Lối ra nào cho rác thải đô thị?

dgoanh

Ước mơ tôi...
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/11/2010
Bài viết
1.453
Nhiều thành phố lớn trong cả nước, kể cả Thủ đô Hà Nội vẫn còn gặp nhiều lúng túng trong việc giải quyết bài toán việc thu gom và xử lý rác thải...

Đến năm 2015, hơn 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong số này 60% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ… Đó là theo Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050, tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn nhiều câu hỏi đặt cho mục tiêu này.
Bài 1: Ý thức kém + năng lực yếu = khó đạt mục tiêu


Giáo sư, tiến sĩ khoa học Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường xây dựng Việt Nam nhận định, vấn đề rác thải đô thị hiện nay của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng vẫn là câu chuyện “nhức nhối” và “khó giải quyết”.
xh30.3rac.jpg

Tình trạng bươi lượm rác của dân ve chai gây ảnh hưởng đến phân loại rác tại nguồn.

Phức tạp

Theo Công ty TNHH nhà nước một thành viên Môi trường đô thị, mỗi ngày bãi chôn lấp rác Nam Sơn (Sóc Sơn) tiếp nhận khoảng 2.500 tấn rác và với khối lượng rác tăng trung bình 15% một năm như những năm vừa qua, đến năm 2015, Hà Nội sẽ không còn chỗ chôn lấp rác.
Tiến sĩ Đặng Dương Bình, nguyên Trưởng phòng Môi trường, Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội, khẳng định chuyện xử lý rác sẽ còn phức tạp nữa bởi lượng rác đang nhân lên theo cấp số nhân.
Một điều tra được tiến sĩ Bình và cộng sự thực hiện từ năm 1997 đã cho thấy mỗi ngày một người dân chỉ thải 0,46 - 0,47 kg rác. Người dân có mức sống cao hơn có thể thải lượng rác lên tới 1,1 - 1,2 kg. Thế nhưng hiện nay bình quân một đầu người lượng rác thải gần 1 kg. Như vậy so với năm 1997, lượng rác theo đầu người đã tăng gấp đôi. Cộng với dân số tăng gấp đôi, suất thải như vậy sẽ tăng lên gấp bốn

Chưa thể tái chế

Một dự án thí điểm phân loại rác 3R (giảm - reduce, tái chế - recycle và tái sử dụng - reuse) tại Hà Nội, do JICA (Nhật Bản) tài trợ được thực hiện từ năm 2006-2009 lại chỉ ra sự khó khăn trong việc giải quyết rác thải ở Hà Nội. Dự án được tài trợ tiền, có cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn tới từng hộ dân, tổ dân phố, phụ nữ… Thế nhưng nếu không có người đứng túc trực bên thùng rác thì ngay lập tức, người dân sẽ vứt rác vào thùng mà không cần phân loại.

Cũng bức xúc với chuyện rác thải, tiến sĩ Nguyễn Trung Hòa, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Xây dựng, nhận định: Việt Nam sử dụng công nghệ chôn lấp rác với khối lượng rác phải chôn lên đến 80 - 90% trong khi quỹ đất không còn. Thêm vào đó, việc vận hành cả bộ máy cho hoạt động chôn lấp rác rất tốn kém nhưng không hiệu quả.

Trong khi đó, cái khó nhất hiện nay là vấn đề xử lý rác. Hiện quản lý nhà nước chưa vươn tới hoạt động tái chế một cách đúng nghĩa về môi trường. Hà Nội có thể tham gia tái chế 15 - 20% tổng lượng rác thải, song do không có hướng dẫn nên đã gây ra ô nhiễm thứ cấp”, tiến sĩ Bình dẫn giải.
Một cán bộ từng làm trong ngành nhiều năm đã chỉ ra điều này qua hình ảnh người thu gom rác đi trước, đi sau đó là một người “chọn” rác. Vì thế những gì có thể tái chế ngay đã được “phân loại”, rác còn lại chỉ là mớ ô nhiễm. Vì vậy đã không ít dự án nước ngoài vào định phát triển “kinh tế chất thải” nhưng rồi họ lại ngậm ngùi chia tay.

Tiến sĩ Bình cũng chia sẻ, Hà Nội đã từng triển khai dự án tái chế rác thành phân vi sinh nhưng sản xuất ra không bán được. Có dự án tái chế rác thành nhiên liệu để sản xuất điện nhưng khi điện bán ra bị ép giá xuống. Vì vậy chẳng ai dại gì mà đầu tư khi biết chắc sẽ lỗ.
Theo số liệu mới nhất vừa được công bố, rác thải được tái chế nhiều nhất châu Âu là ở Đức (48%), Bỉ - Thụy Điển (36%), tiếp đến mới là Slovenia và Đan Mạch (34%). Nhưng Đan Mạch, coi rác thải là nguồn năng lượng thay thế hơn là vấn đề vệ sinh cần phải được xử lý.

Cho đến thời điểm này, những nhà máy “biến rác thành năng lượng” (được lắp nhiều thiết bị sàng lọc mới để loại ra những chất có thể gây ô nhiễm và chỉ thải ra lượng CO2 thấp hơn cả khói thải từ bếp nướng thịt) vừa là nơi xử lý chính vấn đề rác thải của cả nước, vừa là nguồn cung cấp nhiên liệu chủ yếu cho khắp Đan Mạch.
 
Đúng là do "ý thức" hết mà!
Sao họ không chịu nghĩ đến hậu quả để lại cho tương lai sau này nhỉ?
Nhóm "3R" gặp nhiều khó khăn quá đi! Chúc các bạn ấy kiên trì hơn nữa!
 
Chưa thể tái chế
Một dự án thí điểm phân loại rác 3R (giảm - reduce, tái chế - recycle và tái sử dụng - reuse) tại Hà Nội, do JICA (Nhật Bản) tài trợ được thực hiện từ năm 2006-2009 lại chỉ ra sự khó khăn trong việc giải quyết rác thải ở Hà Nội. Dự án được tài trợ tiền, có cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn tới từng hộ dân, tổ dân phố, phụ nữ… Thế nhưng nếu không có người đứng túc trực bên thùng rác thì ngay lập tức, người dân sẽ vứt rác vào thùng mà không cần phân loại.

.

Đúng là do "ý thức" hết mà!
Sao họ không chịu nghĩ đến hậu quả để lại cho tương lai sau này nhỉ?
Nhóm "3R" gặp nhiều khó khăn quá đi! Chúc các bạn ấy kiên trì hơn nữa!
Đó,cái ý thức lại được đưa lên...Mà tất ccả đều nằm ở đó hết mà...
Hà Nội sẽ hết chỗ đổ rác,...nếu ko tái chế...thì có lẽ...:KSV@17:
 
Rác...rác...rác...đi đâu cũng thấy~X(
cái ni là ý thức cho cuộc sống hiện tại lun chứ đâu đợi đến sau này mới thấy hậu quả...haizzz.... rác thải....:KSV@17:
 
×
Quay lại
Top Bottom