Lọ lem đường phố (trò chơi của người quá cố)

Quái Vương BMW

Thành viên
Tham gia
1/11/2011
Bài viết
6
Tên fic: Lọ lem đường phố hoặc Trò chơi của người quá cố


Tác giả: Quái Vương BMW


Thể loại: tình cảm


Đánh giá truyện theo độ tuổi: K+


Tình trạng: đang sáng tác


Cảnh báo về nội dung: không có
 
Chương 1


Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái lưu manh tên là Thiên Ân.


Trước khi kể tiếp tôi muốn các bạn biết rằng đây không phải là một câu chuyện cổ tích. Nó là một câu chuyện hiện đại ở thế kỷ 21 này. Vậy tại sao tôi lại vào truyện bằng câu “ngày xửa ngày xưa” – câu nói kinh điển dùng để mở đầu bất cứ một câu chuyện cổ tích nào. Tại sao ư?


Vì tôi muốn nói thần kì giống một câu truyện cổ tích chăng?


Có thể.


Vì tôi muốn gây ấn tượng cho câu truyện?


Nhiều phần trăm.


Nhưng cái lí do lớn nhất đó là cô gái lưu manh của chúng ta có hoàn cảnh hơi giống một nhân vật cổ tích được yêu thích – lọ lem. Vì thế mà tôi chọn cách vào truyện giống như câu truyện cô bé lọ lem để kể về nàng lọ lem đường phố của tôi.


Một lọ lem không nhu mỳ, chẳng đảm đang, chưa bao giờ tháo vát. Một lọ lem tin vào những điều kì diệu nhưng không tin vào bà tiên. Với cô, những điều kì diệu là do tự mình tạo ra, đừng trông chờ thứ từ trên trời rơi xuống. Ngu ngốc nhất là dựa dẫm vào một niềm tin phi thực tế. Cái gì gọi là “tin tưởng để cuộc sống có ý nghĩa hơn?” Với cô đó là sự ỷ lại ngu ngốc. Đợi bà tiên đến cứu thì đã chết xong mấy lần rồi.


Lọ lem đường phố - cô gái lưu manh, trong từ điển của cô không có hai từ “cam chịu”. Cô mạnh mẽ và có phần ngạo mạn. Ông trời thử thách cô? Cô sẽ thách thức ngược lại. Làm tổn thương cô? Cô sẽ đạp bẹp tất cả tổn thương. Một lọ lem không cho phép ai đứng trên đầu mình mà sai bảo. Mẹ kế? Em kế? Muốn hành hạ sao? Cửa sổ cũng không có.


Còn bạch mã hoàng tử? Ừ thì có cũng được, không có cũng chẳng sao. Vì cô là người đặt tình yêu sau nhiều thứ mà. Từ từ rồi yêu cũng chẳng chết nhưng không kiếm tiền, không lo cho tương lai thì chết thật đấy.


Bây giờ chúng ta bắt đầu câu chuyện thôi nào!


Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái lưu manh tên Thiên Ân. Giống như bao cô gái lưu manh khác, trước khi lớn lên thì cô có một tuổi thơ. Một tuổi thơ cũng không biết là vui vẻ hay buồn bã.


Và ngày hôm nay chính là ngày số phận của lọ lem được ứng nghiệm trên cô – ngày ba cô mất.


Những lẵng hoa tươi đặt khắp nhà như để làm rõ nét hơn sự héo úa trên mặt những người đang đội chiếc khăn tang trên đầu. Khói nhang trầm bay nghi ngút làm căn nhà có phần mờ ảo và ảm đạm.


Trên bàn thờ đặt ngay trước linh cữu là tấm hình người đàn ông có gương mặt phúc hậu đang cười hiền từ. Trong chiếc quan tài bóng loáng và vẫn còn thơm mùi PU mới, cũng chính người đàn ông đó đang nằm duỗi thẳng hai chân, hai tay đan trước ngực, gương mặt bình thản với đôi mắt đã nhắm mãi không bao giờ mở ra.


Mọi người đều quá mệt mỏi vì đã khóc quá lâu, chỉ có hai người lì lợm vẫn còn quỳ dưới đất khóc rũ rượi cứ như sợ người ta không biết mình đau khổ. Một trong số đó là người không thể thiếu trong việc làm nên cuộc đời lọ lem – bà mẹ kế – Nguyễn Ánh Mai. Bà ta đang gục đầu vào vai cô con gái của mình mà gào thật to, nhăn mặt thật nhiều để người ta không nhìn thấy rằng mặt bà ta không hề có một giọt nước mắt nào.


Khóc không được thì im đi, đóng kích tới cùng làm gì không biết?


Bên cạnh bà ta, người đang bị mẹ mình gục đến rã cả vai là cô còn gái ruột – Lã Uyên Đan. Một cô gái vô cùng duyên dáng và thướt tha. Đến cả cái cách lau nước mắt và cách nấc lên cũng duyên dáng và thướt tha nữa. Chà, ít nhất là còn có nước mắt. Mà kể ra thì cũng đau lòng thật chứ đâu phải giả. Người đàn ông đang nằm trong quan tài kia là ba ruột của cô mà.


Còn cô gái đang đứng phía xa dựa người vào bức tường, gương mặt trơ ra như gỗ đá, chẳng có vẻ gì là đau buồn trước cái chết của ba ruột chính là cô gái của chúng ta – Lã Thiên Ân.


Bà con họ hàng cũng xì xào trỉ trỏ không ít. Những câu hỏi kiểu như “ba chết mà sao con bé cứ tỉnh bơ vậy?” cứ lạo xạo bên tai cô.


“Chết tiệt! Muốn biết thì tới hỏi thẳng tôi này, ở đó bàn tán thì có thể tìm ra câu trả lời sao?” – Ân lẩm bẩm.


Thôi dựa vào tường, với những bước chân lững thững, cô tiến về phía quan tài.


Không quỳ, không khóc, một nén nhang cũng không đốt, cô cứ đứng trơ ra nhìn chằm chằm vào người đàn ông đã trút hơi thở mười hai tiếng trước.


___Nhắm mắt xuôi tay rồi là có thể thảnh thơi chứ gì. Có ngon thì dậy mà sống tiếp đi. Nằm đấy làm gì? Muốn xem mọi người khóc hết nước mắt à? Đồ xấu xa!___


Sau một hồi nhìn không chớp mắt, cô quay người và bỏ về phòng mình. Họ hàng nội ngoại lại được một lần xì xào nữa.


Quả nhiên như lời đồn, con gái lớn của Lã Mạnh Quân có dung mạo và khí chất y như… phù thủy.


Còn đang xì xào thì Ân xuất hiện trong bộ đồng phục trường Thiên Hạ. Một tay bỏ túi áo khoác, tay kia giữ cái quai cặp đang được khoác sau lưng.


“Cháu muốn đi đâu vậy?” – Bà bác họ nội hỏi.


“Bà không thấy cháu mặc đồng phục à?” – Ân làu bàu.


“Ba cháu mới mất mà cháu muốn đi học sao?” – Bà bác có vẻ phật ý.


“Thế không cần học nữa à? Ở lại thì ba cháu sẽ sống lại sao?” – Ân nhướn mày nhìn bà bác già nua của mình. Thấy bà không thể thốt lên lời nữa, cô dãn môi thành một nụ cười nửa miệng rồi bỏ đi không hề quay đầu lại.


Bà bác cũng không tức giận lâu. Bà nhìn theo bóng lưng của Ân mà tắc lưỡi rồi lắc đầu.


___Không có mẹ bên cạnh nên tính tình kỳ quái. Đáng thương thật!___


Vừa đến cửa lớp Ân đã nghe tiếng thầy giáo chủ nhiệm thông báo về chuyện gia đình mình với cả lớp.


“Các em, nhà bạn Thiên Ân hôm nay có tang, sau giờ học lớp chúng ta hãy đến viếng và an ủi bạn” – Thầy giáo chủ nhiệm vừa nói xong thì cả lớp nhao nhao lên bàn tán ngay lập tức.


“Không cần đâu” – Chất giọng ngang phè đặc trưng của Ân vang lên ngoài cửa lớp làm cả giáo viên lẫn học sinh giật mình.


“Thiên Ân? Sao giờ này em lại ở đây?” – Thầy giáo sửng sốt.


“Giờ này không ở đây thì ở đâu?” – Ân làu bàu rồi trở về chỗ ngồi. Giả vờ như không biết ánh mắt ngạc nhiên của thấy giáo đang dán vào lưng mình và giả vờ như không nghe những tiếng bàn tán của các bạn cùng lớp.


“Này, không sao chứ?” – Cô bạn thân Mỹ Nguyệt quay lại hỏi Ân khi Ân vừa ngồi vào chỗ.


“Nếu tớ nói có sao thì cậu có thể làm được gì cho tớ?”


“Nói chuyện đàng hoàng thì cậu chết à?”


“Ừ, buồn nôn mà chết”


“Con nhỏ xấu xa!” – Nguyệt lẩm bẩm.


“Không bắt buộc phải làm bạn đâu” – Ân nghe Nguyệt nói thì lên tiếng để nghị.


“Không được! Một ngày làm bạn, cả đời là bạn” – Nguyệt phùng miệng lên cãi rồi quay mặt lên không nói chuyện với Ân nữa.


Nghe câu nói của Nguyệt, Ân không khỏi mỉm cười mỉa mai.


___Bùi Mỹ Nguyệt, cậu nghĩ tớ không biết cậu đang tính toán gì sao? Chỉ cần nói thật với tớ thôi mà, việc gì cậu phải đóng kịch cho vất vả?___


Vẫn như bình thường, ngồi thẳng lưng, học chăm chú nhưng hôm nay còn phải tập trung hơn để bỏ ngoài tai những lời ra tiếng vào và để lờ đi ánh mắt ngạc nhiên của các giáo viên khi thấy sự xuất hiện của cô ở trường. Đến gần cuối ngày, mọi chuyện cũng đã lắng xuống phần nào.


Chuông tan học vang lên kết thúc một buổi học mệt mỏi, kết thúc khoảng thời gian chịu đựng tiếng xì xầm. Ân lững thững ra về.


Vừa đến đầu ngõ đã nghe tiếng khóc thảm thiết của mọi người trong nhà, Ân ngám ngẩm thở dài.


___Không lẽ con phải đến đó đưa ba về sao? Còn không mau dậy đi! Tính đem con bỏ chợ à? Sinh ra thì phải nuôi, nuôi và còn phải dạy nữa chứ. Con còn chưa thành người mà ba bỏ đi kiểu đó à?___


Mặc kệ những suy nghĩ tức tối và giận dữ của người con gái, người đàn ông kia vẫn nằm im không hề có ý muốn tỉnh lại. Không hề có ý bước ra khỏi quan tài, không thề sợ lò thiêu nóng bỏng. Và… ông ấy đã thành tro bụi, quay về điểm khởi đầu của con người.


Tro được rải xuống dòng sông trong một buổi sáng trời không có nắng và gió cứa vào tim như sợ những người đưa tiễn kia chưa đủ đau lòng. Rặng cỏ lau ven dòng sông ngả rạp xuống như cúi chào tiễn biệt. Thế là hết! Oanh liệt thế nào, tài ba thế nào đến cuối cùng cũng chỉ còn lại một nắm tro tàn nằm lặng lẽ nơi đáy sông.


Bà Mai vẫn không ngừng vật vã rồi ngất đi. Mọi người đưa bà về nhà. Thế là buổi tiễn biệt đã kết thúc, người chết thì đã chết, người sống tiếp tục con đường phải đi. Bên bờ sông chỉ còn lại gió và một cô gái đang đứng trong gió với thân hình sơ xác.


___Vậy là nhất định phải đi à? Nếu vậy thì đi mạnh khỏe nhé! Hãy thay con ôm mẹ___


Ân xoay người và bước đi, không một lần ngoái đầu nhìn lại. Trên mặt nước, lớp bụi tro vẫn còn lờ mờ trong gió. Người thì đi hết rồi nhưng tro thì vẫn còn đó. Cuối cùng là ai tiễn ai đây?


Ân trở về nhà, thay đồ và đến trường. Nếu ở nhà thêm phút nào nữa chắc sẽ phát điên vì tiếng thút thít của hai mẹ con kia mất.


Thế mà ở trường cũng chẳng khá hơn, hết người này đến người kia tới chia buồn rồi động viên an ủi. Ân cười hời hợt rồi gục đầu xuống bàn mặc kệ cho những kẻ dư nước mắt đi khóc người dưng kia vây quanh mình nói những lời có cánh.


Một ngày chịu đựng thường là một ngày dài hơn bình thường. Nhưng mà dù dài cỡ nào thì nó cũng phải kết thúc thôi. Tiếng chuông cuối cùng cũng phải vang lên giải thoát cho Ân.


Cô xách cặp phóng ngay ra khỏi lớp trước khi bị vây quanh không biết là lần thứ mấy trong ngày.


“Chị có còn là con người không vậy?” – Vừa mới đi đến phòng khách, cái giọng ẻo lả không lẫn vào đâu của Đan đã vang lên. Tiếp sau đó là bước chân dồn dập về phía Ân.


“Chứ mày nghĩ tao là con gì?” – Ân chau mày nhìn Đan đùa cợt.


“Chẳng có “con gì” mà ba mất mà vẫn đi học tỉnh bơ như chị” – Đan quát.


“Thế mày ở nhà khóc lóc thảm thương ba có dậy cười với mày không?” – Ân trừng mắt nhìn Đan.


“Làm sao có thể” – Đan cũng không vừa, trừng mắt nhìn lại ngay lập tức.


“Thì vậy mới bảo mày thôi làm việc thừa thãi đi” – Ân nhún vai.


“Nói như chị thì đám tang nào cũng có người làm việc thừa thãi à?”


“Chứ còn gì nữa. Khóc mà giải quyết được vấn đề thì thế giới này đã thành “màu hồng” hết rồi”


“Sao lại có người máu lạnh như chị cơ chứ?”


“Không lạnh đâu, mày đang làm tao nóng máu đấy”


Bao nhiêu bực dọc tích tụ mấy ngày nay của Ân chuẩn bị tuân trào thì một giọng nói vang lên.


“Con làm gì ầm ĩ vậy Đan?” – Bà Mai từ trên lầu đi xuống và tỏ ra không hài lòng.


“Không có gì đâu mẹ”


“Không có gì thì lên phòng nghỉ đi! Mệt mọi mấy ngày nay rồi”


Nói rồi bà vời Đan lại gần và hai mẹ con cùng nhau đi lên cầu thang.


Ân đứng nhìn theo hai mẹ con bà Mai đi lên trên lầu, môi nở một nụ cười nửa miệng.


___Cám ơn vì đã sống thật với tôi, người đàn bà tồi tệ!___


Đúng, việc tốt duy nhất mà bà Mai làm được là bà luôn sống thật với Ân.


Không phải con đẻ thì không việc gì phải quan tâm. Không la mắng bao giờ, lại càng không đánh đòn. Hồi bé, Ân và Đan mà cùng quậy phá gì đó thì chỉ có Đan bị la thôi, con Ân thì muốn làm gì thì làm. Đừng đột nhà là được rồi.


Đảo mắt nhìn quanh ngôi nhà nay thiếu mất một hình bóng (dù rằng cái hình bóng ấy chẳng mấy khi xuất hiện ở nhà) cuối cùng mắt Ân dừng lại nơi bàn thờ.


___Đã nhiều hơn một tấm ảnh rồi___


Ân chau mày rồi đến gần bàn thờ, nơi có hai tấm hình của một người phụ nữ và một người đàn ông đang được đặt đằng sau lu hương và đĩa hoa quả.




























 
Chương 2


Vị luật sư nổi tiếng và cũng là cố vấn luật pháp của công ti Lã Thị ngồi trên ghế tay cầm một tờ giấy trắng. Trong tờ giấy ấy, có chữ kí của ba Ân – Bản di chúc.


Ông đã kết thúc nội dung cần đọc, tháo mắt kính xuống và để tờ di chúc lên trên bàn.


“Xin chia buồn cùng gia đình!” – Vị luật sự nói bằng giọng chân thành.


“Cám ơn ông!” – Bà Mai nói trong khi đang nén cơn giận.


“Tôi không hiểu vì sao ông nhà lại lập ra bản di chúc như thế này, mong rằng trong ba năm tới bà và các con không phải chật vật!”


“Tôi sẽ ổn thôi, cám ơn ông!”


“Vậy tôi xin cáo từ. Hẹn gặp lại ba người ba năm sau” – Ông luật sư nói rồi ra về.


Căn phòng trở nên yên tĩnh một cách đáng sợ. Bà Mai vì giận quá nên không thể nói lên lời. Đan nhìn mẹ như thế cũng không dám lên tiếng. Còn Ân thì không có gì đáng nói nên không nói.


Cuối cùng, người đứng lên bỏ đi trước là Ân. Trước khi đi, cô không quên rút một tờ bản sao di chúc đang nằm trên bàn rồi vừa đi vừa phe phẩy trước mặt.


___Đã nhắm mắt xuôi tay rồi mà còn muốn xem náo nhiệt sao? Vậy để con giúp ba chơi cùng bà ta vậy___


Ân trở về phòng và nhét bộ võ phục vào giỏ xách. Trước khi ra khỏi phòng, cô gấp bản di chúc thành mày bay rồi phi ra ngoài cửa sổ. Chiếc máy bay được gió nâng đi không xa thì hạ cánh xuống một dòng sông nhỏ. Nước từ từ liếm láp tờ giấy trắng và cuối cùng là nuốt trọn nó trong cái ướt át lạnh lẽo.


Khoác cái giỏ lên vai, Ân ra khỏi nhà và đi bộ về phía võ đường gần nhà.


“Mọi chuyện ổn chứ học trò yêu?” – Vừa mở cửa, một giọng nam trầm đã vang lên ngay lập tức.


“Không thể ổn hơn được nữa” – Ân uể oải trả lời mà chẳng buồn đưa mắt tìm xem thầy mình đang “ẩn nấp” ở đâu.


“Nghe miễn cưỡng quá vậy” – Không biết từ đâu mà thầy Ân đứng ngay phía sau cô.


“Vậy chắc thầy nghe lầm rồi đấy” – Ân nói rồi ngồi phịch xuống sàn, tiếp theo là nằm xoài ra đất, hai tay vòng lên đầu.


“Rốt cuộc là rớt bao nhiêu giọt nước mắt mà trông mệt mỏi đến thế?” – Thấy học trò của mình có vẻ không ổn, ông đến ngồi bên cạnh dò xét ngay lập tức.


“Chẳng giọt nào hết” – Ân nhắm mắt và thở dài.


“Kìm nén bao nhiêu ngày giờ định đến đây trút nỗi lòng đấy à?”


“Không có, con đến học bài mới”


“Chỉ cần thi nữa thôi là lấy đai võ sư rồi, thầy còn gì để dạy con nữa đâu”


“Vậy thầy đấu với con một trận nhé!” – Ân ngồi dậy lắc lắc đầu cho tỉnh táo.


“Ăn đòn cấm ăn vạ”


“Thầy tự nói thầy ấy” – Ân nói rồi phá lên cười, cô đứng lên và xách giỏ đồ đi vào phòng thay đồ.


Khi bước vào là một Ân lững thững nhưng khi đi ra thì lại là một Ân oai phong và nghiêm túc trong võ phục đen.


“Sao lại đeo đai đen?” – Thầy Ân chau mày nhìn.


“Đeo đai đen đánh thắng đai trắng mới oai” – Ân cười tươi.


“Láu cá thật!” – Thầy Ân cũng cười rồi ngồi bật dậy.


Hai thầy trò cùng khởi động, làm nóng người và sau khi nghi thức chào hỏi kết thúc, một trận đấu nảy lửa diễn ra.


Không ai có thể tưởng tượng được một cô gái mảnh khảnh khi mang trên mình bộ võ phục lại dữ dội đến thế. Nhưng hơn thế nữa là sự nghiêm túc và sự quyết tâm đáng nể phục. Sau bao nhiêu đau nhức, sau bao nhiêu trấn thương ngày hôm nay sự quyết tâm ấy đã được hậu đãi đích đáng.


Sau trận đấu, cả hai đi bộ vòng quanh võ đường để điều hòa nhịp tim. Trò thì rạng ngời vì thành quả mình đạt được, thầy thì tự hào vì đào tạo ra một học trò giỏi. Đai trắng thua đai đen mà không hề oan ức.


Sau trận đấu, tâm trạng của Ân khá hơn rất nhiều. Cô trở về nhà với những bước đi chậm rãi để ngắm nhìn hai bên đường. Đi ngang qua quán ăn gia đình, cô đi vào trong và gọi một phần ăn cho mình. Bốn phía vây quanh đều là những gia đình gồm bố, mẹ, con cái đang cười đùa trong bữa ăn, họ gắp thức ăn cho nhau và nhìn nhau âu yếm. Ân lúc này trong mắt mọi người có vẻ cô đơn. Nhưng đấy là cái nhìn của mọi người áp đặt lên cô thôi còn bản thân cô thì có trời mới biết cô đang cảm thấy gì.


Về đến nhà thấy hai mẹ con bà Mai đang ngồi ăn cơm, Ân phớt lờ và đi thẳng lên phòng mình. Thì bao nhiêu năm nay vẫn lờ nhau mà sống đó thôi.


Nước và xà phòng cuốn đi hết mồ hôi và mệt mỏi, Ân thoải mái bước ra khỏi phòng tắm rồi nằm phịch xuống gi.ường hai mắt dán vào trần nhà.


Xả hơi một hồi, cô lấy bài vở ra học và chuẩn bị bài cho ngày mai. Dù sở hữu sự khôn ngoan và nhạy bén hơn người nhưng như thế chưa đủ để cô chủ quan coi thường việc học. Ân vẫn luôn cố gắng học thật chăm chỉ và kết quả thì không phụ lòng cô bao giờ. Với cô, cuộc sống giống như tiếng hét đập vào vách núi. Có người hét lên thì sẽ có tiếng vọng đáp trả. Có bỏ ra thì sẽ có thu hoạch.


Học bài cũ, làm bài tập, đọc qua bài mới. Xong xuôi đâu đó, cô vươn vai và lên gi.ường ngủ.


Giấc ngủ có phần không muốn tìm đến, đếm cừu mãi mà chẳng thể ngủ được, cô bắt đầu nghĩ về bản di chúc.


___Ba có thấy ba đặt con mình vào vòng rắc rồi không? Bà ta sẽ hành động vào ngày mai cho xem___


Sáng nay cũng như mọi sáng, bà Mai làm thức ăn và lấy sữa cho cả hai cô con gái. Và cũng như mọi hôm, Ân uống cũng được không uống cũng được nhưng Đan mà không uống thì thể nào bà cũng chửi ầm lên.


Ân cầm li sữa rồi lại đi lên phòng. Thừa biết có hai cái nhìn đang dán vào mình nhưng Ân vẫn trơ ra không để ý.


Một lúc sau, thấy Ân đi xuống với cái li không, bà Mai nhìn cô vẻ lấm lét. Ân biết chứ, cô vô cùng nhạy bén và tinh ý nhưng bên cạnh đó cô còn có cái tài giả vờ như không biết gì nữa. Đan cũng nhìn cô và ánh mắt không giỏi che giấu như mẹ mình. Bị mẹ lườm, Đan thôi không nhìn Ân nữa.


“Con đổi ảnh thờ à?” – Bà Mai hỏi Ân.


“Ừ, một tấm là đủ rồi” – Ân gật gù cái đầu.


“Làm gì có ai đem ảnh cưới ra làm ảnh thờ chứ” – Bà Mai cười nhạt.


“Cả hai vợ chồng đều đã qua thế giới bên kia rồi, lấy tấm ảnh cưới làm ảnh thờ có sao đâu” – Ân nhún vai rồi đảo mắt nhìn về phía bàn thờ. Hai tấm hình của ba mẹ Ân đã bị cô thay bằng một tấm hình cưới của hai người.


“Có phải con muốn mọi người vào nhà này đều biết dì là vợ hai không?” – Bà Mai có vẻ không vui.


“Yên tâm đi! Dì sẽ không còn ở trong nhà này nữa” – Ân nở một nụ cười chuẩn mực.


“Nói vậy là ý gì?” – Đan nghi hoặc.


“Tức là hai người bị đuổi đó” – Ân lại cười.


“Mày, mày lấy quyền gì mà đuổi mẹ con tao đi?” – Nghe Ân nói vậy bà Mai không nén nổi giận mà quát to.


“Muốn lấy giấy tờ nhà cho xem không?”


“Mày…” – Bà Mai giận quá nói không lên lời.


“Biệt thự này là của mẹ tôi, trước khi qua đời bà ấy đã nói ba tôi sang tên cho tôi. Bà về nhà này cũng nhờ mẹ tôi cả thôi” – Ân cười nửa miệng.


“Mày sai rồi, là ba mày yêu tao nên mới cưới tao về. Mẹ mày mới qua đời không lâu là đã bị ba mày lãng quên rồi” – Bà Mai nói bằng giọng chua ngoa.


Nghe xong Ân phá lên cười lớn tiếng.


“Vậy là bà vẫn không biết gì à? Trước khi ra đi mẹ tôi đã van nài ba tôi lấy vợ khác vì bà ấy sợ không có người lo lắng chăm sóc cho đứa con mới tròn một tuổi một tuổi là tôi đây. Bà nghĩ gì mà nói ba tôi yêu bà?” – Ân nhướn mày chờ đợi cơn bùng nổ của bà Mai.


“Mày… ba mày… cả hai dám lừa dối tao à?” – Quả nhiên bà Mai nổi giận đùng đùng.


“Tôi lừa bà cái gì bà nói tôi nghe xem?” – Ân nghiêng đầu thách thức.


“Còn về ba tôi, bà không lừa dối ông ấy sao? Bà có đếm hết được số tình nhân của bà không?” – Ân cười mỉa mai.


“Mày…” – Bà Mai bị nói trúng tim đen không còn gì để cãi lại.


“Đi dọn đồ lẹ đi!” – Ân dứt khoát.


“Chị làm vậy thì mẹ con tôi biết đi đâu bây giờ?” – Đan bật khóc.


“Yên tâm đi! Mẹ mày đã nuốt một bụng không nhỏ đâu. Cái tài khoản cũng rủng rỉnh lắm rồi. Hơn nữa còn có tình nhân giàu có lo cho mà, mày đừng sợ chết đói” – Ân quay sang nói với Đan và có phần dịu giọng hơn sau đó cô bỏ lên phòng mình lấy cặp đi học.


“Thật hả mẹ? Con vẫn sẽ được sống trong biệt thự khang trang chứ?” – Đan nghe xong quay ra nhìn mẹ mắt sáng rỡ.


“Ừ, con đừng lo. Mẹ sẽ mua cho con một căn biệt thự to và đẹp gấp đôi nơi này” – Bà Mai nói với con mình rồi nở một nụ cười đắc thắng.


___Mày nghĩ mày có thể đấu lại tao sao? Tao từng này tuổi không lẽ lại để con nhãi như mày “chiếu tướng” à? Về với ba mẹ mày đi!___


Nghe mẹ nói xong Đan vui vẻ chạy lên phòng dọn đồ. Khi Đan chạy lên cũng là lúc Ân đang đi xuống. Ân cố tình bước chậm hơn để đợi đến lúc Đan về phòng.


Không uổng công chờ đợi, tiếng hét thất thanh của Đan đã vang lên và tiếp sau đó là tiếng bước chân dồn dập của Đan xuống dưới nhà.


“Mẹ ơi, Miu chết rồi” – Đan vừa nói vừa khóc.


“Chết rồi sao?” – Ân nhướn mày tỏ vẻ ngạc nhiên.


“Chị đã làm gì nó?” – Đan hét lên.


“Ban nãy nó cứ luẩn quẩn dưới chân, tao nghĩ nó đói nên đổ sữa cửa mẹ mày pha cho nó uống” – Ân cười nham nhở.


“Chị…” – Đan tức muốn hộc máu trong khi bà Mai vừa giận vừa sợ đến biến sắc.


“Dì này, dì có thấy mình quá lộ liễu không? Di chúc mới đọc hôm qua mà hôm nay đã muốn giàn xếp cho tôi một cái chết do tự tử và công bố giấy từ bỏ quyền thừa kế có chữ kí giả và điểm chỉ rồi sao? Còn ba năm nữa tài sản mới được chia, dì từ từ nghĩ cách đi nhé! Nếu muốn đấu với tôi bằng cái cách xơ xài này thì chỉ phí công bày trò thôi” – Ân cười rồi bỏ đi học.


___Con nói không sai phải không? Bà ta ra tay ngay lập tức mà. Quả là lòng tham đáng sợ! Ba đã thấy ba gây rắc rối cho con gái mình chưa?___
 
Quay lại
Top Bottom