- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Tôi có một người cháu tên là Hoàng Văn Lợi, quê Thái Bình, lên Hà Nội học Khoa Văn trường ĐHSP Hà Nội. Học sinh trường huyện ra Thủ đô trọ học đại học vất vả trăm điều. Bố mẹ làm nghề nông, mỗi tháng chỉ trợ cấp cho một khoản tiền ít ỏi.
Để có tiền trang trải, Lợi phải làm thêm nhiều việc nhưng tiền công không đáng là bao. Mới đây, Lợi khoe vừa kiếm được công việc ổn định, mỗi tháng được từ 4 đến 5 triệu đồng tiền công.
Mang niềm vui cho người già
Khi được hỏi, tìm được việc gì, Lợi kể: Bố ông chủ nhà cháu thuê bị ốm nằm viện. Nhà ông neo người, ông nhờ cháu buổi chiều hàng ngày mang cháo vào cho cụ. Ông cụ tự ngồi ăn được, cụ chỉ đề nghị cháu đọc cho cụ nghe những câu chuyện cười cụ mang theo để cụ ăn cho ngon miệng. Cháu làm theo yêu cầu của cụ, đến chỗ gay cấn, kết thúc bất ngờ của câu chuyện, cụ cười rung chòm râu bạc. Các cụ khác cùng phòng cũng thấy vui lây, họ bảo cháu đọc to cho cả phòng cùng nghe. Hôm cháu đưa bố ông chủ ra viện, bác Tuấn con trai cả ông cụ cùng phòng bệnh muốn cháu tiếp tục đến đọc truyện cho cụ. Cháu nghĩ, đọc sách cũng là một nghề kiếm tiền chính đáng bằng sức lao động của mình, cháu thường xuyên tiếp cận với văn hóa đọc, có điều kiện rèn kỹ năng đọc, rất cần cho nghề nghiệp dạy văn của cháu sau này, lại được phục vụ các bậc cha chú, thế là cháu nhận lời.
Góp thêm hành trang vào đời
Hiện nay nghề đọc sách thuê phục vụ người cao tuổi mở rộng trong giới sinh viên ở nhiều trường đại học. Cánh sinh viên năng động tự thành lập CLB hành nghề đọc thuê. Hội viên là các sinh viên muốn được làm nghề đọc thuê, phải đạt được yêu cầu: Yêu nghề, không bị ngọng và yêu quý người già. Những người có yêu cầu liên hệ trực tiếp với CLB để lựa chọn người ưng ý, cộng tác với nhau có hiệu quả.
Phương Dung, quê Hưng Yên, sinh viên năm cuối khoa Anh văn, trường ĐH Ngoại ngữ, được CLB giới thiệu phục vụ cho cụ Trần Cự, là một giáo sư, trước đây phần lớn thời gian cụ làm việc ở nước ngoài. Gần 80 tuổi, cụ về Việt Nam sống cùng con cháu để con cháu tiện chăm sóc. Hằng ngày cụ chỉ nằm một chỗ, đi lại trên chiếc xe lăn. Ông cụ sống lâu năm ở Anh, thông thạo 3 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Đức. Cụ thích đọc sách tiếng nước ngoài. Những ngày đầu đọc sách cho cụ nghe, Dung bị vấp nhiều, cụ vui vẻ chỉnh sửa cách phát âm, trọng âm cho cô. Cụ còn giải nghĩa cho Dung hiểu nhiều từ chuyên môn.
Còn Lê Vân, sinh viên khoa tiếng Pháp, được CLB giới thiệu nhưng phải trải qua 3 vòng tuyển chọn vì phải phục vụ cho một cụ người Pháp, không may bị tai nạn, hỏng hai mắt. Cụ trả tiền công giá cao 5USD/giờ đọc. Trước khi đến đọc sách cho cụ, Vân phải luyện đi luyện lại cho trôi chảy, đặc biệt là chuẩn bị một tâm thế tự tin để chuyển tải hết nội dung cuốn sách. Bây giờ thì hai người coi nhau như bạn, nhiều buổi đến, cụ không yêu cầu đọc mà đưa cụ đi dạo quanh “36 phố phường Hà Nội” để cụ “nghe” được sự thay da đổi thịt của thành phố vì hòa bình, mà cụ coi như quê hương thứ hai.
Nguyễn Trường, anh chàng quê xứ Thanh, sinh viên Khoa Trồng trọt trường ĐH Nông nghiệp cho hay: “Cụ Tặng ngoài 70 tuổi rất thích nghe đọc sách về nông nghiệp. Cụ xuất thân từ quê hương “Rừng cọ đồi chè” Phú Thọ. Để cho đỡ nhớ nhà, nhớ nghề, cụ đành phải đọc sách nói về trồng cây, chăm hoa. Mỗi “ca” đến làm việc với cụ 2 tiếng được phân bổ, tiếng thứ nhất đọc các loại sách có chủ đề nông nghiệp cho cụ nghe, sau đó cùng cụ ra vườn thực hành trồng cây. Cộng tác với cụ mình thấy thoải mái, học được nhiều kiến thức rất cần cho một kỹ sư nông nghiệp tương lai và đạo lý làm người”. Mỗi cụ già là một thư viện về kiến thức chuyên môn và đối nhân xử thế. Đọc sách thuê phục vụ các cụ cũng là “Đền ơn đáp nghĩa” lớp người đi trước, góp phần chia sẻ nỗi cô đơn, đem đến cho các cụ “sống vui, sống khỏe” và cũng tạo cho các bạn trẻ một hành trang vững chắc cho cuộc sống sau này
.
Theo Lê Sĩ Tú (An ninh thủ đô)
Để có tiền trang trải, Lợi phải làm thêm nhiều việc nhưng tiền công không đáng là bao. Mới đây, Lợi khoe vừa kiếm được công việc ổn định, mỗi tháng được từ 4 đến 5 triệu đồng tiền công.
Mang niềm vui cho người già
Khi được hỏi, tìm được việc gì, Lợi kể: Bố ông chủ nhà cháu thuê bị ốm nằm viện. Nhà ông neo người, ông nhờ cháu buổi chiều hàng ngày mang cháo vào cho cụ. Ông cụ tự ngồi ăn được, cụ chỉ đề nghị cháu đọc cho cụ nghe những câu chuyện cười cụ mang theo để cụ ăn cho ngon miệng. Cháu làm theo yêu cầu của cụ, đến chỗ gay cấn, kết thúc bất ngờ của câu chuyện, cụ cười rung chòm râu bạc. Các cụ khác cùng phòng cũng thấy vui lây, họ bảo cháu đọc to cho cả phòng cùng nghe. Hôm cháu đưa bố ông chủ ra viện, bác Tuấn con trai cả ông cụ cùng phòng bệnh muốn cháu tiếp tục đến đọc truyện cho cụ. Cháu nghĩ, đọc sách cũng là một nghề kiếm tiền chính đáng bằng sức lao động của mình, cháu thường xuyên tiếp cận với văn hóa đọc, có điều kiện rèn kỹ năng đọc, rất cần cho nghề nghiệp dạy văn của cháu sau này, lại được phục vụ các bậc cha chú, thế là cháu nhận lời.
Hồng Minh, sinh viên ĐHQG đọc sách phục vụ người cao tuổi
Lợi cho biết, ông cụ mà Lợi đang phục vụ, cũng vốn là một thầy giáo dạy Văn THPT. Cụ đã nghỉ hưu hơn 20 năm. Cụ rất ham đọc sách. Vài năm trở lại đây mắt cụ kém, không đọc được sách nữa nên rất buồn. Từ ngày gặp Lợi, được Lợi đọc sách cho nghe, cụ vui hẳn lên khi được trò chuyện về những cuốn sách để đời mà cụ yêu thích từ “Thời thanh niên sôi nổi” như: “Thép đã tôi như thế đấy”, “Đồi gió hú”, “Cuốn theo chiều gió”, “Trà hoa nữ”, “Chiến tranh và hòa bình”… Đọc truyện cho cụ, có công việc ổn định, kiếm được đồng tiền chính đáng trang trải cho cuộc sống sinh viên, Lợi còn được cụ cho phép sử dụng tủ sách tham khảo phong phú của cụ. Ông cháu dành nhiều thời gian tranh luận, trao đổi “Lời hay, ý đẹp” sau khi đọc xong một tác phẩm giúp Lợi “vỡ” ra nhiều điều. Lợi còn được cụ truyền nghề “Trồng người”, với những bài học kinh nghiệm về phương pháp dạy Văn, công tác chủ nhiệm, giáo dục học sinh cá biệt, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa…
Góp thêm hành trang vào đời
Hiện nay nghề đọc sách thuê phục vụ người cao tuổi mở rộng trong giới sinh viên ở nhiều trường đại học. Cánh sinh viên năng động tự thành lập CLB hành nghề đọc thuê. Hội viên là các sinh viên muốn được làm nghề đọc thuê, phải đạt được yêu cầu: Yêu nghề, không bị ngọng và yêu quý người già. Những người có yêu cầu liên hệ trực tiếp với CLB để lựa chọn người ưng ý, cộng tác với nhau có hiệu quả.
Phương Dung, quê Hưng Yên, sinh viên năm cuối khoa Anh văn, trường ĐH Ngoại ngữ, được CLB giới thiệu phục vụ cho cụ Trần Cự, là một giáo sư, trước đây phần lớn thời gian cụ làm việc ở nước ngoài. Gần 80 tuổi, cụ về Việt Nam sống cùng con cháu để con cháu tiện chăm sóc. Hằng ngày cụ chỉ nằm một chỗ, đi lại trên chiếc xe lăn. Ông cụ sống lâu năm ở Anh, thông thạo 3 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Đức. Cụ thích đọc sách tiếng nước ngoài. Những ngày đầu đọc sách cho cụ nghe, Dung bị vấp nhiều, cụ vui vẻ chỉnh sửa cách phát âm, trọng âm cho cô. Cụ còn giải nghĩa cho Dung hiểu nhiều từ chuyên môn.
Còn Lê Vân, sinh viên khoa tiếng Pháp, được CLB giới thiệu nhưng phải trải qua 3 vòng tuyển chọn vì phải phục vụ cho một cụ người Pháp, không may bị tai nạn, hỏng hai mắt. Cụ trả tiền công giá cao 5USD/giờ đọc. Trước khi đến đọc sách cho cụ, Vân phải luyện đi luyện lại cho trôi chảy, đặc biệt là chuẩn bị một tâm thế tự tin để chuyển tải hết nội dung cuốn sách. Bây giờ thì hai người coi nhau như bạn, nhiều buổi đến, cụ không yêu cầu đọc mà đưa cụ đi dạo quanh “36 phố phường Hà Nội” để cụ “nghe” được sự thay da đổi thịt của thành phố vì hòa bình, mà cụ coi như quê hương thứ hai.
Nguyễn Trường, anh chàng quê xứ Thanh, sinh viên Khoa Trồng trọt trường ĐH Nông nghiệp cho hay: “Cụ Tặng ngoài 70 tuổi rất thích nghe đọc sách về nông nghiệp. Cụ xuất thân từ quê hương “Rừng cọ đồi chè” Phú Thọ. Để cho đỡ nhớ nhà, nhớ nghề, cụ đành phải đọc sách nói về trồng cây, chăm hoa. Mỗi “ca” đến làm việc với cụ 2 tiếng được phân bổ, tiếng thứ nhất đọc các loại sách có chủ đề nông nghiệp cho cụ nghe, sau đó cùng cụ ra vườn thực hành trồng cây. Cộng tác với cụ mình thấy thoải mái, học được nhiều kiến thức rất cần cho một kỹ sư nông nghiệp tương lai và đạo lý làm người”. Mỗi cụ già là một thư viện về kiến thức chuyên môn và đối nhân xử thế. Đọc sách thuê phục vụ các cụ cũng là “Đền ơn đáp nghĩa” lớp người đi trước, góp phần chia sẻ nỗi cô đơn, đem đến cho các cụ “sống vui, sống khỏe” và cũng tạo cho các bạn trẻ một hành trang vững chắc cho cuộc sống sau này
.
Theo Lê Sĩ Tú (An ninh thủ đô)