- Tham gia
- 21/4/2010
- Bài viết
- 1.232
(Dân trí) - Bạn cảm thấy nhàm chán và quen thuộc với giao diện Windows hiện tại và muốn “phá cách” để Windows trở nên độc đáo hơn? Bài viết dưới đây sẽ giúp “lột xác” để biến Windows quen thuộc trở thành hệ điều hành Linux Ubuntu mới mẻ.
Bạn đã từng nghe nói đến hệ điều hành Linux nhưng chưa có dịp thử nghiệm vì e ngại sự phức tạp của hệ điều hành này?
Với bộ giao diện Ubuntu Skin Pack, sẽ giúp mang toàn bộ giao diện của Ubuntu đến với Windows hiện hành, nhưng vẫn giữ nguyên được các tính năng của Windows, giúp bạn có cảm giác mới lạ như đang sử dụng Linux, nhưng cũng rất quen thuộc vì đang sử dụng Windows.
Download bộ giao diện Ubuntu cho Windows 7 tại đây (phiên bản dành cho Windows 7) và tại đây (dành cho Windows XP)
Sau khi download, giải nén và tiến hành cài đặt như 1 phần mềm bình thường. Hoàn tất cải đặt, bạn khởi động lại máy tính.
Lưu ý: trong quá trình cài đặt, phần mềm có thể yêu cầu bạn download và cài đặt thêm 1 vài “phụ kiện”, tuy nhiên bạn có thể nhấn Cancel tại các hộp thoại yêu cầu hiện ra để bỏ qua chúng.
Sau khi khởi động lại máy tính, ngay từ giao diện đăng nhập của Windows 7, bạn đã cảm nhận được sự khác biệt, khi giao diện này được thay đổi bằng giao diện đăng nhập mới của Ubuntu.
Những âm thanh mặc định sau khi đăng nhập vào Windows cũng đã được thay đổi hoàn toàn, với phong cách hoàn toàn mới.
Trong lần đầu tiên sau khi khởi động, hộp thoại của phần mềm Yod’m 3D hiện ra để thiết lập sử dụng lần đầu. Tại mục Language, bạn chọn English (tiếng Anh) để chọn ngôn ngữ mặc định. Nhấn OK để lưu lại thiết lập.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra giao diện của Windows đã được “lột xác” hoàn toàn. Thanh taskbar đã được đưa lên trên, đúng như phong cách của hệ điều hành Ubuntu, thay vì nằm ở dưới như mặc định.
Logo Windows tại nút bấm Start cũng được thay bằng Logo của Ubuntu. Khi nhấn vào nút Start, menu hiện ra cũng với phong cách và màu sắc khác lạ và độc đáo hơn.
Đặc biệt, nút bấm “Show desktop” (để hiển thị desktop trên Windows 7) vẫn nằm ở cuối thanh taskbar (mặc dù không được hiển thị rõ). Bạn chỉ việc nhấn vào nút này ở góc trên bên phải màn hình Windows để hiển thị giao diện desktop.
Giao diện cửa sổ Windows Explorer cũng mang màu sắc và giao diện hoàn toàn mới với phong cách Ubuntu.
Bộ giao diện còn tạo 1 thành công cụ ở bên trái màn hình desktop và đặt sẵn lên đó 1 vài desktop, cho phép bạn truy cập nhanh chóng các ứng dụng các phần mềm mà bạn thường xuyên sử dụng.
Tuy nhiên, thanh công cụ này không thực sự hữu ích do không cung cấp cho người dùng quá nhiều tùy biến, lại chiếm dụng không gian trên desktop. Để tắt đi thanh công cụ này, bạn kích chuột phải vào đó, chọn Close Skin.
Những tính năng mở rộng của bộ giao diện:
Ngoài việc lột xác Windows để biến thành hệ điều hành Linux, bộ giao diện này còn mang đến cho Windows thêm nhiều tính năng hữu ích khác bằng những công cụ miễn phí kèm theo trong quá trình cài đặt.
Một trong những ứng dụng đó là Yod’m 3D, công cụ cho phép “nhân bản” không gian desktop. Thông thường, với mỗi màn hình desktop, nếu bạn mở đồng thời quá nhiều phần mềm, biểu tượng các cửa sổ của các phần mềm sẽ xuất hiền đồng loạt trên thanh taskbar, điều này đôi khi khiến người dùng cảm thấy khá lộn xộn và lẫn lộn khi sử dụng.
Để “nhân bản” thêm màn hình desktop, bạn sử dụng tổ hợp phím Ctrl+Shift và phím mũi trái (hoặc phải), màn hình desktop sẽ chuyển qua 1 màn hình mới, mà trên đó thanh taskbar hoàn toàn “sạch sẽ”, chưa chứa cửa sổ phần mềm nào.
Điều này giúp bạn mở rộng hơn không gian làm việc, mở đồng thời nhiều phần mềm mà không sợ bị lẫn lộn giữa các ứng dụng trên thanh taskbar.
Yod’m 3D sẽ cho phép tạo nên 4 màn hình desktop khác nhau. Bạn cứ tiếp tục nhấn tổ hợp phím trên để chuyển đổi qua lại giữa các màn hình desktop.
Ứng dụng hữu ích thứ 2 được tích hợp trong bộ giao diện là SmartFlip. Đây là ứng dụng tạo hiệu ứng chuyển đổi giữa các cửa sổ đẹp mắt. Để sử dụng công cụ này, bạn nhấn nút F9 trên bàn phím, lập tức các cửa sổ đang mở sẽ được hiển thị theo phong cách khá mới lạ.
Từ danh sách các cửa sổ, bạn có thể chọn cửa sổ của phần mềm mà mình cần để sử dụng.
Trong trường hợp muốn tắt đi những tính năng phụ không cần thiết này, bạn có thể tìm thấy biểu tượng của chúng trên khay hệ thống của Windows. Bạn chỉ việc kích chuột phải vào từng biểu tượng, chọn Exit hoặc Close để hủy đi các tính năng này.
Hướng dẫn gỡ bỏ bộ giao diện:
Nếu muốn gỡ bỏ bộ giao diện Ubuntu và quay trở lại giao diện Windows quen thuộc, bạn chỉ việc gỡ bỏ gói giao diện này như gỡ bỏ 1 phần mềm bình thường và khởi động lại máy tính.
Từ hộp thoại đầu tiên hiện ra của quá trình gỡ bỏ hiện ra, đánh dấu vào tất các tùy chọn có trong hộp thoại, rồi nhấn nút Uninstall.
Nhấn Yes ở hộp thoại hiện ra cuối quá trình gỡ bỏ phần mềm. Sau đó nhấn Next và khởi động lại máy tính để hoàn tất quá trình gỡ bỏ bộ giao diện.
Sau khi khởi động lại máy tính, giao diện Windows đã trở lại như ban đầu, tuy nhiên, thanh taskbar vẫn nằm ở vị trí bên trên chứ chưa trở lại vị trí ở dưới như trước. Để đưa thanh taskbar về vị trí quen thuộc, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Kích chuột phải lên thanh taskbar, bỏ đi tùy chọn Lock the Taskbar (nếu tùy chọn này chưa được chọn, bạn có thể bỏ qua bước này).
- Tiếp theo, cầm chuột, kích và giữ vào thanh taskbar, kéo chuột xuống vị trí bên dưới màn hình. Bây giờ, thanh công cụ của Windows đã trở về vị trí nguyên mẫu ban đầu vốn có của nó.
- Cuối cùng, kích chuột phải lên thành taskbar, đánh dấu lại vào tùy chọn Lock the taskbar để khóa cố định vị trí của thanh công cụ.
Bạn đã từng nghe nói đến hệ điều hành Linux nhưng chưa có dịp thử nghiệm vì e ngại sự phức tạp của hệ điều hành này?
Với bộ giao diện Ubuntu Skin Pack, sẽ giúp mang toàn bộ giao diện của Ubuntu đến với Windows hiện hành, nhưng vẫn giữ nguyên được các tính năng của Windows, giúp bạn có cảm giác mới lạ như đang sử dụng Linux, nhưng cũng rất quen thuộc vì đang sử dụng Windows.
Download bộ giao diện Ubuntu cho Windows 7 tại đây (phiên bản dành cho Windows 7) và tại đây (dành cho Windows XP)
Sau khi download, giải nén và tiến hành cài đặt như 1 phần mềm bình thường. Hoàn tất cải đặt, bạn khởi động lại máy tính.
Lưu ý: trong quá trình cài đặt, phần mềm có thể yêu cầu bạn download và cài đặt thêm 1 vài “phụ kiện”, tuy nhiên bạn có thể nhấn Cancel tại các hộp thoại yêu cầu hiện ra để bỏ qua chúng.
Sau khi khởi động lại máy tính, ngay từ giao diện đăng nhập của Windows 7, bạn đã cảm nhận được sự khác biệt, khi giao diện này được thay đổi bằng giao diện đăng nhập mới của Ubuntu.
Trong lần đầu tiên sau khi khởi động, hộp thoại của phần mềm Yod’m 3D hiện ra để thiết lập sử dụng lần đầu. Tại mục Language, bạn chọn English (tiếng Anh) để chọn ngôn ngữ mặc định. Nhấn OK để lưu lại thiết lập.
Logo Windows tại nút bấm Start cũng được thay bằng Logo của Ubuntu. Khi nhấn vào nút Start, menu hiện ra cũng với phong cách và màu sắc khác lạ và độc đáo hơn.
Giao diện cửa sổ Windows Explorer cũng mang màu sắc và giao diện hoàn toàn mới với phong cách Ubuntu.
Tuy nhiên, thanh công cụ này không thực sự hữu ích do không cung cấp cho người dùng quá nhiều tùy biến, lại chiếm dụng không gian trên desktop. Để tắt đi thanh công cụ này, bạn kích chuột phải vào đó, chọn Close Skin.
Ngoài việc lột xác Windows để biến thành hệ điều hành Linux, bộ giao diện này còn mang đến cho Windows thêm nhiều tính năng hữu ích khác bằng những công cụ miễn phí kèm theo trong quá trình cài đặt.
Một trong những ứng dụng đó là Yod’m 3D, công cụ cho phép “nhân bản” không gian desktop. Thông thường, với mỗi màn hình desktop, nếu bạn mở đồng thời quá nhiều phần mềm, biểu tượng các cửa sổ của các phần mềm sẽ xuất hiền đồng loạt trên thanh taskbar, điều này đôi khi khiến người dùng cảm thấy khá lộn xộn và lẫn lộn khi sử dụng.
Để “nhân bản” thêm màn hình desktop, bạn sử dụng tổ hợp phím Ctrl+Shift và phím mũi trái (hoặc phải), màn hình desktop sẽ chuyển qua 1 màn hình mới, mà trên đó thanh taskbar hoàn toàn “sạch sẽ”, chưa chứa cửa sổ phần mềm nào.
Điều này giúp bạn mở rộng hơn không gian làm việc, mở đồng thời nhiều phần mềm mà không sợ bị lẫn lộn giữa các ứng dụng trên thanh taskbar.
Yod’m 3D sẽ cho phép tạo nên 4 màn hình desktop khác nhau. Bạn cứ tiếp tục nhấn tổ hợp phím trên để chuyển đổi qua lại giữa các màn hình desktop.
Ứng dụng hữu ích thứ 2 được tích hợp trong bộ giao diện là SmartFlip. Đây là ứng dụng tạo hiệu ứng chuyển đổi giữa các cửa sổ đẹp mắt. Để sử dụng công cụ này, bạn nhấn nút F9 trên bàn phím, lập tức các cửa sổ đang mở sẽ được hiển thị theo phong cách khá mới lạ.
Trong trường hợp muốn tắt đi những tính năng phụ không cần thiết này, bạn có thể tìm thấy biểu tượng của chúng trên khay hệ thống của Windows. Bạn chỉ việc kích chuột phải vào từng biểu tượng, chọn Exit hoặc Close để hủy đi các tính năng này.
Nếu muốn gỡ bỏ bộ giao diện Ubuntu và quay trở lại giao diện Windows quen thuộc, bạn chỉ việc gỡ bỏ gói giao diện này như gỡ bỏ 1 phần mềm bình thường và khởi động lại máy tính.
Từ hộp thoại đầu tiên hiện ra của quá trình gỡ bỏ hiện ra, đánh dấu vào tất các tùy chọn có trong hộp thoại, rồi nhấn nút Uninstall.
Sau khi khởi động lại máy tính, giao diện Windows đã trở lại như ban đầu, tuy nhiên, thanh taskbar vẫn nằm ở vị trí bên trên chứ chưa trở lại vị trí ở dưới như trước. Để đưa thanh taskbar về vị trí quen thuộc, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Kích chuột phải lên thanh taskbar, bỏ đi tùy chọn Lock the Taskbar (nếu tùy chọn này chưa được chọn, bạn có thể bỏ qua bước này).
- Cuối cùng, kích chuột phải lên thành taskbar, đánh dấu lại vào tùy chọn Lock the taskbar để khóa cố định vị trí của thanh công cụ.
Phạm Thế Quang Huy
Hiệu chỉnh bởi quản lý: