- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
LUẬT THI ĐẤU BỘ MÔN CỜ TƯỚNG
(Căn cứ theo luật cờ tướng Việt Nam hiện hành của Bộ TDTT)
(Căn cứ theo luật cờ tướng Việt Nam hiện hành của Bộ TDTT)
CHƯƠNG I: CÁC LUẬT CƠ BẢN
Điều 7: THẮNG CỜ, HÒA CỜ VÀ THUA CỜ
7.1. Thắng cờ: Trong một ván cờ, đấu thủ thắng cờ nếu:
a) Chiếu bí được Tướng đối phương.
b) Khi Tướng (hay Soái) của đối phương bị vây chặt hết nước đi và các quân khác của đối phương cũng không thể di chuyển được thì tuy chưa bị chiếu hết, đối phương vẫn bị tuyên bộ thua cờ.
c) Chiếu Tướng đối phương mà đối phương không chống đỡ cho Tướng mình được.
d) Đối phương không đi đủ số nước quy định trong thời gian quy định.
e) Đối phương tới chậm quá thời gian quy định để bắt đầu ván đấu.
g) Bất kể tình huống nào, đối phương dùng một quân chiếu mãi hoặc dùng nhiều quân thay nhau chiếu mãi, thì phải thay đổi nước di, nếu không bị xử thua.
h) Đối phương phạm luật cấm, còn bên này không phạm luật, bên phạm luật không chịu thay đổi nước đi.
i) Khi mở niêm phong tiếp tục ván hoãn, nếu bênh niêm phong ghi sai nước đi mà không giải thích được thì bị xử thua. Nếu đấu thủ có lượt đi ghi sai nươc đi trong niêm phong nhưng đối phương bỏ cuộc thì cả hai đều bnị xử thua.
k) Đối phương tự tuyên bố xin thua.
l) Đối phương vi phạm luật bị xử thua.
m) Đối phương không ghi 3 lần biên bản mỗi lần gồm 4 nước liên tục.
n) Đối phương mắc lỗi kỹ thuật 3 lần, mắc lỗi tác phong 3 lần.
o) Đối phương vi phạm các trường hợp bị xử thua cụ thể trên các thế cờ (xem chương V)
7.2. Hòa cờ khi gặp các tình huống sau đây:
a) Trọng tài xét thấy ván cờ mà hai bên không thể bên nào thắng, tức là cả hai bên không còn quân nào có thể tấn công đối phương để chiếu bí được Tướng đối phương.
b) Hai bên đều không phạm luật cấm và đều không chịu thay đổi nước đi.
c) Hai bên cùng một lúc phạm cùng một điều luật cấm (như đuổi bắt quân nhau…)
d) Một bên đề nghị hòa, bên đối phương đồng ý thì ván cờ mặc nhiên được công nhận là hòa.
e) Một bên đề nghị hòa, sau khi trọng tài kiểm tra mỗi bên đi đủ 60 nước mà không có một nước bắt quan nào thì ván cờ được xử hòa.
f) Khi một bên đang vào thế bị chiếu hết, bị vây chặt không còn nước đi thì không được phép đề nghị hòa.
g) Các trường hợp cụ thể về hòa cờ, thể thức hòa cờ và các thế cờ hòa xem Điều 24 ở chương V của luật này.
CHƯƠNG II: TIẾN HÀNH VÁN CỜ
Điều 9: CHẠM QUÂN
Chạm quân có nghĩa là đụng vào quân cờ, vừa có nghĩa là cầm lấy quân cờ. Có hai trường hợp chạm quân:
Chạm quân vô lý: do tay vô tình chạm quân, do khi đi quân ống tay áo chạm vào quân, do mất thăng bằng cơ thể mà đụng vào quân hay làm đổ quân…
Chạm quân cố ý là cầm một quân, có ý định đi quân đó nhưng khi nhấc quân đó lên đi thì đổi ý muốn đi lại quân khác, hoặc đã cầm quân đối phương để bắt quân đó nhưng lại muốn thay đổi không bắt quân đó nữa, hoặc khi đã đặt quân vào vị trí mới rồi, lại muốn hoãn để đi quân khác…
Với trường hợp vô ý, trọng tài chủ yếu là nhắc nhở hoặc cảnh cáo.
Với trường hợp cố ý thì bắt lỗi theo các quy định cụ thể dưới đây:
9.1. Đấu thủ tới lượt đi, nếu chạm tay vào quân nào của mình thì phải đi quân đó. Nếu nước đi này bị luật cấm thì được đi quân khác, nhưng phạm lỗi kỹ thuật. Nếu chạm hơn một quân thì phải đi quân chạm trước tiên. Không thể xác định chạm quân nào trước thì được phép đi một trong các quân đó.
9.2. Chạm quân nào của đối phương thì bắt quân đó. Trường hợp không có quân cờ nào của mình bắt được quân đó thì được đi nước khác nhưng bị ghi một lỗi kỹ thuật. Chạm số quân đối phương hơn một thì phảu ăn quân chạm trước, khi không thể xác định quân nào trước sau thì ăn một trong số đó, không được phép không bắt quân đối phương.
9.3. Chạm quân mình trước, sau đó chạm quân đối phương thì:
a) Quân mình bị chạm trước phải bắt quân đối phương chạm sau.
b) Nếu quân mình không thể bắt quân đối phương đó thì phải đi quân mình đã chạm.
c) Nếu quân mình không được thì phải dùng quân khác bắt quân bị chạm của đối phương.
d) Nếu không có nào của mình bắt được quân bị chạm của đối phương thì được đi nước khác, nhưng phạm một lỗi kỹ thuật.
9.4. Đấu thủ có lượt đi, chạm quân đối phương trước rồi chạm quân mình sau, thì:
a) Quân mình bị chạm phải bắt quân đối phương.
b) Nếu quân mình đã chạm không bắt được quân đối phương đó, thì phải dùng quân khác bắt quân bị chạm của đối phương.
c) Nếu không có quân nào bắt được quân của đối phương, thì phải đi quân mình đã chạm.
d) Nếu quân mình đã chạm cũng không đi được thì đi quân khác, nhưng phạm một lỗi kỹ thuật.
9.5. Cùng một lúc chạm quân của cả hai bên thì bị xử theo Điều 9.4.
a) Quân cờ phải được đặt đúng vị trí trên bàn cờ. Nếu đấu thủ xếp lại quân cờ cho ngay ngắn thì phải báo trước cho trọng tài hay đối phương “tôi sửa quân này” và chủ được phép sửa quân khi đến lượt mình đi.
b) Đi quân rồi không được đi lại. Khi quân đã đặt tới một vị trí khác trên bàn cờ, thì dù chưa buông tay cũng không được thay đổi.
9.6. Động tác chạm lần đầu do vô ý, trọng tài nhắc nhở; nếu vô ý lần thứ hai, trọng tài cảnh cáo, nếu tái phạm lần thứ ba thì xử lý như chạm quân cố ý.
9.7. Đi quân chạm nhiều giao điểm thì phải dừng quân cờ đó ở giao điểm chạm trước tiên.
9.8. Đấu thủ cầm quân vô ý rơi giữa 2 điểm nào đó của bàn cờ thì trọng tài nhắc nhở, tái phạm bị xử một lỗi kỹ thuật.
9.9. Các thế cờ không hợp lệ:
a) Nếu trong ván đấu phát hiện vị trí ban đầu của các quân cờ bị xếp sai từ đầu ván cờ thì phải hủy bỏ ván đó và chơi lại ván mới.
b) Nếu hai đấu thủ đi nhầm màu quân theo luật định (như bên cầm quân Đen đáng lẽ đi sau thì lại đi trước) thì hủy bỏ ván cờ và chơi lại ván khác.
c) Nếu hai đấu thủ đi nhầm màu quân nhưng bên đi tiên vẫn đi trước (Bên tiên tuy cầm quân Đen nhưng vẫn đi trước) và diễn biến ván cờ không bị phạm luật thì giữ nguyên hiện trạng ván cờ, đổi lại màu quân để tiếp tục ván cờ bình thường.
d) Sau khi kết thúc ván cờ, hai bên ký vào biên bản và trọng tài xác nhận kết quả thì ván đánh đó có hiệu lực, không đánh lại, dù đã xảy ra các thế cờ không hợp lệ trên.
e) Bị nhầm mầu quân nhưng cả hai đấu thủ đã chơi xong ván cờ mới phát hiện ra, thì kết quả ván đấu vẫn được công nhận, không phải đánh lại ván cờ đó, nhưng đấu thủ đáng lẽ cầm quân Trắng lại cầm nhầm quân Đen thì vẫn phải ghi là cầm quân Trắng để đảm bảo cho việc bắt thăm màu quân vòng sau vẫn bình thường.
9.10. Nước đi sai, quân đặt sai. Nếu đang đánh mà:
a) Phát hiện một nước không hợp lệ hoặc
b) Quân cờ đi sang vị trí không đúng giao điểm quy định thì thế cờ phảu được khôi phục lại theo biên bản từ nước không hợp lệ (hay di chuyển sai). Trong quá trình khôi phục này phải dừng đồng hồ theo quyết định của trọng tài.
9.10.1. Nếu không xác định được sai từ nước đi nào thì diễn lại biên bản, tìm chỗi sai, đánh tiếp ván cờ.
9.10.2. Nếu đến lúc ván cờ kết thúc mới phát hiện nước sai lầm trên phải công nhận kết quả đang đánh.
9.11. Trọng tài can thiệp và phân xử việc chạm quân khi một bên đề nghị với trọng tài.
a) Nếu có chạm quân nhưng không bên nào đề nghị thì ván đấu vẫn diễn ra bình thường, trọng tài không can thiệp.
b) Việc chạm quân phải được hoặc đối phương công nhận, hoặc trọng tài chứng kiến còn nếu chỉ có một bên tố cáo thì trọng tài cũng không xét để phạt đối phương.
c) Ngoài đối thủ và trọng tài thì bất cứ người nào khác (huấn luyện viên, lãnh đội, người thân của đấu thủ, khán giả…) can thiệp cũng không có giá trị.
Điều 12: HẠN ĐỊNH SỐ NƯỚC ĐI TỚI HÒA CỜ
Trong quá trình tiến hành ván cờ mà một đấu thủ hoặc cả hai đấu thủ phát hiện trong 60 nước đi liên tiếp không bên nào thực hiện nước ăn quân thì có quyền đề nghị trọng tài xử hòa ván cờ. Trọng tài cho dừng đồng hồ và kiểm tra theo yêu cầu.
Nếu đúng có 60 nước đi trở lên liên tục, kể từ bất cứ thời điểm nào của ván cờ thì ván cờ đó mặc nhiên được xử hòa dù cục thế ván cờ trên bàn cờ ra sao.
Nếu trọng tài phát hiện ta chưa đủ 60 nước thì sẽ phạt người đề nghị bằng cách tăng thêm thời gian 2 phút cho đối phương rồi cho tiến hành tiếp ván cờ.
Nếu sau đó một đấu thủ lại đề nghị, thì trọng tài lại dừng đồng hồ; nếu ván cờ tiếp diễn tình trạng không bên nào bắt quân thì sẽ cộng số nước không có bắt quân trước đó với số nước đã tiếp diễn để xác định có đủ 60 nước hay không để xử hòa hoặc cộng tiếp 2 phút cho đối phương. Những nước chiếu hợp lệ tính tối đa 10 nước.
Điều 13: KẾT THÚC VÁN CỜ
13.1. Khi ván cờ kết thúc, các đấu thủ ghi tỷ số ván đấu vào biên bản của mình, rồi cùng với trọng tài kiểm tra sự chính xác của biên bản bằng cách bày lại bàn cờ, đối chiếu với biên bản, kiểm tra từ nước đầu tới nước cuối (nếu có). Sau đó trọng tài và hai đấu thủ ký biên bản xác nhận kết quả ván đấu.
13.2. Trước khi rời phòng thi đấu, các đấu thủ phải xếp quân cờ ngay ngắn ở vị trí ban đầu. Trọng tài phải nhanh chóng nộp biên bản cho ban tổ chức.
CHƯƠNG III: ĐẤU THỦ, LÃNH ĐỘI, HUẤN LUYỆN VIÊN
Điều 16: XỬ LÝ CÁC VI PHẠM
16.1. Khi đấu thủ vi phạm các luật lệ và quy định, ban trọng tài tùy mức độ vi phạm để quyết định xử lý theo các mức sau:
a) Nhắc nhở
b) Cảnh cáo
c) Xử thua ván cờ
d) Truất quyền thi đấu
e) Xóa tên đấu thủ khỏi danh sách của giải cờ.
16.2. Trọng tài bàn được quyền cảnh cáo, nhắc nhỏ và xử phạt đúng theo luật.
- Tổng trọng tài có quyền truất quyền thi đấu.
- Xóa tên trong danh sách và kết quả thi đấu phải qua ý kiến của tổng trọng tài, trưởng ban tổ chức của giải. Ban tổ chức giải phải tuyên bố hình thức kỷ luật này bằng văn bản.
16.3. Các trường hợp phạm lỗi kỹ thuật
a) Các trường hợp phạm lỗi kỹ thuật thường thấy gồm:
- Đi quân sai luật định.
- Chạm quân mà không đi được quân nào.
- Nêu ý kiến hay vấn đề khi đang đến lượt đối phương đi.
- Ghi biên bản sót 4 nước liên tục (một lần phạm lỗi kỹ thuật).
- Đi quân thành nước cho đối phương bắt Tướng hay để lộ mặt Tướng do vô ý hay cố ý.
- Kết thúc ván cờ không ghi bổ sung các nước còn thiếu.
- Vi phạm các quy định khác về mặt kỹ thuật.
b) Khi đấu thủ phạm lỗi kỹ thuật, trọng tài phải tuyên bố rõ lý do và mức phạt cho đấu thủ đó biết.
CHƯƠNG V: CÁC LUẬT CHI TIẾT
Điều 23: MƯỜI ĐIỂM CHÍNH KHI XỬ VÁN CỜ
Điểm 1: Chiếu mãi bị xử thua.
Điểm 2: Dọa hết mãi, một chiếu một dọa hết, một chiếu một bắt, một chiếu một dừng, một chiếu một đòi rút ăn quân, một bắt một rút ăn quân, nếu hai bên không thay đổi nước đi thì xử hòa.
Điểm 3: Một quân đuổi bắt mãi một quân thì xử thua (trừ đuổi bắt mãi Tốt chưa qua sông). Hai quân hoặc nhiều quân bắt mãi một quân cũng xử thua.
Điểm 4: Một quân lần lượt đuổi bắt mãi hai hoặc nhiều quân thì xử hòa. Hai quân thay nhau bắt mãi hai hoặc nhiều quân cũng xử hòa.
Điều 5: Hai bắt một bắt lại, thì bên hai bắt (chỉ bắt cùng một quân) cũng là phạm luật bắt mãi, phải thay đổi nước đi, nếu không sẽ bị xử thua.
Điều 6: Đuổi bắt mãi quân có căn thật thì xử hòa, bắt mãi quân có căn giả thì xử thua. Nhưng quân Mã hoặc quân Pháo nếu đuổi bắt mãi quân Xe có căn thật cũng bị xử thua.
Điều 7: Đuổi bắt mãi quân có căn thật thì xử hòa, nhưng nếu quân ấy bị ghim không dịch chuyển được thì vẫn coi là bắt mãi, nêu không đổi thì xử thua. Quân Mã chạy đuổi bắt mãi quân Mã bị cản vẫn coi là đuổi bắt mãi, phải đổi nước đi, nếu không đổi thì xử thua.
Điều 8: Đuổi bắt hai nước nhưng không đó có một nước thực chất là đổi quân mà đối phương không chịu thì vẫn coi là bắt mãi. Bắt mãi kèm đòi đổi mãi đều coi là bắt mãi, bắt buộc phải thay đổi nước đi.
Điều 9 Tướng hoặc Tốt bắt mãi bát kỳ quân nào nếu không thay đổi nước đi thì xử hòa. Nếu chúng phối hợp với một Xe, một Mã hoặc một Pháo để bắt mãi một quân thì cũng xử hòa.
Điều 10: Các nước cản mãi, thí quân mãi, đòi đổi mãi, dọa hết mãi chiếu rút bắt quân đều cho phép, nhưng nếu không đổi nước đi, đều xử hòa.
(Sưu tầm)