiếp tục xuất hiện trong các sách báo, phim ảnh và chương trình truyền hình của chúng ta, khi những anh hùng quả cảm thường chiến đấu để tiêu diệt loài quái vật này.

Không rõ chuyện về rồng lần đầu xuất hiện khi nào và ở đâu, nhưng những sinh vật hình rắn khổng lồ biết bay ấy được miêu tả ít nhất cũng từ thời Hy Lạp và Sumeria cổ đại. Theo Scott G. Bruce trong phần dẫn nhập của sách “The Penguin Book of Dragons” (Penguin Classics, 2021), “Thời cổ đại, rồng có hình dáng của rắn khổng lồ, sẵn sàng quấn quanh để nghiền nát và phả hơi thở độc giết chóc”. Trong phần lớn lịch sử, rồng cũng giống như những sinh vật huyền thoại khác: đôi lúc hữu dụng và chở che, nhưng đôi lúc cũng gây hại và nguy hiểm.

Điều đó thay đổi khi Thiên Chúa giáo lan rộng khắp thế giới. Rồng được miêu tả là bạo tàn và cuối cùng đại diện cho Satan. Vào thời trung cổ, phần lớn người ta biết về rồng qua Kinh thánh, và có lẽ nhiều tín đồ Thiên Chúa thời ấy nhất mực tin tưởng rồng có tồn tại. Hoá ra Leviathan, con quái vật khổng lồ được miêu tả tường tận trong Sách Job, chương 41 hình như là một con rồng:

“Lưng nó có những hàng phiến chắn ken chặt vào nhau, sát đến nỗi không khí không thể lọt qua. Những hàng phiến được ghép nối chắc chắn, gắn vào nhau và không thể tách rời. Hơi thở của nó phả ra những chùm sáng, mắt nó giống những tia nắng lúc rạng đông. Lửa tuôn ra rừ miệng nó, những tia lửa cuồn cuộn. Khói bốc lên từ lỗ mũi như từ một nồi nước sôi trên lau sậy nhóm lò. Hơi thở nó khiến than cháy rực và có lửa bắn ra từ miệng nó.”

Niềm tin rồng tồn tại không chỉ dựa trên truyền thuyết mà còn có bắng chứng vững chắc, hay chí ít cũng là những bằng chứng mà người ta đã tin từ rất lâu. Hàng ngàn năm qua, không ai biết điều gì đã tạo nên những khúc xương khổng lồ thi thoảng được khai quật trên khắp thế giới, và dường như rồng trở thành lựa chọn hợp lý bởi người ta chưa biết gì về khủng long.

CÁC LOÀI RỒNG

Dù phần lớn mọi người đều có thể dễ dàng hình dung ra một con rồng, nhưng những ý tưởng và miêu tả của dân chúng về rồng có khác biệt rất lớn. Một số loài rồng có cánh, số khác thì không có. Một số loài rồng có thể nói chuyện và khè ra lửa, số khác thì không thể. Một số loài rồng chỉ dài vài mét, số khác lại trải dài hàng kilomet. Một số loài rồng sống trong cung điện dưới đáy biển, trong khi số khác chỉ có thể được tìm thấy trong hang động và núi, như Smaug trong The Hobbit của JRR Tolkein.

Trong quyển sách “Người khổng lồ, quái vật và rồng: Bách khoa thư văn hoá dân gian, truyền thuyết và thần thoại” (Norton, 2001) của nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Carol Rose, rồng “có những đặc tính kết hợp từ nhiều loài vật khác nhau, như đầu voi ở Ấn Độ, đầu sư tử hoặc chim săn mồi ở Trung Đông, hay nhiều đầu của loài bò sát như đầu rắn. Màu sắc cơ thể của rồng có thể thay đổi từ xanh lục, đỏ và đen đến vàng, xanh lam hoặc trắng dị thường.”

Nhà động vật học Karl Shuker miêu tả rất nhiều loài rồng trong cuốn sách “Rồng: Lịch sử tự nhiên” (Simon & Schuster, 1995) của mình, bao gồm rắn khổng lồ, hydra, gargoyle và rồng thần, và những biến thể kì dị hơn như basilisk, wyvern và cockatrice. Về nguồn gốc, rồng là một con tắc kè hoa. Những đặc điểm của tắc kè hoa tương thích với những kỳ vọng văn hoá và văn chương của thời kỳ này.

Rồng tiếp tục ghi dấu ấn trong tâm trí của công chúng qua dòng sách và phim giả tưởng. Rồng xuất hiện khắp nơi từ phim dành cho trẻ em năm 2010 “Bí kíp luyện rồng” tới sách và phim truyền hình dành cho người lớn “Game of Thrones” cũng như sách và phim điện ảnh “The Hobbit”. Tựa game nhập vai nổi tiếng “Advanced Dungeons & Dragon” miêu tả hơn một chục loài rồng, mỗi loài có tính cách, khả năng và đặc điểm khác nhau. (Ví dụ như hắc long rất thích ăn lươn, ai biết được?).


Bức hoạ thời trung cổ có tên “Thánh George và rồng” của Paolo Uccello. Ảnh: Getty/Universal History Archive.

Bức hoạ thời trung cổ có tên “Thánh George và rồng” của Paolo Uccello. Ảnh: Getty/Universal History Archive.

NGUỒN GỐC LOÀI RỒNG

Từ “dragon” (rồng) xuất phát từ từ “draconta” trong tiếng Hy Lạp cổ, có nghĩa là “trông giữ/canh chừng”, cho thấy rồng canh giữ kho báu, như núi tiền vàng hay đá quý, theo Dean Miller viết trong “Sinh vật và quái vật huyền thoại” (NXB Cavendish Square, 2014). Nhưng điều đó không hợp lý lắm vì một sinh vật mạnh như rồng chắc chắn không cần đền đáp thứ gì. Có thể nó giống một kho báu tượng trưng hơn, không phải của rồng tích trữ mà là một phần thưởng cho những chiến binh quả cảm, như Hiệp sĩ xứ Camelot đã đánh bại con quái vật xấu xa.

Rồng là một trong số ít những quái vật thần thoại chủ yếu sắm vai kẻ thù mạnh và đáng sợ để rồi bị hạ gục. Chúng không đơn giản chỉ tồn tại cho có, mà chủ yếu để làm nền cho những chuyến thám hiểm táo bạo. Những quái vật thần thoại khác như quỷ lùn, yêu tinh và tiên nhân cũng tương tác với con người (đôi lúc sinh sự, đôi lúc hữu ích) nhưng vai trò chính của chúng không phải là để chiến đấu.

Giáo hội Thiên Chúa tạo ra truyền thuyết về những vị thánh mẫu mực và tín cẩn chiến đấu và đánh bại Satan trong hình hài rồng. Người nổi trội nhất trong số đó là Thánh George Người Giết Rồng. Theo truyền thuyết, ông đã đến một thị trấn bị một con rồng khủng khiếp đe doạ. Ông giải cứu một thiếu nữ xinh đẹp, bảo vệ mình bằng dấu thánh giá và giết con quái vật. Cư dân thị trấn ấn tượng trước niềm tin và sự dũng cảm của Thánh George nên đã lập tức cải đạo sang Thiên Chúa giáo.

Đánh bại rồng không chỉ là cơ hội sự nghiệp quan trọng của bất kỳ vị thánh, hiệp sĩ hay người hobbit nào, mà theo truyền thuyết, đó còn là một cách để hội quân. Như Michael Page và Robert Ingpen ghi chú trong quyển sách “Bách khoa thư những sự vật chưa từng tồn tại” của mình (Viking Penguin, 1987), “Răng rồng được dùng trong một phương pháp đơn giản để mở rộng lực lượng vũ trang của mọi quốc gia. Phương pháp này lần đầu tiên được sử dụng bởi Cadmus, vua xứ Thebes. Đầu tiên, chuẩn bị một mảnh đất như để gieo hạt. Sau đó bắt và giết bất kỳ con rồng nào thuận tiện và rút hết răng của nó. Trồng những cái răng ấy trong luống đất bạn đã chuẩn bị, phủ một ít đất lên và đứng ra xa”. Quá dễ đúng không?

Tiếp theo, những chiến binh kỳ cựu “mặc áo giáp đồng, cầm kiếm và khiêng xuất hiện chớp nhoáng từ mặt đất và đứng theo vị trí mà răng rồng đã được gieo”. Rõ ràng những chiến binh răng rồng này rất hiếu chiến và sẽ quay sang đánh nhau nếu thiếu kẻ địch, nên nếu bạn muốn thực hiện, hãy chắc chắn là kẻ địch đang ở gần đó.

Các học giả tin rằng yếu tố phun lửa của rồng có nguồn gốc từ những hình ảnh thời trung cổ của cửa địa ngục. Ví dụ như tranh của hoạ sĩ người Hà Lan Hieronymus Bosch. Lối vào địa ngục thường được miêu tả là miệng của một con quái vật, với ngọn lửa và khói đặc trưng của Hades phun ra. Nếu một người không chỉ tin vào sự tồn tại của địa ngục, mà còn tin vào sự tồn tại của rồng Satan, thì sự liên tưởng đó là rất hợp lý.


Rồng Kodomo có lưỡi tẻ dài, dùng để đánh hơi và nếm mùi. Ảnh: Getty/ Wolfgang Kaehler.

Rồng Kodomo có lưỡi tẻ dài, dùng để đánh hơi và nếm mùi. Ảnh: Getty/ Wolfgang Kaehler.​

RỒNG CÓ THẬT KHÔNG?

Bỏ qua thần học thời trung cổ, rất ít ai ngày nay tin vào sự tồn tại của loài rồng theo như cách tin của Bigfoot hay quái quật hồ Loch Ness. Rồng (hay ít nhất là phiên bản rồng quen thuộc nhất với người phương tây) chỉ đơn giản là quá lớn và quá hùng vĩ để cân nhắc một cách nghiêm túc và thực tế. Trong kỷ nguyên hiện đại của ảnh chụp vệ tinh cũng như ảnh và video từ smart phone, thật vô lý khi có bất kỳ sinh vật phun lửa có cánh khổng lồ nào sống trên mặt đất hay bầu trời mà chưa bị trông thấy.

Tuy nhiên chỉ vài thế kỷ trước, những lời đồn thổi về rồng dường như đã được xác nhận từ lời kể của nhân chứng là những thuỷ thủ trở về từ Indonesia, họ báo lại rằng đã bắt gặp rồng – rồng Kodomo, một loài cự đà có thể rất hung hăng, chết người và dài đến 3 mét.

Có thể tương tự loài rồng, trước đây người ta tin rằng vết cắn của rồng Kodomo nguy hiểm chết người vì vi khuẩn có độc trong miệng nó, dù lầm tưởng ấy đã bị bác bỏ vào năm 2013 bởi một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Queensland. Họ đã phát hiện ra miệng của rồng Kodomo cũng bẩn như các loài ăn thịt khác. Các nhà khoa học phương tây chỉ mới xác nhận sự tồn tại của rồng Kodomo khoảng năm 1910 sau phát hiện của Trung uý Jacques Karel Henri van Steyn van Hensbroek và Pieter Ouwens, nhưng những câu chuyện và lời đồn về sinh vật đáng sợ này đã lan truyền từ rất lâu trước đó.

Rồng, dù ở dạng này hay dạng khác, đều đã có mặt hàng ngàn năm qua. Thông qua tiểu thuyết giả tưởng hùng tráng của J.R.R. Tolkien và những tác giả khác, rồng đã tiếp tục làm khơi dậy trí tưởng tượng tập thể của chúng ta và vẫn chưa có dấu hiệu lụi tàn.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Live Science)
 
×
Quay lại
Top