LIFER HAY CLIMBER – BẠN LÀ AI?

mymy_iris

Thành viên
Tham gia
6/10/2015
Bài viết
3
Ở đây có bạn nào muốn làm Trợ lý không? Bạn thuộc loại Trợ lý nào và mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? Tìm hiểu rõ về bản thân để có hướng đi phù hợp nhé. Dưới đây là bài viết về phân loại trong nghề Trợ lý, cùng xem mình thuộc loại nào nhé các bạn :)
------------
Khi tìm hiểu về bản chất công việc của một Trợ Lý CEO, chúng ta hay nghe tới hai khái niệm Lifer và Climber? Đây là cách phân loại Trợ lý thường bắt gặp trong chương trình PA/EA Coaching và một số tài liệu nước ngoài khác. Vậy bản chất của Lifer và Climber là gì và bạn thuộc nhóm nào trong số đó?

Lifer được hiểu là người gắn bó cả đời với công việc trợ lý. Họ tận tụy và trung thành. Một Lifer hiếm khi muốn chuyển đổi công ty hoặc công việc. Họ có khả năng hỗ trợ bẩm sinh và họ chỉ muốn thực hiện công việc đó mãi mãi. Cố gắng tạo ra những thành công ngoài mong đợi, những thành tích xuất sắc không phải là điều mà họ hướng đến. Thay vào đó, họ thường chú trọng hoàn thành tốt các công việc được giao một cách hoàn hảo. Đây là tuýp người không mấy tham vọng về quyền lực. Cái họ cần là sự ổn định thông qua một công việc tốt, đồng nghiệp tốt, bạn bè tốt và thu nhập tốt. Nếu một CEO cần tìm một trợ lý hành chính hoặc một thư ký riêng có thể gắn bó làm việc lâu dài, thì một Lifer trung thành, chăm chỉ sẽ là sự lựa chọn số một.

Ngược lại với Lifer, Climber chỉ coi công việc trợ lý như là bước đệm trong sự nghiệp của mình. Họ là tuýp người tham vọng điển hình. Họ muốn thành công và thăng tiến trong công việc. Họ chọn công việc Trợ lý giống như việc đặt một tảng đá làm đà cho những bước nhảy vọt trong tương lai. Trợ lý là một công việc được tiếp xúc với hầu hết các vấn đề của một doanh nghiệp và làm việc trực tiếp với giám đốc. Đây là một vị trí không thể tốt hơn để có thể học hỏi cả về kinh nghiệm quản lý lẫn kiến thức kinh doanh. Chính vì thế ta thường thấy các Climber là người hết sức năng nổ, hoạt bát. Họ muốn tham gia vào tất cả mọi việc trong công ty, họ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao và thường làm nhiều hơn những gì thuộc về trách nhiệm của họ. Họ không ngừng học hỏi và làm tất cả để đạt được mục đích. Các Climber thường sẽ trở thành manager hoặc tự có công việc kinh doanh riêng. Quyền lực, danh tiếng và thành công mới là mục tiêu của họ, thay vì sự ổn định mà các Lifer lựa chọn. Nếu các CEO muốn tìm kiếm một người làm cánh tay phải đắc lực có thể hỗ trợ họ trong quản lý điều hành doanh nghiệp và không quan tâm nhiều lắm tới việc Trợ Lý có gắn bó với doanh nghiệp “cả đời” hay không, họ sẽ chọn một Climber.

Như vậy, căn cứ vào mục tiêu nghề nghiệp và động cơ làm việc mà chúng ta phân loại Trợ lý thành Lifer và Climber. Có thể còn có nhiều cách phân loại khác nữa nhưng đây là hai kiểu Trợ Lý điển hình trong thực tế. Điều ấy cho thấy rằng, vị trí Trợ Lý không phải là công việc chỉ dành cho một nhóm người có động cơ hay phong cách làm việc riêng biệt. Dù bạn là ai, Lifer, Climber hay pha trộn giữa hai loại này, thì bạn đều có thể trở thành một Trợ Lý giỏi theo cách của mình và tìm được môi trường và vị sếp phù hợp. Trợ lý là một ví trí rất đa dạng. Vị trí ấy không yêu cầu bạn phải có xuất phát điểm ra sao hay đã bắt đầu cụ thể như thế nào. Miễn sao bạn hội tụ được những năng lực cốt lõi làm nên một Trợ Lý CEO giỏi. Bạn tham vọng hay an phận; bạn có nền tảng về hành chính, marketing hay kinh tế; bạn năng động mạnh mẽ hay ôn hòa cẩn thận – tất cả đều có thể làm tiền đề giúp bạn trở thành một người Trợ Lý thành công.

Tiêu đề đặt ra câu hỏi – “Bạn là ai? Climber hay Lifer?” Câu trả lời cho câu hỏi đó thực ra không quan trọng bằng việc “Bạn có muốn trở thành một Trợ Lý hay không?”. Nếu câu trả lời là , hãy bắt đầu rèn luyện bản thân ngay từ hôm nay để có được đủ 9 năng lực cốt lõi của Trợ lý, nắm bắt tất cả các công cụ làm việc cần thiết của Trợ Lý và chuẩn bị tâm lý, tâm thế, thái độ làm việc đúng đắn của một Trợ Lý.

Thành công là không ngừng tiến về phía trước.
 
×
Quay lại
Top Bottom