Liên hệ ngay đơn vị chuyên lắp đặt điện nước tại Gò Vấp

Tham gia
9/11/2022
Bài viết
0
Khi lắp đặt điện nước tại Gò Vấp theo một quy trình khoa học sẽ giúp căn nhà của bạn trở nên thoáng, không bị chằng chịt bởi dây điện và giúp đảm bảo an toàn hơn trong quá trình sử dụng. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số chú ý khi lắp đặt đường điện nước trong nhà một cách khoa học và an toàn nhất.

Đặt đường dây điện nổi

Đây là kiểu lắp đặt phổ biến nhất từ xưa nhưng hiện nay đối với những nhà thi công mới thì hầu như không còn. Hạn chế của kiểu lắp điện kiểu này thường xấu và làm rối mắt. Tuy nhiên, cách lắp này có ưu điểm là dễ kiểm tra đường dây, công lắp đặt thấp và có thể không cần thiết kế trước khi xây nhà, dễ sửa chữa điện khi sự cố xảy ra. Tuy nhiên bạn cần lưu ý tại những nơi có nguy cơ cháy nổ như bếp, nhà tắm (có lắp bình nóng lạnh), nên dùng dây điện có vỏ bọc bằng vật liệu chống cháy, chịu được công suất tối đa. Dây điện hở nằm trên ban công phải có khoảng cách tối thiểu 2,5 m, trên cửa sổ tối thiểu 0,5 m, dưới ban công và cửa sổ tối thiểu 1 m, cách mặt đất 2,75 m. Trong nhà, dây điện phải cao tối thiểu 2,5 m so với mặt sàn và mặt bằng làm việc.

Đặt đường dây điện chìm

Hiện nay, khi thi công xây dựng nhà cửa đường dây điện đều được thiết kế đặt chìm vào trong tường. Mắc kiểu này có ưu điểm là đẹp, sang trọng, gọn gàng nhưng công lắp đặt cao, phải có thiết kế, tính toán đường dây đi cũng như toàn bộ linh kiện, dây dẫn đi chìm phải bảo đảm an toàn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc sửa chữa điện, thi công lắp đặt đường điện, chúng tôi khuyên các bạn chú ý là không đặt dây dẫn, cáp điện không có vỏ bọc bảo vệ ngầm trực tiếp trong hoặc dưới các lớp vữa trát tường, trần nhà, những chỗ có thể đóng đinh hoặc khoan lỗ. Không được đặt đường dây điện ngầm trong tường chịu lực khi bề sâu rãnh chôn quá 1/3 bề dày tường. Không được đặt dây dẫn và cáp điện trong ống thông hơi. Cấm đặt dây dẫn dọc mái nhà ở cũng như chôn trực tiếp dưới lớp đất ở ngoài nhà. Dây đi xuyên tường vào nhà phải luồn ống cách điện không cháy và phải tránh nước đọng trên đường dây.

Một vài cân nhắc trước khi lắp đặt tủ điện

➜Không chỉ khách hàng mà đến các thợ kỹ thuật cũng luôn phân vân về khâu lựa chọn tủ điện để phù hợp và an toàn, chính vì điều đó mà thợ kỹ thuật nên tuân thủ theo các bước:

➜Tính toán các thông số kĩ thuật để lựa chọn được các thiết bị tủ điện phù hợp cho nhu cầu của gia đình, công trình để đảm bảo các thiết bị được hoạt động tốt và tránh sự va chạm với người sử dụng.

➜Nên sắp xếp kết hợp với thiết kế sơ đồ bố trí thiết bị và nguyên lý hoạt động của thiết bị đó.

➜Tiến hành thi công lắp đặt tủ điện theo đúng sơ đồ đã thiết kế

➜Nối đầu dây dẫn điện để các thiết bị điện có thể hoạt động tốt nhất, nên kiểm tra kĩ các dây đầu nối điện xem sự hoạt động của các thiết bị điện, tránh được các sự cố xảy ra đối với người sử dụng.

➜ Cần tiến hành kiểm tra quá nhiệt, tiến ồn, mùi khó chịu

➜ Cần kiểm tra môi trường xung quanh có ảnh hưởng không như: nước mưa, chim, chuột ….

➜ Cần phải xác định được điện áp, dòng và điện năng tiêu thụ của mỗi tụ điện.

➜ Xem cáp nối đất có bị đứt và ngắt kết nối không

Để mọi quá trình trở nên an toàn và thuận lợi, thì bộ phận kỹ thuật nên nẵm chắc các kỹ thuật và các bước lắp đặt, đặc biệt sau khi lắp đặt xong mọi người nên kiểm tra thật kĩ lưỡng để tránh các sự cố xảy ra khi sử dụng.

Lưu ý khi bảo dưỡng tủ điện

✘Nên bảo trì bảo dưỡng thường xuyên theo định kỳ, vệ lau chùi sạch bên trong và bên ngoài, nhất là những nơi có thể luồn tay vào được, quanh các bệ tủ giá đỡ cần vệ sinh sạch sẽ để giảm nguy cơ bị hao mòn khiến tủ mỏng hơn.

✘Nên tiến hành xiết lại và kiểm tra bulong, dây tiếp đất xem đã an toàn chưa trong quá trình bảo dưỡng.

✘ Cần tiến hành xử lý những chỗ bị rò rỉ dầu và nước, thường xuyên lau sạch những bộ phận bị dầu mỡ.

✘ Nên đảm bảo không được để nước mưa hắt vào tủ điện và cần đặt động cơ ở nơi sạch sẽ để tránh không làm ẩm mốc gây ra các hư hại cho tủ điện.

✘ Lưu lại toàn bộ các chế độ bảo hành sửa chữa để có thể phát hiện ra nguyên nhân không hoạt động một cách nhanh nhất và tiết kiệm thời gian nhất.

✘ Phải sử dụng đúng công suất, các chế độ hoạt động của nhà sản xuất tủ điện.

✘ Đối với các quy trình lắp ráp ta cần phải đảm bảo đúng chủng loại, đúng thiết bị để có thể lắp đặt 1 chiếc tủ hoàn chỉnh.

✘ Cần định vị các thiết bị trong tủ điện: Cần đọc và phân tích các sơ đồ nguyên lý khi lắp đặt tủ điện.
 
×
Quay lại
Top Bottom