- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Sau khi nở rộ tại TP Hà Nội, “lớp học tương tác” đang vào TPHCM. Nếu nhà trường đồng ý sử dụng phương pháp này thì các em học sinh lớp 1 có cơ hội tiếp cận phương pháp “giáo dục điện tử” và quý phụ huynh lại tiếp tục đóng phí vì “lớp học tương tác” theo mô hình “xã hội hóa”.
Theo giới thiệu của nhà cung cấp sản phẩm phần mềm công nghệ này thì lớp học tương tác là một mô hình lớp học rất thông minh và kích thích sự sáng tạo của học sinh, tránh tình trạng đọc – chép thông thường tại các trường học, đồng thời thúc đẩy sự tư duy của học sinh trong quá trình học tập.
Trong năm học 2012-2013 có 5 trường tiểu học là Lê Ngọc Hân (quận 1), trường tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận 3), trường tiểu học Trần Bình Trọng (quận 5), trường tiểu học Dương Minh Châu (quận 10) và trường tiểu học Bành Văn Trân (quận Tân Bình) được chọn nhận sản phẩm tài trợ từ đơn vị cung cấp.
Đó là Bảng tương tác, laptop, máy chiếu, thiết bị kiểm tra trắc nghiệm, phần mềm soạn giáo án và giảng dạy, bộ giáo án mẫu của khối lớp 1 (giáo viên có thể chỉnh sửa được), bộ tài nguyên với hơn 20.000 hình ảnh, âm thanh và video để áp dụng trong việc soạn và và giảng dạy của giáo viên, hệ thống loa và các phụ kiện kèm theo giải pháp.
Sau nửa học kỳ áp dụng mô hình lớp học tương tác, bà Nguyễn Thị Hồng Xuân - Hiệu trưởng trường Dương Minh Châu (quận 10) cho rằng, mô hình này chỉ có thể áp dụng cho lớp học có sỉ số dưới 30 học sinh, còn nếu lớp học đông hơn thì rất khó thực hiện. Chương trình phần mềm lớp học tương tác còn rất nhiều bất cập và bà Xuân cho rằng nhà cung cấp cần nghiên cứu và hoàn thiện hơn.
Trong khi đó, cô giáo Đào Thị Minh Xuân Trường tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận 3), người trực tiếp đứng lớp giảng dạy các em thì cho rằng thiết bị thiết kế có thẩm mỹ, trắc nghiệm hay, giáo án biên soạn công phu, thư viện hình ảnh phong phú tuy nhiên bút điện tử viết trên bảng tương tác trơn nên khó viết, do đó chữ khó đẹp, trong khi các em đang độ tuổi tập viết thì cần viết đúng, viết đẹp...
Ông Nguyễn Hoài Chương – Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng thời gian qua Sở đã liên tục tìm kiếm những giải pháp mới góp phần vào đề án cải cách giáo dục hiện nay. Trong đó ứng dụng phần mềm giáo án điện tử theo phương pháp lớp học tương tác chỉ là 1 trong nhiều sự lựa chọn dành cho các trường.
Ông Chương cũng nhấn mạnh, công nghệ thông tin hay lớp học tương tác chỉ là một công cụ, quan trọng nhất là giáo viên đứng lớp phải biết sử dụng một cách thông minh nếu sử dụng không khéo thì dễ biến một tiết dạy thành ngôn ngữ kỹ thuật máy móc thì rất nguy hiểm. Và ông cũng cho rằng, trong một lớp học, thành công hay không là sự tương tác giữa giáo viên và học sinh chứ không phải là sự tương tác giữa học sinh và chương trình phần mềm…
Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cũng khẳng định, “lớp học tương tác” chỉ là một trong những giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học trên cở sở tinh thần tự nguyện của các trường theo cơ chế xã hội hóa giáo dục. Phải được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh thì nhà trường mới triển khai.
Khi được hỏi về khoản kinh phí để đầu tư cho một lớp học tương tác thì đại diện nhà cung cấp không trả lời giá trọn gói mà chỉ nêu ra giá thấp nhất cho một gói sản phẩm là 60 triệu đồng và tùy theo gói mà giá tiền khác nhau. Và đại diện nhà cung cấp cũng cho rằng, với sản phẩm này thì mỗi phụ huynh chỉ đóng 20.000 đồng/tháng/học sinh và cao nhất là 90.000 đồng/tháng/học sinh thì con em của họ có cơ hội học trong một môi trường giáo dục hiện đại.
Trong khi đó, vào năm 2011, một trường tiểu học ở quận Thanh Xuân, Hà Nội kêu gọi đóng góp của phụ huynh để đầu tư mỗi khối 1-2 lớp học tương tác với chi phí 135 triệu đồng/bộ. Năm học 2012-2013, các trường tiểu học Nguyễn Trãi, Nam Trung Yên (Thanh Xuân) và trường tiểu học Lê Văn Tám (Hai Bà Trưng) là một trong những trường “đi đầu” trong việc xây dựng các lớp học tương tác trị giá hàng trăm triệu đồng.
Các lớp học này cũng được trang bị máy vi tính, máy chiếu, bảng tương tác, thiết bị kiểm tra trắc nghiệm, phần mềm soạn giáo án, tích hợp sẵn thư viện tài nguyên, ngoài ra còn một số thiết bị khác… Sàn nhà được thay bằng sàn gỗ, bàn ghế của học sinh và cô giáo được thay toàn bộ mới. Ngoài ra, lớp học còn được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt, ngộ nghĩnh như những lớp học của các em bậc học mầm non. Theo tính toán, tổng số tiền để đầu tư lớp học ở đây lên hơn 300 triệu đồng.
Liệu rằng “lớp học tương tác” có thực sự là mô hình thông minh, hiệu quả, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh như nhà cung cấp chương trình đưa ra hay không? Trên thực tế chương trình này vẫn chưa được thẩm định một cách toàn diện.
Mong rằng, lãnh đạo các trường tiểu học có sự lựa chọn hợp lí trong việc áp dụng các chương trình và phương pháp giáo dục mới để các em học sinh thực sự được giảm tải chương trình như Bộ đã đề ra và phụ huynh cũng được giảm tải về kinh phí học tập cho con. Nếu làm không hợp lí thì gánh nặng học phí và các chi phí kèm theo cho cấp tiểu học được Nhà nước phổ cập miễn phí có nguy cơ ngày càng tăng cao mà chất lượng giáo dục vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ?!
Theo petrotimes
Theo giới thiệu của nhà cung cấp sản phẩm phần mềm công nghệ này thì lớp học tương tác là một mô hình lớp học rất thông minh và kích thích sự sáng tạo của học sinh, tránh tình trạng đọc – chép thông thường tại các trường học, đồng thời thúc đẩy sự tư duy của học sinh trong quá trình học tập.
Trong năm học 2012-2013 có 5 trường tiểu học là Lê Ngọc Hân (quận 1), trường tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận 3), trường tiểu học Trần Bình Trọng (quận 5), trường tiểu học Dương Minh Châu (quận 10) và trường tiểu học Bành Văn Trân (quận Tân Bình) được chọn nhận sản phẩm tài trợ từ đơn vị cung cấp.
Đó là Bảng tương tác, laptop, máy chiếu, thiết bị kiểm tra trắc nghiệm, phần mềm soạn giáo án và giảng dạy, bộ giáo án mẫu của khối lớp 1 (giáo viên có thể chỉnh sửa được), bộ tài nguyên với hơn 20.000 hình ảnh, âm thanh và video để áp dụng trong việc soạn và và giảng dạy của giáo viên, hệ thống loa và các phụ kiện kèm theo giải pháp.
Mô hình "lớp học tương tác" của một đơn vị cung cấp chương trình. (Ảnh mang tính minh họa)
Sau nửa học kỳ áp dụng mô hình lớp học tương tác, bà Nguyễn Thị Hồng Xuân - Hiệu trưởng trường Dương Minh Châu (quận 10) cho rằng, mô hình này chỉ có thể áp dụng cho lớp học có sỉ số dưới 30 học sinh, còn nếu lớp học đông hơn thì rất khó thực hiện. Chương trình phần mềm lớp học tương tác còn rất nhiều bất cập và bà Xuân cho rằng nhà cung cấp cần nghiên cứu và hoàn thiện hơn.
Trong khi đó, cô giáo Đào Thị Minh Xuân Trường tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận 3), người trực tiếp đứng lớp giảng dạy các em thì cho rằng thiết bị thiết kế có thẩm mỹ, trắc nghiệm hay, giáo án biên soạn công phu, thư viện hình ảnh phong phú tuy nhiên bút điện tử viết trên bảng tương tác trơn nên khó viết, do đó chữ khó đẹp, trong khi các em đang độ tuổi tập viết thì cần viết đúng, viết đẹp...
Ông Nguyễn Hoài Chương – Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng thời gian qua Sở đã liên tục tìm kiếm những giải pháp mới góp phần vào đề án cải cách giáo dục hiện nay. Trong đó ứng dụng phần mềm giáo án điện tử theo phương pháp lớp học tương tác chỉ là 1 trong nhiều sự lựa chọn dành cho các trường.
Ông Chương cũng nhấn mạnh, công nghệ thông tin hay lớp học tương tác chỉ là một công cụ, quan trọng nhất là giáo viên đứng lớp phải biết sử dụng một cách thông minh nếu sử dụng không khéo thì dễ biến một tiết dạy thành ngôn ngữ kỹ thuật máy móc thì rất nguy hiểm. Và ông cũng cho rằng, trong một lớp học, thành công hay không là sự tương tác giữa giáo viên và học sinh chứ không phải là sự tương tác giữa học sinh và chương trình phần mềm…
Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cũng khẳng định, “lớp học tương tác” chỉ là một trong những giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học trên cở sở tinh thần tự nguyện của các trường theo cơ chế xã hội hóa giáo dục. Phải được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh thì nhà trường mới triển khai.
Khi được hỏi về khoản kinh phí để đầu tư cho một lớp học tương tác thì đại diện nhà cung cấp không trả lời giá trọn gói mà chỉ nêu ra giá thấp nhất cho một gói sản phẩm là 60 triệu đồng và tùy theo gói mà giá tiền khác nhau. Và đại diện nhà cung cấp cũng cho rằng, với sản phẩm này thì mỗi phụ huynh chỉ đóng 20.000 đồng/tháng/học sinh và cao nhất là 90.000 đồng/tháng/học sinh thì con em của họ có cơ hội học trong một môi trường giáo dục hiện đại.
Trong khi đó, vào năm 2011, một trường tiểu học ở quận Thanh Xuân, Hà Nội kêu gọi đóng góp của phụ huynh để đầu tư mỗi khối 1-2 lớp học tương tác với chi phí 135 triệu đồng/bộ. Năm học 2012-2013, các trường tiểu học Nguyễn Trãi, Nam Trung Yên (Thanh Xuân) và trường tiểu học Lê Văn Tám (Hai Bà Trưng) là một trong những trường “đi đầu” trong việc xây dựng các lớp học tương tác trị giá hàng trăm triệu đồng.
Các lớp học này cũng được trang bị máy vi tính, máy chiếu, bảng tương tác, thiết bị kiểm tra trắc nghiệm, phần mềm soạn giáo án, tích hợp sẵn thư viện tài nguyên, ngoài ra còn một số thiết bị khác… Sàn nhà được thay bằng sàn gỗ, bàn ghế của học sinh và cô giáo được thay toàn bộ mới. Ngoài ra, lớp học còn được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt, ngộ nghĩnh như những lớp học của các em bậc học mầm non. Theo tính toán, tổng số tiền để đầu tư lớp học ở đây lên hơn 300 triệu đồng.
Liệu rằng “lớp học tương tác” có thực sự là mô hình thông minh, hiệu quả, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh như nhà cung cấp chương trình đưa ra hay không? Trên thực tế chương trình này vẫn chưa được thẩm định một cách toàn diện.
Mong rằng, lãnh đạo các trường tiểu học có sự lựa chọn hợp lí trong việc áp dụng các chương trình và phương pháp giáo dục mới để các em học sinh thực sự được giảm tải chương trình như Bộ đã đề ra và phụ huynh cũng được giảm tải về kinh phí học tập cho con. Nếu làm không hợp lí thì gánh nặng học phí và các chi phí kèm theo cho cấp tiểu học được Nhà nước phổ cập miễn phí có nguy cơ ngày càng tăng cao mà chất lượng giáo dục vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ?!
Theo petrotimes