- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Trước khi xem phim, bạn lúc nào cũng thấy logo hãng phim hiện ra. Nhưng bạn đã biết gì nhiều về quá trình hình thành của những logo này?
DreamWorks và cậu bé ngồi câu cá
Vào năm 1994, đạo diễn lừng danh Steven Spielberg, cựu chủ tịch hãng phim Disney – Jeffrey Katzenberg – và nhà sản xuất David Geffen đã cùng ngồi lại brainstorm để thành lập nên một movie studio hoàn toàn mới cáu có tên là DreamWorks.
Spielberg muốn logo của hãng DreamWorks phải khiến khán giả hồi tưởng đến thời kỳ vàng son của Hollywood. Nó sẽ là bức tranh được đồ họa vi tính của một người đang ông đang ngồi trên Mặt Trăng mà… câu cá.
Chuyên gia hiệu ứng kỹ xảo Dennis Muren, người đã từng hợp tác với Spielberg qua nhiều siêu phẩm kinh điển, đề nghị vẽ phác thảo bảng logo bằng tay. Vì như thế nó sẽ đẹp hơn, tỉ mỉ hơn và kỳ ảo hơn.
Thế là Muren đã nhờ một người bạn của mình, bác họa sĩ Robert Hunt vẽ nó. Hunt hoàn thành rất nhiều mẫu thiết kế khác nhau. Nhưng mẫu thiết kế làm Spielberg thích nhất vẫn là hình chú bé ngồi câu cá trên vòng trăng lưỡi liềm.
Tất cả những mẫu còn lại nhanh chóng bị ném vào lịch sử. Còn cậu bé trên mặt trăng ư? Cậu ta chính William, con trai ruột của họa sĩ Robert Hunt.
MGM và 5 con sư tử trên một cái logo
Năm 1924, nhà báo điện ảnh Howard Dietz hoàn thành thiết kế logo "Chú sư tử Leo" cho hãng phim Samuel Goldwyn's Goldwyn. Ông đã dựa trên biểu tượng The Lions từ đội thể thao của trường Đại học Columbia để vẽ.
Khi hãng Goldwyn này xác nhập cùng hãng Metro Pictures và Louis B. Mayer Pictures, dòng chữ MGM (viết tắt cho Metro – Goldwyn – Mayer) cũng "úm-ba-la" hiện ra.
Kể từ đó, đã có đến 5 chú sư tử được thuê để vào vai Leo. Con thứ nhất là Slats, nó đã "bầu bạn" với MGM qua suốt thời kỳ phim câm của hãng từ năm 1924 đến năm 1928.
Con tiếp theo, Jackie, may mắn nhận được hai vinh dự mà bốn anh em của nó phải ghen tị: con sư tử đầu tiên mà khán giả có thể nghe thấy tiếng rống và con sư tử đầu tiên được xuất hiện trên phim màu.
Sau đó đến Tanner và một con sư tử khác (vô danh và rất dữ dằn). Cuối cùng là đến lượt Leo, chú sư tử này đã gắn bó với hãng phim MGM từ năm 1957 (tất nhiên là chỉ trên logo thôi).
Dòng chữ "Ars Gratia Artis" cũng được nhìn thấy trên logo của hãng MGM. Nó có nghĩa là "Art for Art's Sake", tạm dịch: Nghệ Thuật vì Lợi Ích của Nghệ Thuật.
20th Century Fox và những ánh đèn pha
Năm 1935, 20th Century Pictures và Fox Film Company (trước đó chỉ là một hệ thống rạp chiếu bóng) đã "lưỡng thể hợp nhất" thành hãng phim 20th Century Fox của ngày nay.
Logo đầu tiên của 20th Century Fox đã được họa sĩ vẽ tranh phong cảnh Emil Kosa Jr. thiết kế trên nhiều lớp kiếng và tranh ảnh động. Nó rất đơn giản, chỉ có ảnh của một đỉnh tháp và vài ngọn đèn pha, cái thì bất động, cái thì quay chầm chậm.
Thời gian thấm thoát trôi mãi đến năm 1994, 20th Century Fox mới quyết định "tân trang" mặt bằng bằng hiệu ứng CGI (hiểu nôm na là kỹ thuật tạo ảnh 3 chiều) dưới sự giám sát của nhà sản xuất Kevin Burns.
Nổi tiếng chẳng kém gì logo chính là bản hòa âm "20th Century Fanfare" của nhà soạn nhạc Alfred Newman. Bạn có thể dễ dàng nghe thấy nhạc khúc này trong phần intro của hãng ở đầu phim.
Paramount và ngọn núi tuyết hùng vĩ
Hãng phim Paramount được thành lập vào năm 1912 bởi ông trùm điện ảnh Adolph Zukor và anh em nhà Frohman: Daniel Frohman và Charles Frohman.
Sau một buổi gặp gỡ với Zukor, nhà sản xuất W.W. Hodkinson đã "nguệch ngoạc" vẽ ngay Logo "Ngọn Núi Hùng Vĩ" cho Paramount. Ông đã vẽ nó dựa trên ngọn núi Ben Lomond ở Utah, nơi ông từng sinh sống thời niên thiếu.
Các ngọn núi của bản phim động sau này có lẽ lại được dựa trên hình tượng đỉnh Artesonraju ở Peru. Đây là logo phim lâu đời nhất tại Hollywood.
Bản logo gốc của Paramount có 24 ngôi sao bay chung quanh ngọn núi, thể hiện cho 24 siêu sao điện ảnh mà hãng phim ký kết hợp tác. Tuy nhiên, cho đến tận hôm nay thì số sao này đã rơi rớt đâu mất hai ngôi.
Warner Bros và chiếc khiên giữa trời
Hãng Warner Bros. (Đúng! "Bros." chứ không phải "Brothers") được bốn anh em người Do Thái nhập cư từ Ba Lan – Hirsz, Aaron, Szmul và Itzhak Wonsal (hay Wonskolaser) – sáng lập. Có thể bạn sẽ thắc mắc, như vậy chữ Warner được "chế biến" ra từ đâu?
Từ phiên âm tiếng Anh của họ: Hirsz là "Henry", Aaron là "Albert", Szmul là "Sam" và Itzhak là "Jack". Riêng nguồn gốc chữ Warner vẫn còn được tranh luận giữa "Wonsal" và "Wonskolaser" cho đến tận ngày nay.
Columbia và người thiếu nữ cầm đuốc
Vào năm 1919, Harry, Jack Cohn và Joe Brandt "đặt gạch" cho hãng Columbia dưới cái tên vô cùng đơn giản, hãng phim Cohn – Brandt – Cohn.
Rất nhiều xuất phẩm điện ảnh thời kỳ đầu của studio được sản xuất bằng kinh phí thấp nên chất lượng không cao. Thế là, người ta đã ví von cái tên CBC là "Corned Beef and Cabbage" (Tạm dịch: "Bò Thái Lát và Bắp Cải").
Năm 1924, anh em nhà Cohn đã mua lại số cổ phần từ Brandt và chuyển tên thành Columbia Pictures nhằm cải thiện uy tín của hãng phim.
Logo của hãng chính là Columbia, hình tượng văn học tượng trưng cho nữ giới ở Hoa Kỳ (cũng hao hao giống với hình tượng Nàng Kiều của chúng ta đấy các bạn).
Bản vẽ được hoàn thành trong năm 1924 dưới tiêu đề "Torch Lady". Và cho đến tận bây giờ, vẫn có hàng chục người phụ nữ tranh nhau nhận mình là Người Thiếu Nữ Cầm Đuốc.
Người Thiếu Nữ Cầm Đuốc hiện đại nhất được hãng Sony giao cho họa sĩ tài ba Michael J. Deas thiết kế.
Mặc dù, hầu hết khán giả đều cho rằng nữ diễn viên Annette Bening được J. Deas lấy làm mẫu nhưng thực chất, người mẫu cho kiệt tác hoạt họa này lại là Jenny Joseph, một nữ nghệ sĩ sống tại Louisiana.
Nguồn Kenh14
DreamWorks và cậu bé ngồi câu cá
Vào năm 1994, đạo diễn lừng danh Steven Spielberg, cựu chủ tịch hãng phim Disney – Jeffrey Katzenberg – và nhà sản xuất David Geffen đã cùng ngồi lại brainstorm để thành lập nên một movie studio hoàn toàn mới cáu có tên là DreamWorks.
Spielberg muốn logo của hãng DreamWorks phải khiến khán giả hồi tưởng đến thời kỳ vàng son của Hollywood. Nó sẽ là bức tranh được đồ họa vi tính của một người đang ông đang ngồi trên Mặt Trăng mà… câu cá.
Chuyên gia hiệu ứng kỹ xảo Dennis Muren, người đã từng hợp tác với Spielberg qua nhiều siêu phẩm kinh điển, đề nghị vẽ phác thảo bảng logo bằng tay. Vì như thế nó sẽ đẹp hơn, tỉ mỉ hơn và kỳ ảo hơn.
Thế là Muren đã nhờ một người bạn của mình, bác họa sĩ Robert Hunt vẽ nó. Hunt hoàn thành rất nhiều mẫu thiết kế khác nhau. Nhưng mẫu thiết kế làm Spielberg thích nhất vẫn là hình chú bé ngồi câu cá trên vòng trăng lưỡi liềm.
Tất cả những mẫu còn lại nhanh chóng bị ném vào lịch sử. Còn cậu bé trên mặt trăng ư? Cậu ta chính William, con trai ruột của họa sĩ Robert Hunt.
MGM và 5 con sư tử trên một cái logo
Năm 1924, nhà báo điện ảnh Howard Dietz hoàn thành thiết kế logo "Chú sư tử Leo" cho hãng phim Samuel Goldwyn's Goldwyn. Ông đã dựa trên biểu tượng The Lions từ đội thể thao của trường Đại học Columbia để vẽ.
Khi hãng Goldwyn này xác nhập cùng hãng Metro Pictures và Louis B. Mayer Pictures, dòng chữ MGM (viết tắt cho Metro – Goldwyn – Mayer) cũng "úm-ba-la" hiện ra.
Kể từ đó, đã có đến 5 chú sư tử được thuê để vào vai Leo. Con thứ nhất là Slats, nó đã "bầu bạn" với MGM qua suốt thời kỳ phim câm của hãng từ năm 1924 đến năm 1928.
Con tiếp theo, Jackie, may mắn nhận được hai vinh dự mà bốn anh em của nó phải ghen tị: con sư tử đầu tiên mà khán giả có thể nghe thấy tiếng rống và con sư tử đầu tiên được xuất hiện trên phim màu.
Sau đó đến Tanner và một con sư tử khác (vô danh và rất dữ dằn). Cuối cùng là đến lượt Leo, chú sư tử này đã gắn bó với hãng phim MGM từ năm 1957 (tất nhiên là chỉ trên logo thôi).
Dòng chữ "Ars Gratia Artis" cũng được nhìn thấy trên logo của hãng MGM. Nó có nghĩa là "Art for Art's Sake", tạm dịch: Nghệ Thuật vì Lợi Ích của Nghệ Thuật.
20th Century Fox và những ánh đèn pha
Năm 1935, 20th Century Pictures và Fox Film Company (trước đó chỉ là một hệ thống rạp chiếu bóng) đã "lưỡng thể hợp nhất" thành hãng phim 20th Century Fox của ngày nay.
Logo đầu tiên của 20th Century Fox đã được họa sĩ vẽ tranh phong cảnh Emil Kosa Jr. thiết kế trên nhiều lớp kiếng và tranh ảnh động. Nó rất đơn giản, chỉ có ảnh của một đỉnh tháp và vài ngọn đèn pha, cái thì bất động, cái thì quay chầm chậm.
Thời gian thấm thoát trôi mãi đến năm 1994, 20th Century Fox mới quyết định "tân trang" mặt bằng bằng hiệu ứng CGI (hiểu nôm na là kỹ thuật tạo ảnh 3 chiều) dưới sự giám sát của nhà sản xuất Kevin Burns.
Nổi tiếng chẳng kém gì logo chính là bản hòa âm "20th Century Fanfare" của nhà soạn nhạc Alfred Newman. Bạn có thể dễ dàng nghe thấy nhạc khúc này trong phần intro của hãng ở đầu phim.
Paramount và ngọn núi tuyết hùng vĩ
Hãng phim Paramount được thành lập vào năm 1912 bởi ông trùm điện ảnh Adolph Zukor và anh em nhà Frohman: Daniel Frohman và Charles Frohman.
Sau một buổi gặp gỡ với Zukor, nhà sản xuất W.W. Hodkinson đã "nguệch ngoạc" vẽ ngay Logo "Ngọn Núi Hùng Vĩ" cho Paramount. Ông đã vẽ nó dựa trên ngọn núi Ben Lomond ở Utah, nơi ông từng sinh sống thời niên thiếu.
Các ngọn núi của bản phim động sau này có lẽ lại được dựa trên hình tượng đỉnh Artesonraju ở Peru. Đây là logo phim lâu đời nhất tại Hollywood.
Bản logo gốc của Paramount có 24 ngôi sao bay chung quanh ngọn núi, thể hiện cho 24 siêu sao điện ảnh mà hãng phim ký kết hợp tác. Tuy nhiên, cho đến tận hôm nay thì số sao này đã rơi rớt đâu mất hai ngôi.
Warner Bros và chiếc khiên giữa trời
Hãng Warner Bros. (Đúng! "Bros." chứ không phải "Brothers") được bốn anh em người Do Thái nhập cư từ Ba Lan – Hirsz, Aaron, Szmul và Itzhak Wonsal (hay Wonskolaser) – sáng lập. Có thể bạn sẽ thắc mắc, như vậy chữ Warner được "chế biến" ra từ đâu?
Từ phiên âm tiếng Anh của họ: Hirsz là "Henry", Aaron là "Albert", Szmul là "Sam" và Itzhak là "Jack". Riêng nguồn gốc chữ Warner vẫn còn được tranh luận giữa "Wonsal" và "Wonskolaser" cho đến tận ngày nay.
Columbia và người thiếu nữ cầm đuốc
Vào năm 1919, Harry, Jack Cohn và Joe Brandt "đặt gạch" cho hãng Columbia dưới cái tên vô cùng đơn giản, hãng phim Cohn – Brandt – Cohn.
Rất nhiều xuất phẩm điện ảnh thời kỳ đầu của studio được sản xuất bằng kinh phí thấp nên chất lượng không cao. Thế là, người ta đã ví von cái tên CBC là "Corned Beef and Cabbage" (Tạm dịch: "Bò Thái Lát và Bắp Cải").
Năm 1924, anh em nhà Cohn đã mua lại số cổ phần từ Brandt và chuyển tên thành Columbia Pictures nhằm cải thiện uy tín của hãng phim.
Logo của hãng chính là Columbia, hình tượng văn học tượng trưng cho nữ giới ở Hoa Kỳ (cũng hao hao giống với hình tượng Nàng Kiều của chúng ta đấy các bạn).
Bản vẽ được hoàn thành trong năm 1924 dưới tiêu đề "Torch Lady". Và cho đến tận bây giờ, vẫn có hàng chục người phụ nữ tranh nhau nhận mình là Người Thiếu Nữ Cầm Đuốc.
Người Thiếu Nữ Cầm Đuốc hiện đại nhất được hãng Sony giao cho họa sĩ tài ba Michael J. Deas thiết kế.
Mặc dù, hầu hết khán giả đều cho rằng nữ diễn viên Annette Bening được J. Deas lấy làm mẫu nhưng thực chất, người mẫu cho kiệt tác hoạt họa này lại là Jenny Joseph, một nữ nghệ sĩ sống tại Louisiana.
Nguồn Kenh14