Theo tớ, nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh này cũng như tất cả các cuộc chiến tranh còn lại trong lịch sử Trung Quốc là tư tưởng bá quyền Trung Quốc. Trung Quốc xưa nay luôn coi dân tộc mình là nhất, khát vọng chiếm được địa vị độc tôn, âm mưu trở thành bá chủ của thế giới. Đây là một nhân tố mang tính tâm lý dân tộc, tồn tại lâu dài trong lịch sử Trung Quốc, và chưa bao giờ suy giảm ngay cả khi Trung Quốc lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
Còn đây là một đoạn phân tích về chủ nghĩa "bá quyền" Trung Quốc nhé:
Do sớm hình thành và đạt được trình độ cao về phát triển kinh tế xã hội, dân tộc Hoa Hạ đã sớm hình thành đặc tính phi dân chủ mà hệ quả lớn nhất và rõ nhất của nó là tư tưởng “bá quyền”. Từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, giai cấp thống trị của các cộng đồng dân cư người Hoa-Hạ ở lưu vực Hoàng-Hà đã coi mình là tộc người thượng đẳng, đất nước mình là quốc gia trung tâm. Họ từng đặt cho mình cái tên gọi là Hoa-Hạ chính là tỏ ý tự tôn mình là một tộc người có văn minh và lớn mạnh, một tộc người thượng đẳng. Họ còn gọi các tộc người khác ở các khu vực xung quanh bằng những tên như Nhung, Địch, Man, Di chính là tỏ ý khinh rẻ, miệt thị các tộc người đó là các tộc người dã man và nhỏ yếu, các tộc người hạ đẳng.
Từ chỗ coi tộc người mình là thượng đẳng, các tộc người khác là hạ đẳng, giai cấp thống trị người Hoa-Hạ coi vùng đất cư trú của mình là vương thổ (đất của vua) và ở trung tâm thiên hạ (ở giữa gầm trời), là quốc gia trung tâm, gọi tắt là Trung-quốc (nước ở giữa), là đại quốc (nước lớn); còn vùng đất cư trú của người khác là phiên quốc (nước xung quanh làm rào dậu che chở, bảo vệ cho nước ở giữa), là tiểu quốc (nước nhỏ).
Những nhà tư tưởng của giai cấp thống trị Hoa-Hạ xác định vua của Trung-quốc cũng là thiên tử, hoàng đế của thiên hạ, triều đình Trung-quốc là thiên triều (triều đình của thiên tử); còn vua của phiên quốc là phiên thần (bầy tôi của thiên tử cai trị ở nước xung quanh, nhận tước do thiên tử phong và có bổn phận hằng năm đến kinh đô Trung-quốc chầu cống theo lệnh của thiên tử), phiên quốc là phiên thuộc (nước phụ thuộc do phiên thần cai trị có bổn phận cống nạp hằng năm và sẵn sàng đóng góp quân, lương theo lệnh của thiên tử).
Nhờ vào những ưu thế nhất định ban đầu về tiềm lực, nguồn nhân vật lực của đất nước, giai cấp thống trị Hoa-Hạ liên tục tiến hành chinh phục các tộc người khác ở xung quanh. Qua nhiều thế kỷ đi chinh phục, các nhà tư tưởng của giai cấp thống trị Hoa-Hạ cho rằng chỉ có dùng chiến tranh chinh phạt mới thôn tính, bình định được thiên hạ, áp đặt và duy trì được đặc quyền đặc lợi áp bức bóc lột, đè đầu cưỡi cổ thiên hạ.
Những kẻ từng phò tá tên bạo chúa Tần – Thuỷ – Hoàng thiết lập nền đế chế Tần, triều đại đế quốc lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, đã biện thuyết về việc dùng binh đao để chế áp thiên hạ như sau: “…ở trong nhà không thể xếp bỏ việc đánh đòn cho con cái; trong nước không thể xếp bỏ việc hình phạt; trong thiên hạ không thể xếp bỏ biệc đánh dẹp; chỉ có khéo hay vụng mà thôi… Vả lại, việc dùng binh đã có từ lâu lắm, chưa từng một lúc nào không dùng cả. Dù sang hèn, lớn nhỏ, hiền ngu, đối với nhau đều thế cả, chỉ có to nhỏ mà thôi. Xét việc binh cho tinh thì: có kín đáo ở trong lòng chưa nói ra, thế là việc binh đấy; căm thù mà phải đánh, thế là việc binh đấy; ra oai cho địch khiếp sợ, thế là việc binh đấy; nói vung lên gây thanh thế, thế là việc binh đấy; hoặc lôi kéo, hoặc gạt ra, thế là việc binh đấy; đánh cho hăng, thế là việc binh đấy; ba quân cùng đánh hăng, thế là việc binh đấy. Tám điều đó đều là việc binh cả, chỉ có to nhỏ khác nhau mà thôi” (Lã-Bất-Vi và môn khách: Lã-Thị-Xuân-Thu).
Sự kết hợp giữa tư tưởng tộc người thượng đẳng – quốc gia trung tâm và tư tưởng dùng chiến tranh chinh phạt để bình định thiên hạ đã đẻ ra chủ nghĩa bành trướng đại tộc và bá quyền nước lớn của giai cấp thống trị Hoa-Hán. Chủ nghĩa đó bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ III trước công nguyên và thịnh hành suốt hai thế kỷ cùng với sự ngự trị kế tiếp nhau của tám vương triều đế quốc Hoa-Hán ở Trung-quốc là Tần, Hán, Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Cứ qua mỗi lần thôn tính thêm được nhiều quốc gia xung quanh vào bản đồ đế quốc Trung-hoa, hoặc biến thành quận, huyện thuộc lãnh thổTrung-quốc, hoặc biến thành đất phiên thuộc của hoàng đế Trung-quốc, chủ nghĩa bành trướng đại tộc và bá quyền nước lớn của giai cấp thống trị Hoa-Hán lại như được tiếp thêm tà khí, càng trỗi dậy và hoành hành dữ dội.
Chủ nghĩa bá quyền và bành trướng nước lớn đó đã trở thành một nội dung tư tưởng quan trọng trong Nho giáo, hệ tư tưởng phong kiến giữ địa vị chủ đạo và ngự trị suốt hơn hai nghìn năm ở Trung-quốc. Đó là tư tưởng về quyền bá chủ thiên hạ của kẻ làm vua Trung-quốc, kẻ đứng đầu đại diện cho giai cấp thống trị Hoa-Hán, mà Kinh thi đã xác định: “Dưới gầm trời, không đâu không phải là đất của vua; trên đất ấy, không ai không phải là dân vua”. Đó là tưtưởng về quyền chinh phục và nô dịch thiên hạ của kẻ làm hoàng đế Trung-quốc, kẻ tập trung trong tay mọi quyền lực tối cao của vương triều Hoa-Hán như sách Nho đã xác định: “đạo” của vua là “trị quốc, bình thiên hạ”.
Sự hình thành từ rất sớm và thịnh hành mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ của chủ nghĩa bá quyền và bành trướng nước lớn đó là một trong những đặc diểm của hệ tư tưởng của giai cấp thống trị ở Trung-quốc thời đại chiếm hữu nô lệ và thời đại phong kiến.
Như chúng ta đã biết, ban đầu lãnh thổ Trung Hoa thời Hạ ( Thế kỷ XXI - XVI TCN), chỉ gói gọn trong phạm vi trung lưu và hạ lưu sông Hoàng Hà, mà chủ yếu là tỉnh Hà Nam ngày nay. Tuy nhiên trải qua các triều đại với nhiều cuộc chiến tranh, đến nay lãnh thổ Trung Quốc đã được mở rộng, đạt 9.6 triệu km2 đứng thứ 4 thế giới (sau Liên bang Nga, Canada, Hoa Kì). Tư tưởng “bá quyền” ấy cho đến nay vẫn còn được tiếp tục thể hiện rõ nhất trong việc Trung Quốc đề ra “bản đồ đường lưỡi bò” trên biển Đông với âm mưu nuốt chửng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta có thế nhắc đến việc chính quyền trung ương Trung Quốc đã không tôn trọng ý nguyện tự trị của những người dân Tây Tạng, khiến cho lãnh tụ tinh thần của người dân nơi đây, Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, phải lưu vong từ năm 1959 hay việc tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ tại vùng Arunacha-Pradesh. Những hành động trắng trợn của Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền trên đã cho thấy tư tưởng bá quyền của Trung Quốc là quá rõ ràng.
Còn về nguyên nhân (hay duyên cớ) trực tiếp dẫn đến chiến tranh thì cậu vào link này nhé (cũng dễ tìm thôi cậu ạ
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t-Trung,_1979