- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Những chú cá heo, rùa biển, chim biển bị bủa lưới, săn bắt vô tội vạ hay bị dính dầu mà chết khiến người xem phải giật mình suy ngẫm.
Hoạt động của con người đã và đang hủy hoại môi trường tài nguyên biển toàn cầu. Trong hình là những con cá vây vàng còn chưa đến tuổi khai thác ở Ấn Độ Dương đang bị mắt lưới đánh cá vây h.ãm.
Một con cá heo nằm im trong lưới ở bắc Thái Bình Dương. Những chiếc lưới trôi, lưới kéo bị ngư dân vứt bỏ, trôi nổi trên biển đã gây ra cái chết cho hàng trăm nghìn con cá heo trên đại dương.
Một con cá mập chết sau khi bị mắc lưới mà không thoát ra được. Cá mập là loài đang bị con người đe dọa nghiêm trọng vì lợi nhuận lớn từ buôn bán vi cá mập. Mỗi ngày có khoảng 200.000 con cá mập bị bắt giết trên khắp thế giới.
Hai chú chim biển bay qua bầu trời gần hải vực Mauritanie ở Đại Tây Dương. Chú chim màu trắng bị lưới cá rách tròng vào cổ. Mỗi năm có khoảng 100.000 con hải âu mày đen bị chết vì nuốt nhầm lưỡi câu hoặc vướng vào lưới cá và bị dìm chết trong biển.
Một con cá heo cố giãy dụa khi bị mắc kẹt trong lưới ở hải vực gần quần đảo Acores, phía đông Đại Tây Dương.
Cá ngừ bị treo lên cao trong ngày hội cá ngừ ở Cao Hùng, Đài Loan. Cá ngừ vây xanh được bán với giá khá cao nên bị đánh bắt vô tội vạ, hiện ở phía nam Đại Tây Dương gần như không còn thấy bóng dáng con cá ngừ vây xanh nào nữa.
Rùa biển đã sinh tồn trên Trái Đất hơn 150 triệu năm, trên thế giới có tất cả 7 loài rùa biển, trong đó có 5 loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Dù vậy, mỗi năm vẫn có rất nhiều rùa biển bị con người đánh bắt, giết hại.
Nhiều ngư thuyền lớn mỗi lần đánh bắt được hàng nghìn tấn cá các loại, nếu không có kế hoạch khai thác hợp lý thì dù đại dương bao la cũng có ngày cạn kiệt tài nguyên.
Một con ó biển chết trên bãi biển Whangaparaoa, New Zealand, sau khi bị dính dầu. Sinh vật biển nếu không may lọt vào vùng biển nhiễm dầu sẽ bị ngạt thở hoặc trúng độc mà chết, còn chim biển bị váng dầu bám sẽ không thể bay được.
Một đàn mòng biển ngà đang nghỉ ngơi trên mặt băng gần quần đảo Svalbard ở Bắc Băng Dương. Số lượng của chúng đang sụt giảm nhanh chóng do băng tan và ô nhiễm biển. Các công ty dầu khí không ngừng dựng giàn khoan ở Bắc Cực, các công ty đánh bắt hải sản cũng nhân cơ hội băng tan để đến bắt cá, đe dọa môi trường tự nhiên của mòng biển ngà.
Loài chim cánh cụt Adélie ở Nam Cực cũng bị sụt giảm số lượng do mất nguồn thức ăn.
Một con hải cẩu Greenland bên bờ biển Newfoundland, Canada. Canada là quốc gia có quy mô săn bắt hải cầu lớn nhất, mục đích chủ yếu để lấy da lông hải cẩu làm đồ xa xỉ phẩm.