Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả, song việc thâm nhập, trực tiếp xuất khẩu vào các thị trường quốc tế của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua vẫn chưa như kỳ vọng. Việc thành lập một “ngôi nhà chung” cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tại nước ngoài sẽ giúp cho điều này trở nên thuận lợi hơn.
Nhiều cánh cửa mới đang mở
Rất nhiều thông tin tích cực về hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ được các chuyên gia, DN nêu ra tại Diễn đàn Công nghiệp gỗ và nội thất Việt Nam diễn ra tại TPHCM vào cuối tuần qua. Bà Trần Như Trang, đại diện Chương trình SIPPO tại Việt Nam cho biết, các thị trường xuất khẩu lớn của ngành gỗ Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã cho thấy tín hiệu hồi phục khi người tiêu dùng bắt đầu quay lại cửa hàng mua sắm sau thời gian dài “thắt lưng buộc bụng”.
Bên cạnh đó, bà Trang cũng chỉ ra những thị trường mới rất tiềm năng cho ngành gỗ Việt Nam như Trung Đông, Ấn Độ, Australia, Canada, ASEAN. Trong đó, thị trường Trung Đông có tốc độ tăng trưởng rất nhanh cùng sự đa dạng về văn hóa và người dân sẵn sàng trả giá cao để mua các sản phẩm chất lượng tốt. Thị trường Canada cũng có mức độ chi tiêu cho đồ gỗ nội và ngoại thất khá cao và thị trường cũng đang có dấu hiệu ấm lên đối với các hoạt động xây và sửa chữa nhà…
Khu vực Trung Đông là vùng đất đang được quy hoạch để xây dựng các siêu dự án. Tiêu biểu có thể kể tên như siêu dự án NEOM tại Arab Saudi với 4 tổ hợp Sindalah, The Line, Trojena và Oxagon; siêu dự án The Mukaab (New Murabba) trị giá 800 tỷ USD; siêu dự án Mirror Line vốn đầu tư 1.000 tỷ USD… Tất cả các dự án, đều cần nội thất, và còn là nội thất phân khúc cao cấp – ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA.
Đồng quan điểm với bà Trang về những thị trường mới cho ngành gỗ, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA) chia sẻ, khu vực Trung Đông đang được ví là điểm đầu tư của thập niên này. Đây là vùng đất đang được quy hoạch để xây dựng các siêu dự án. Tiêu biểu có thể kể tên như siêu dự án NEOM tại Arab Saudi với 4 tổ hợp Sindalah, The Line, Trojena và Oxagon; siêu dự án The Mukaab (New Murabba) trị giá 800 tỷ USD; siêu dự án Mirror Line vốn đầu tư 1.000 tỷ USD… Tất cả các dự án, đều cần nội thất, và còn là nội thất phân khúc cao cấp.
Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại UAE cho thấy, nhập khẩu đồ nội thất tại các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) có mức tăng trưởng hơn 45%/năm, trong khi gần như các quốc gia này không sản xuất đồ nội thất. Trước những tiềm năng to lớn này, các thương hiệu lớn của thị trường nội thất Việt Nam như Trần Đức, AA, Minh Thành… đã ký hợp đồng mua gian hàng lớn ở các triển lãm nội thất phục vụ thị trường Dubai. Ông Khanh cho biết, thông qua triển lãm, các DN đã ký được rất nhiều hợp đồng, giúp bù đắp sự sụt giảm của các thị trường truyền thống.
Theo các chuyên gia, ngành nội thất Việt Nam luôn được sự ủng hộ, đồng hành tích cực từ phía các cơ quan xúc tiến thương mại. Các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài luôn tạo điều kiện cho DN Việt Nam tiếp cận thị trường mới. Chỉ cần hội tụ đủ công cụ, đủ tiềm lực DN Việt Nam hoàn toàn có thể thâm nhập, tìm kiếm cơ hội ở những thị trường giàu tiềm năng khác.
Bên cạnh tín hiệu vui về thị trường, ở góc độ nhà đầu tư, ông Chad Ovel, Tổng giám đốc, Mekong Capital chia sẻ, với những điển hình lớn như AA Corporation, An Cường, Trường Thành… ngành nội thất Việt Nam khá ấn tượng trong mắt các nhà đầu tư. Theo đó, ngành nội thất Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đón nhận làn sóng đầu tư và làn sóng tăng trưởng hậu lạm phát.
>>>Xem thêm: Ván ghép cao su mộng nằm
Kết nối, hội tụ nguồn lực
Cơ hội phía trước là rất lớn và các DN đều đã nhận diện rõ, nhưng nắm bắt được đến đâu thì còn phụ thuộc vào tầm nhìn và chiến lược của các DN cũng như của ngành gỗ Việt Nam. Dù có chất lượng tốt, độ tinh xảo cao và đã có mặt trong nhiều công trình cao cấp bậc nhất thế giới, nhưng nhiều năm qua ngành gỗ vẫn thiên về gia công mà chưa khai thác được những giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng. Rất nhiều DN không ngừng tìm kiếm giải pháp tiếp cận người dùng cuối và thâm nhập trực tiếp vào chuỗi cung ứng nội thất ở các thị trường quốc tế nhưng vẫn không thực sự thành công.
Ví dụ như khi bắt tay vào làm phân phối tại thị trường Mỹ, DN đối mặt với rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến pháp lý. Theo luật pháp Mỹ, DN buộc phải thành lập DN tại đây để có thể chịu trách nhiệm nếu muốn bán hàng. Tiếp đó là vấn đề kho hàng, quản lý hàng hóa, nhân sự… Đặc biệt nhất là văn hóa hàng trả hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam. Việc hoàn thiện bộ máy, quy trình kinh doanh ở Mỹ đòi hỏi DN tốn kém và thời gian dài, rủi ro pháp lý cao nên từ đó chi phí đầu tư cũng rất nhiều.
Từ những khó khăn đó, đứng ở góc độ hiệp hội, ông Nguyễn Quốc Khanh đã đề xuất ý tưởng về một trung tâm logistics – xúc tiến thương mại nội thất Việt Nam ngay tại thị trường chủ lực. Theo đó, mô hình này sẽ hoạt động như một văn phòng đại diện, các DN hội tụ trong mô hình này có thể chính thống về mặt pháp lý trong việc kinh doanh ở thị trường sở tại; có không gian để tiếp cận khách hàng, nhận các thông tin liên lạc đến từ nhân viên chính thức bằng tên công ty của DN, dịch vụ thư ký theo yêu cầu… Cùng với đó, hệ thống kho bãi sẽ giúp DN có thể trữ hàng để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, công tác giao nhận, phản hồi, chăm sóc khách hàng… Ngoài ra, trung tâm còn có thể triển khai các dịch vụ khác như giúp các DN nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, showroom tiếp khách, tiếp cận khách hàng, marketing… Qua đó sẽ giúp tháo gỡ phần nào các khó khăn về chí phí và rủi ro, giúp nâng cao tính chuyên nghiệp… Mô hình này hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu xuất khẩu online của DN cũng như tạo điều kiện cho các DN xuất khẩu dự án.
Bên cạnh kế hoạch liên kết để chiếm lĩnh thị trường quốc tế, thời gian qua, sự liên kết giữa các hiệp hội trong ngành gỗ trong công tác xúc tiến thương mại cũng đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Theo đó, Hội chợ xuất khẩu đồ gỗ và nội thất TPHCM (HawaExpo) do 5 hiệp hội gỗ lớn nhất Việt Nam tổ chức vào đầu năm nay đã thu hút hơn 16.000 khách tham quan. Trong đó có hơn 2.600 khách quốc tế đến từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo thống kê sơ bộ của ban tổ chức, có 64 hợp đồng và biên bản hợp tác đã được ký kết ngay tại hội chợ với tổng giá trị đơn hàng được ghi nhận là 3,6 triệu USD.
Trên cơ sở những kết quả tích cực đó, HawaExpo 2024 sẽ tiếp tục được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Được biết, hầu hết các DN tham gia triển lãm năm 2023 đều đã tái ký hợp đồng tham gia HawaExpo 2024, ngoài ra còn có một số lượng lớn nhà triển lãm mới đăng ký tham gia. Điều này cho thấy hiệu quả thiết thực mà sự kiện này mang lại cho các DN.
>>>Xem chi tiết: Liên kết xuất khẩu: Xu hướng phát triển của nhiều doanh nghiệp ngành gỗ
Nguồn: haiquanonline
Nhiều cánh cửa mới đang mở
Rất nhiều thông tin tích cực về hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ được các chuyên gia, DN nêu ra tại Diễn đàn Công nghiệp gỗ và nội thất Việt Nam diễn ra tại TPHCM vào cuối tuần qua. Bà Trần Như Trang, đại diện Chương trình SIPPO tại Việt Nam cho biết, các thị trường xuất khẩu lớn của ngành gỗ Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã cho thấy tín hiệu hồi phục khi người tiêu dùng bắt đầu quay lại cửa hàng mua sắm sau thời gian dài “thắt lưng buộc bụng”.
Bên cạnh đó, bà Trang cũng chỉ ra những thị trường mới rất tiềm năng cho ngành gỗ Việt Nam như Trung Đông, Ấn Độ, Australia, Canada, ASEAN. Trong đó, thị trường Trung Đông có tốc độ tăng trưởng rất nhanh cùng sự đa dạng về văn hóa và người dân sẵn sàng trả giá cao để mua các sản phẩm chất lượng tốt. Thị trường Canada cũng có mức độ chi tiêu cho đồ gỗ nội và ngoại thất khá cao và thị trường cũng đang có dấu hiệu ấm lên đối với các hoạt động xây và sửa chữa nhà…
Khu vực Trung Đông là vùng đất đang được quy hoạch để xây dựng các siêu dự án. Tiêu biểu có thể kể tên như siêu dự án NEOM tại Arab Saudi với 4 tổ hợp Sindalah, The Line, Trojena và Oxagon; siêu dự án The Mukaab (New Murabba) trị giá 800 tỷ USD; siêu dự án Mirror Line vốn đầu tư 1.000 tỷ USD… Tất cả các dự án, đều cần nội thất, và còn là nội thất phân khúc cao cấp – ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA.
Đồng quan điểm với bà Trang về những thị trường mới cho ngành gỗ, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA) chia sẻ, khu vực Trung Đông đang được ví là điểm đầu tư của thập niên này. Đây là vùng đất đang được quy hoạch để xây dựng các siêu dự án. Tiêu biểu có thể kể tên như siêu dự án NEOM tại Arab Saudi với 4 tổ hợp Sindalah, The Line, Trojena và Oxagon; siêu dự án The Mukaab (New Murabba) trị giá 800 tỷ USD; siêu dự án Mirror Line vốn đầu tư 1.000 tỷ USD… Tất cả các dự án, đều cần nội thất, và còn là nội thất phân khúc cao cấp.
Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại UAE cho thấy, nhập khẩu đồ nội thất tại các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) có mức tăng trưởng hơn 45%/năm, trong khi gần như các quốc gia này không sản xuất đồ nội thất. Trước những tiềm năng to lớn này, các thương hiệu lớn của thị trường nội thất Việt Nam như Trần Đức, AA, Minh Thành… đã ký hợp đồng mua gian hàng lớn ở các triển lãm nội thất phục vụ thị trường Dubai. Ông Khanh cho biết, thông qua triển lãm, các DN đã ký được rất nhiều hợp đồng, giúp bù đắp sự sụt giảm của các thị trường truyền thống.
Theo các chuyên gia, ngành nội thất Việt Nam luôn được sự ủng hộ, đồng hành tích cực từ phía các cơ quan xúc tiến thương mại. Các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài luôn tạo điều kiện cho DN Việt Nam tiếp cận thị trường mới. Chỉ cần hội tụ đủ công cụ, đủ tiềm lực DN Việt Nam hoàn toàn có thể thâm nhập, tìm kiếm cơ hội ở những thị trường giàu tiềm năng khác.
Bên cạnh tín hiệu vui về thị trường, ở góc độ nhà đầu tư, ông Chad Ovel, Tổng giám đốc, Mekong Capital chia sẻ, với những điển hình lớn như AA Corporation, An Cường, Trường Thành… ngành nội thất Việt Nam khá ấn tượng trong mắt các nhà đầu tư. Theo đó, ngành nội thất Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đón nhận làn sóng đầu tư và làn sóng tăng trưởng hậu lạm phát.
>>>Xem thêm: Ván ghép cao su mộng nằm
Kết nối, hội tụ nguồn lực
Cơ hội phía trước là rất lớn và các DN đều đã nhận diện rõ, nhưng nắm bắt được đến đâu thì còn phụ thuộc vào tầm nhìn và chiến lược của các DN cũng như của ngành gỗ Việt Nam. Dù có chất lượng tốt, độ tinh xảo cao và đã có mặt trong nhiều công trình cao cấp bậc nhất thế giới, nhưng nhiều năm qua ngành gỗ vẫn thiên về gia công mà chưa khai thác được những giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng. Rất nhiều DN không ngừng tìm kiếm giải pháp tiếp cận người dùng cuối và thâm nhập trực tiếp vào chuỗi cung ứng nội thất ở các thị trường quốc tế nhưng vẫn không thực sự thành công.
Ví dụ như khi bắt tay vào làm phân phối tại thị trường Mỹ, DN đối mặt với rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến pháp lý. Theo luật pháp Mỹ, DN buộc phải thành lập DN tại đây để có thể chịu trách nhiệm nếu muốn bán hàng. Tiếp đó là vấn đề kho hàng, quản lý hàng hóa, nhân sự… Đặc biệt nhất là văn hóa hàng trả hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam. Việc hoàn thiện bộ máy, quy trình kinh doanh ở Mỹ đòi hỏi DN tốn kém và thời gian dài, rủi ro pháp lý cao nên từ đó chi phí đầu tư cũng rất nhiều.
Từ những khó khăn đó, đứng ở góc độ hiệp hội, ông Nguyễn Quốc Khanh đã đề xuất ý tưởng về một trung tâm logistics – xúc tiến thương mại nội thất Việt Nam ngay tại thị trường chủ lực. Theo đó, mô hình này sẽ hoạt động như một văn phòng đại diện, các DN hội tụ trong mô hình này có thể chính thống về mặt pháp lý trong việc kinh doanh ở thị trường sở tại; có không gian để tiếp cận khách hàng, nhận các thông tin liên lạc đến từ nhân viên chính thức bằng tên công ty của DN, dịch vụ thư ký theo yêu cầu… Cùng với đó, hệ thống kho bãi sẽ giúp DN có thể trữ hàng để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, công tác giao nhận, phản hồi, chăm sóc khách hàng… Ngoài ra, trung tâm còn có thể triển khai các dịch vụ khác như giúp các DN nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, showroom tiếp khách, tiếp cận khách hàng, marketing… Qua đó sẽ giúp tháo gỡ phần nào các khó khăn về chí phí và rủi ro, giúp nâng cao tính chuyên nghiệp… Mô hình này hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu xuất khẩu online của DN cũng như tạo điều kiện cho các DN xuất khẩu dự án.
Bên cạnh kế hoạch liên kết để chiếm lĩnh thị trường quốc tế, thời gian qua, sự liên kết giữa các hiệp hội trong ngành gỗ trong công tác xúc tiến thương mại cũng đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Theo đó, Hội chợ xuất khẩu đồ gỗ và nội thất TPHCM (HawaExpo) do 5 hiệp hội gỗ lớn nhất Việt Nam tổ chức vào đầu năm nay đã thu hút hơn 16.000 khách tham quan. Trong đó có hơn 2.600 khách quốc tế đến từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo thống kê sơ bộ của ban tổ chức, có 64 hợp đồng và biên bản hợp tác đã được ký kết ngay tại hội chợ với tổng giá trị đơn hàng được ghi nhận là 3,6 triệu USD.
Trên cơ sở những kết quả tích cực đó, HawaExpo 2024 sẽ tiếp tục được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Được biết, hầu hết các DN tham gia triển lãm năm 2023 đều đã tái ký hợp đồng tham gia HawaExpo 2024, ngoài ra còn có một số lượng lớn nhà triển lãm mới đăng ký tham gia. Điều này cho thấy hiệu quả thiết thực mà sự kiện này mang lại cho các DN.
>>>Xem chi tiết: Liên kết xuất khẩu: Xu hướng phát triển của nhiều doanh nghiệp ngành gỗ
Nguồn: haiquanonline