- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Rác thải là những thứ vật chất từ thức ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế... mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi; rác thải sinh ra từ mọi người và mọi nơi như: Gia đình, trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò... Rác có thể là những thứ không độc hại, không dơ bẩn và có thể dùng lại được nhưng rác cũng có thể là những loại vật chất gây hôi thối, dơ bẩn và gây ô nhiễm môi trường, độc hại cho muôn loài sinh vật. Thông thường rác được chia thành 3 nhóm chính như sau:
a. Rác vô cơ (rác khô): gồm các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng...
b. Rác hữu cơ (rác ướt): gồm các cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân chăn nuôi...
c. Rác độc hại: là những thứ phế thải rất độc hại cho môi trường và con người như: Pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu, bom đạn..
*Tuy nhiên, đã từ lâu người dân luôn có thói quen vứt bỏ rác thải bừa bãi ra môi trường xung quanh như: sông, rạch, ao, hồ, trục lộ giao thông hay bất kỳ một chỗ đất trống nào đó... làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường do rác ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
Những nét cơ bản về lợi ích và tác hại của rác thải, cụ thể như sau:
1. Lợi ích của rác thải
Đối với những loại rác không độc hại thì mọi người có thể sử dụng nhiều cách để làm cho rác mang lại lợi ích qua những việc làm như:
a. Tận dụng rác:
Những thứ rác bị bỏ loại nhưng còn có thể dùng cho mục đích khác thì mọi người nên tận dụng chúng để tiết kiệm của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên, thời gian và công sức sản xuất ra chúng như:
- Đồ dùng trong nhà, quần áo, đồ chơi cũ không dùng nữa thì cho người khác tiếp tục dùng. Các loại vải vụn nối ráp thành đồ dùng, vật trang trí, quần áo rách dùng làm giẻ lau...
- Sách báo, tập vở cũ dùng làm bao bì, giấy gói.
- Chai lọ, bình, hũ dùng đựng món đồ khác hay tạ thành vật trang trí trong nhà.
- Các vật liệu xây dựng như: cát, đá, sỏi, sành sứ vụn dùng trải đường, lót nền.
b. Tái chế rác: Những thứ phế thải không dùng được cho việc gì nữa nhưng còn có thể sử dụng để sản xuất ra sản phẩm khác thì cần phải được thu gom bán phế liệu để tái chế như:
- Kim loại: gồm đồng, kẽm, chì, sắt, thép, thau... được huyện lại và chế tạo ra đồ dùng vật liệu.
- Chai lọ, ống thuốc thuỷ tinh được thu gom về lò nấu lại và thổi thành các dạng chai lọ mới.
- Các đồ dùng vật liệu nhựa, bao nylon được tập hợp tái chế lại thành đồ dùng, bao bì, bục kê...
- Giấy vụn được tái chế thành giấy bao bì, thùng các tông...
c. Tái sinh rác: Các thứ rác hữu cơ rất dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau, củ, quả hư hỏng, rác nhà bếp, cành cây, lá cỏ, xác súc vật, phân chuồng... được tái sinh như sau:
- Tập hợp rác hữu cơ ủ thành phân bón cho cây trồng, hoa màu, lúa... thêm tươi tốt và làm cho đất đai màu mỡ, thêm tơi xốp, canh tác hiệu quả lâu dài.
- Các loại phân chuồng, thức ăn thừa của người và gia súc cho vào hầm ủ Biogas để tạo thành chất đốt phục vụ việc đun nấu, thắp sáng.
Nếu mọi người, gia đình đều được làm như vậy là đã góp phần giảm lượng chất thải đưa ra môi trường, giữ cho môi trường được sạch đẹp hơn. Tuy nhiên, rác thải vẫn có một số tác hại đến môi trường như sau:
2. Tác hại của rác thải:
Nếu không xem rác là nguồn tài nguyên có lợi để khai thác sử dụng mà vứt rác bừa bãi thì rác sẽ gây tác hại rất lớn cho môi trường và sức khoẻ con người, chẳng hạn như:
- Các vật dụng khó phân huỷ không dùng được nữa mà thải bừa bãi ra xung quanh thì môi trường ngày càng chứa nhiều loại vật gây chật chội, mất vệ sinh và mất mỹ quan, tạo cơ hội cho các loài nấm và vi khuẩn, côn trùng độc hại phát triển gây độc hại cho con người.
- Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người. Ngoài ra, chỗ tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn; nước thải từ bãi rác đôộ hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan.
Bạn có bổ sung gì nữa không??
a. Rác vô cơ (rác khô): gồm các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng...
b. Rác hữu cơ (rác ướt): gồm các cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân chăn nuôi...
c. Rác độc hại: là những thứ phế thải rất độc hại cho môi trường và con người như: Pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu, bom đạn..
*Tuy nhiên, đã từ lâu người dân luôn có thói quen vứt bỏ rác thải bừa bãi ra môi trường xung quanh như: sông, rạch, ao, hồ, trục lộ giao thông hay bất kỳ một chỗ đất trống nào đó... làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường do rác ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
Những nét cơ bản về lợi ích và tác hại của rác thải, cụ thể như sau:
1. Lợi ích của rác thải
Đối với những loại rác không độc hại thì mọi người có thể sử dụng nhiều cách để làm cho rác mang lại lợi ích qua những việc làm như:
a. Tận dụng rác:
Những thứ rác bị bỏ loại nhưng còn có thể dùng cho mục đích khác thì mọi người nên tận dụng chúng để tiết kiệm của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên, thời gian và công sức sản xuất ra chúng như:
- Đồ dùng trong nhà, quần áo, đồ chơi cũ không dùng nữa thì cho người khác tiếp tục dùng. Các loại vải vụn nối ráp thành đồ dùng, vật trang trí, quần áo rách dùng làm giẻ lau...
- Sách báo, tập vở cũ dùng làm bao bì, giấy gói.
- Chai lọ, bình, hũ dùng đựng món đồ khác hay tạ thành vật trang trí trong nhà.
- Các vật liệu xây dựng như: cát, đá, sỏi, sành sứ vụn dùng trải đường, lót nền.
b. Tái chế rác: Những thứ phế thải không dùng được cho việc gì nữa nhưng còn có thể sử dụng để sản xuất ra sản phẩm khác thì cần phải được thu gom bán phế liệu để tái chế như:
- Kim loại: gồm đồng, kẽm, chì, sắt, thép, thau... được huyện lại và chế tạo ra đồ dùng vật liệu.
- Chai lọ, ống thuốc thuỷ tinh được thu gom về lò nấu lại và thổi thành các dạng chai lọ mới.
- Các đồ dùng vật liệu nhựa, bao nylon được tập hợp tái chế lại thành đồ dùng, bao bì, bục kê...
- Giấy vụn được tái chế thành giấy bao bì, thùng các tông...
c. Tái sinh rác: Các thứ rác hữu cơ rất dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau, củ, quả hư hỏng, rác nhà bếp, cành cây, lá cỏ, xác súc vật, phân chuồng... được tái sinh như sau:
- Tập hợp rác hữu cơ ủ thành phân bón cho cây trồng, hoa màu, lúa... thêm tươi tốt và làm cho đất đai màu mỡ, thêm tơi xốp, canh tác hiệu quả lâu dài.
- Các loại phân chuồng, thức ăn thừa của người và gia súc cho vào hầm ủ Biogas để tạo thành chất đốt phục vụ việc đun nấu, thắp sáng.
Nếu mọi người, gia đình đều được làm như vậy là đã góp phần giảm lượng chất thải đưa ra môi trường, giữ cho môi trường được sạch đẹp hơn. Tuy nhiên, rác thải vẫn có một số tác hại đến môi trường như sau:
2. Tác hại của rác thải:
Nếu không xem rác là nguồn tài nguyên có lợi để khai thác sử dụng mà vứt rác bừa bãi thì rác sẽ gây tác hại rất lớn cho môi trường và sức khoẻ con người, chẳng hạn như:
- Các vật dụng khó phân huỷ không dùng được nữa mà thải bừa bãi ra xung quanh thì môi trường ngày càng chứa nhiều loại vật gây chật chội, mất vệ sinh và mất mỹ quan, tạo cơ hội cho các loài nấm và vi khuẩn, côn trùng độc hại phát triển gây độc hại cho con người.
- Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người. Ngoài ra, chỗ tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn; nước thải từ bãi rác đôộ hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan.
Bạn có bổ sung gì nữa không??