Loãng xương và những điều cần biết

tambinh

Banned
Tham gia
29/3/2016
Bài viết
2
Loãng xương là một rối loạn bất thường của xương, xảy ra ở bất kỳ xương nào và là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra gãy xương. Xương bình thường được cấu tạo bằng protein, collagen và canxium. Loãng xương là do tiêu hủy cả canxi và protein của xương, kết quả là tạo ra xương có chất lượng kém hay giảm độ đậm đặc của xương. Xương bị loãng có thể bị gãy dù chỉ một lần chấn thương nhỏ.

Xương sống, xương chậu, xương đùi, xương cổ tay là những vùng thường bị gãy khi té ngã. Mặt khác, gãy xương cũng có thể xảy ra ở những xương khác như xương sườn.

Triệu chứng của loãng xương:

Loãng xương tiến triển chậm chạp hàng chục năm. Một số trường hợp loãng xương gây ra gãy xương có thể được phát hiện trong những năm sau đó. Trước khi bị gãy xương, nhiều bệnh nhân không biết mình loãng xương, chỉ khi gãy xương mới phát hiện ra, lúc này thì đã quá muộn màng. Khi đó họ có những triệu chứng liên quan đến xương bị gãy

Gãy xương sống là nguyên nhân gây đau cột sống theo rễ thần kinh, lan từ hông lưng ra hai bên. Ở người lớn tuổi, gãy xương sống có thể tái phát, là nguyên nhân gây đau lưng mãn tính, xảy ra ở những chỗ cong của cột sống. Người càng nhẹ cân càng ít bị đau lưng.

Hậu quả của chứng loãng xương:

Xương bị loãng khi bị gãy sẽ gây đau đớn, làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm khả năng lao động và tàn tật. Trên 30% bệnh nhân bị nứt xương chậu phải có y tá chăm sóc lâu dài tại nhà.

Những bệnh nhân lớn tuổi hơn sau khi bị gãy xương đùi, có thể sẽ do nằm lâu bị viêm phổi và những cục máu đông ở tĩnh mạch chi dưới có thể đi lên phổi buộc bệnh nhân phải được chăm sóc tại gi.ường cẩn thận một thời gian dài.

Khoảng 20% phụ nữ bị gãy xương cổ, xương đùi sẽ tử vong trong năm kế tiếp do những hậu quả gián tiếp của gãy xương. Thêm vào đó, nếu một người đã bị gãy cột sống một lần do loãng xương thì người đó sẽ có nguy cơ gãy xương tương tự rất cao trong những năm tiếp theo.

Các phương pháp để phòng ngừa và điều trị loãng xương:

Mục tiêu chủ yếu của điều trị chứng loãng xương là phòng ngừa gãy xương bằng cách chấm dứt tình trạng xương bị mất dần đi đồng thời nâng cao mật độ xương cũng như độ vững chắc của xương.

Mặc dù sự phát triển sớm và điều trị kịp thời chứng loãng xương về mặt cơ bản có thể làm giảm đi nguy cơ bị gãy xương trong tương lai, nhưng không có một phương pháp điều trị nào là hoàn hảo cả. Nói một cách khác, việc tái tạo hoàn toàn phần xương bị mất dần đi bởi chứng loãng xương là một điều khó khăn. Vì vậy, phòng ngừa loãng xương cũng quan trọng như điều trị. Những phương pháp để phòng ngừa và điều trị loãng xương là:

- Thay đổi thói quen thường ngày bao gồm: bỏ hút thuốc lá, cai rượu, tập thể dục thường xuyên, điều chỉnh cân đối khẩu phần ăn với đầy đủ canxi và vitamin D.

- Liệu pháp bồi hoàn estrogen đối với phụ nữ sau mãn kinh và phụ nữ có bệnh lý thiếu hụt estrogen.

- Các loại dược phẩm có tác dụng chấm dứt tình trạng mất xương và tăng sự vững chắc của xương như: alendronate (Fosamax), risedronate (Actonel), raloxifene (evista) và canxitonin (Canximar).

Phương Thúy
 
×
Quay lại
Top Bottom