- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Trích phần 2 trong loạt bài viết Do đâu những gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản…?
Được viết bởi Aikoku2027
Đăng tải trên blog Aikoku2027.wordpress.com
Các bạn có hứng thú tìm hiểu có thể tìm đọc phần 1 và phần 2 tại blog tác giả.
Sony – một cậu bé nghèo nàn không tên tuổi lại có thể làm cả ngành công nghiệp điện tử thế giới chạy theo gót mình?
Xin dành cả bài này để nói đến lịch sử của Sony cùng các sản phẩm lẫy lừng của họ.
1. Masaru Ibuka và Akio Morita
Đa số chúng ta chỉ biết Sony do Akio Morita là người thành lập chính, ít ai để ý đến một nhân vật khác cùng ông thành lập Sony, chính là Masaru Ibuka. Thật sự thì Masaru Ibuka mới là người đầu tiên thành lập nên công ty tiền thân của Sony, tên gọi là Tokyo Stushin Kenkyujo vào tháng 10 năm 1945 cùng với các chiến hữu của ông từ tỉnh Nagano lên Tokyo.
Công ty (chính xác phải gọi là phòng nghiên cứu) này được thành lập chủ yếu do các chàng trai đầy nhiệt huyết với việc Nhật vừa kết thúc chiến tranh, nơi nơi đều bị tàn phá, họ muốn làm cái gì đó cho đất nước họ với những kỹ thuật mà họ đang có trong tay, do đó thủ đô Tokyo là nơi họ muốn lập nghiệp. Khi còn trẻ Ibuka đã từng học đại học Waseda tại Tokyo, lúc chiến tranh nổ ra ông phải lánh nạn về lại Nagano, nên ông khá quen thuộc với nơi này. Masaru Ibuka đã nói rằng ông cùng vài người bạn thuê được một văn phòng tàn tạ vì bị dội bom trước đó ở tầng ba của một cửa hàng thương mại tại Nihonbashi (ngay trung tâm Tokyo ngày nay). Lúc đó ai cũng háo hức vì đã có một nơi làm việc, nhưng không ai biết phải bắt đầu làm gì, tạo ra cái gì để giúp mọi người. Rất may, thời điểm này người Nhật rất thiếu thốn về tin tức, thông tin của thế giới bên ngoài ra sao sau khi vừa kết thúc chiến tranh. Những chiếc radio công cộng thì đại đa số đều bị hư do ảnh hưởng bom nổ, còn không nếu ai trong nhà có cũng không thể nghe được do trước đó quân đội của họ đã cắt hết các tầng số ngắn phát sóng radio, nhằm ngăn chặn việc tuyên truyền của quân địch. Cơ hội cho Ibuka cùng mọi người đã tới, ông nhanh chóng biến công ty sơ sài này thành trạm sửa chữa radio. Họ đã phát triển ra một loại converter hay adapter chuyển đổi tầng số ngắn bị cắt trước đó, gắn vào radio là có thể nghe được bình thường. Tuy nhiên, trong một vài tháng đầu Ibuka phải lấy tiền dành dụm của mình để trả lương nhằm duy trì hoạt động.
Việc làm ăn của Tokyo Tsushin Kenkyujo bỗng trở nên khá lên và được nhiều người biết tới. Nhờ đó, công ty này đã được tờ báo Asahi đề nghị đưa việc sử chữa radio của họ đăng lên column “Aoi Empitsu” của tờ báo. Đây là cái cầu kết nối Masaru Ibuka cùng người bạn Akio Morita lần thứ hai với nhau. Khi đó Morita đang ở tỉnh Aichi đã tình cờ đọc column này viết về công ty của bạn mình. Do Morita có được việc làm trong trường Tokodai (đại học công nghiệp Tokyo), nên ông viết thư cho Ibuka cho biết mình sắp lên Tokyo và được Ibuka trả lời ngay lập tức với nội dung mời Morita tham quan Tokyo Tsushin Kenkyujo. Thế là vận mệnh của hai người hoàn toàn thay đổi sau cái gặp thứ hai này.
Thời gian đầu Tokyo Tsushin Kenkyujo nhận rất nhiều gạo mỗi lần đến nhà nào đó sửa chữa radio coi như là thay cho tiền dịch vụ (chỉ có thể xảy ra ở những công ty nhỏ, ít vốn), điều này khiến Ibuka nghĩ đến việc tạo ra một sản phẩm điện tử hữu ích nào đó liên quan đến gạo. Vậy là sản phẩm đầu tiên của Sony (tên gọi sau này của Tokyo Tsushin Kenkyujo) lại là cái nồi cơm điện. Đây cũng là sản phẩm thất bại đầu tay của Sony mà ít ai biết tới. Khi bạn nhìn vào hình ảnh của cái nồi cơm điện này so với nồi cơm điện do Toshiba sáng chế đầu tiên sẽ có thể hiểu được tại sao nó là sản phẩm thất bại.
Thất bại đầu đời của Sony
Sau khi Morita bị Ibuka thuyết phục cùng ông thành lập một công ty chính thức khi Ibuka đã kiếm được một chút vốn liếng ít ỏi sau vài tháng sửa chữa radio. Ngày 7 tháng 5 năm 1946, Tokyo Tsushin Kenkyujo đổi tên thành Tokyo Tsushin Kougyo (ToTsuKo), với hai mươi nhân viên cùng tiền vốn khoảng ¥190,000 (khoảng $6000). Nếu bạn còn nhớ giá tivi trắng đen đầu tiên của Sharp năm 1953 giá tới ¥175,000, thì có thể thấy được thời điểm năm 1946 với chỉ ¥190,000, Sony “nghèo” như thế nào so với các công ty khác cùng thời điểm. Theo những gì tôi từng học, mệnh giá năm 1946 tại Nhật so với năm 2008 chênh lệch khoảng 35 lần, tức thời điểm năm 2008 là khoảng ¥6,650,000. Con số này đổi ra mệnh giá năm 2008 thì thấy tương đối lớn, nhưng tại thời điểm đó thì chỉ đủ để mua hai chiếc xe Ford của Mỹ thôi. Tuy nhiên, Masaru Ibuka đã nhấn mạnh mục tiêu thành lập công ty này trong bài phát biểu của mình: “Chúng ta không thể nào làm những việc mà các công ty lớn đang làm vì không thể nào đối chọi lại. Tuy nhiên, nói đến kỹ thuật thì chúng ta chắc chắn có nhiều và không thua. Chúng ta sẽ làm những việc mà các công ty lớn không thể làm, dùng sức mạnh kỹ thuật của chúng ta để giúp ích cho việc khôi phục đất nước“.
Với số vốn “không thể nghèo hơn“, vì vậy mỗi người trong ToTsuKo đều hiểu rằng họ chỉ có hai thứ vũ khí trong tay chính là kỹ thuật và trí óc để bắt đầu với công ty nhỏ này. Nơi mở ra một trang mới trong đời họ, nơi mà không ai nghĩ chỉ sau 25 năm tham gia vào ngành công nghiệp điện tử, công ty nhỏ không tên tuổi này trở thành một tượng đài ở Nhật Bản, và sau thêm mười năm, công ty này được xem là đại diện xuất sắc nhất của châu Á trong ngành công nghiệp điện tử của thế giới trong suốt hơn ba thập kỷ.
Được viết bởi Aikoku2027
Đăng tải trên blog Aikoku2027.wordpress.com
Các bạn có hứng thú tìm hiểu có thể tìm đọc phần 1 và phần 2 tại blog tác giả.
Sony – một cậu bé nghèo nàn không tên tuổi lại có thể làm cả ngành công nghiệp điện tử thế giới chạy theo gót mình?
Xin dành cả bài này để nói đến lịch sử của Sony cùng các sản phẩm lẫy lừng của họ.
1. Masaru Ibuka và Akio Morita
Đa số chúng ta chỉ biết Sony do Akio Morita là người thành lập chính, ít ai để ý đến một nhân vật khác cùng ông thành lập Sony, chính là Masaru Ibuka. Thật sự thì Masaru Ibuka mới là người đầu tiên thành lập nên công ty tiền thân của Sony, tên gọi là Tokyo Stushin Kenkyujo vào tháng 10 năm 1945 cùng với các chiến hữu của ông từ tỉnh Nagano lên Tokyo.
Ibuka (phải) và Morita (trái)
Công ty (chính xác phải gọi là phòng nghiên cứu) này được thành lập chủ yếu do các chàng trai đầy nhiệt huyết với việc Nhật vừa kết thúc chiến tranh, nơi nơi đều bị tàn phá, họ muốn làm cái gì đó cho đất nước họ với những kỹ thuật mà họ đang có trong tay, do đó thủ đô Tokyo là nơi họ muốn lập nghiệp. Khi còn trẻ Ibuka đã từng học đại học Waseda tại Tokyo, lúc chiến tranh nổ ra ông phải lánh nạn về lại Nagano, nên ông khá quen thuộc với nơi này. Masaru Ibuka đã nói rằng ông cùng vài người bạn thuê được một văn phòng tàn tạ vì bị dội bom trước đó ở tầng ba của một cửa hàng thương mại tại Nihonbashi (ngay trung tâm Tokyo ngày nay). Lúc đó ai cũng háo hức vì đã có một nơi làm việc, nhưng không ai biết phải bắt đầu làm gì, tạo ra cái gì để giúp mọi người. Rất may, thời điểm này người Nhật rất thiếu thốn về tin tức, thông tin của thế giới bên ngoài ra sao sau khi vừa kết thúc chiến tranh. Những chiếc radio công cộng thì đại đa số đều bị hư do ảnh hưởng bom nổ, còn không nếu ai trong nhà có cũng không thể nghe được do trước đó quân đội của họ đã cắt hết các tầng số ngắn phát sóng radio, nhằm ngăn chặn việc tuyên truyền của quân địch. Cơ hội cho Ibuka cùng mọi người đã tới, ông nhanh chóng biến công ty sơ sài này thành trạm sửa chữa radio. Họ đã phát triển ra một loại converter hay adapter chuyển đổi tầng số ngắn bị cắt trước đó, gắn vào radio là có thể nghe được bình thường. Tuy nhiên, trong một vài tháng đầu Ibuka phải lấy tiền dành dụm của mình để trả lương nhằm duy trì hoạt động.
Việc làm ăn của Tokyo Tsushin Kenkyujo bỗng trở nên khá lên và được nhiều người biết tới. Nhờ đó, công ty này đã được tờ báo Asahi đề nghị đưa việc sử chữa radio của họ đăng lên column “Aoi Empitsu” của tờ báo. Đây là cái cầu kết nối Masaru Ibuka cùng người bạn Akio Morita lần thứ hai với nhau. Khi đó Morita đang ở tỉnh Aichi đã tình cờ đọc column này viết về công ty của bạn mình. Do Morita có được việc làm trong trường Tokodai (đại học công nghiệp Tokyo), nên ông viết thư cho Ibuka cho biết mình sắp lên Tokyo và được Ibuka trả lời ngay lập tức với nội dung mời Morita tham quan Tokyo Tsushin Kenkyujo. Thế là vận mệnh của hai người hoàn toàn thay đổi sau cái gặp thứ hai này.
Thời gian đầu Tokyo Tsushin Kenkyujo nhận rất nhiều gạo mỗi lần đến nhà nào đó sửa chữa radio coi như là thay cho tiền dịch vụ (chỉ có thể xảy ra ở những công ty nhỏ, ít vốn), điều này khiến Ibuka nghĩ đến việc tạo ra một sản phẩm điện tử hữu ích nào đó liên quan đến gạo. Vậy là sản phẩm đầu tiên của Sony (tên gọi sau này của Tokyo Tsushin Kenkyujo) lại là cái nồi cơm điện. Đây cũng là sản phẩm thất bại đầu tay của Sony mà ít ai biết tới. Khi bạn nhìn vào hình ảnh của cái nồi cơm điện này so với nồi cơm điện do Toshiba sáng chế đầu tiên sẽ có thể hiểu được tại sao nó là sản phẩm thất bại.
Thất bại đầu đời của Sony
Sau khi Morita bị Ibuka thuyết phục cùng ông thành lập một công ty chính thức khi Ibuka đã kiếm được một chút vốn liếng ít ỏi sau vài tháng sửa chữa radio. Ngày 7 tháng 5 năm 1946, Tokyo Tsushin Kenkyujo đổi tên thành Tokyo Tsushin Kougyo (ToTsuKo), với hai mươi nhân viên cùng tiền vốn khoảng ¥190,000 (khoảng $6000). Nếu bạn còn nhớ giá tivi trắng đen đầu tiên của Sharp năm 1953 giá tới ¥175,000, thì có thể thấy được thời điểm năm 1946 với chỉ ¥190,000, Sony “nghèo” như thế nào so với các công ty khác cùng thời điểm. Theo những gì tôi từng học, mệnh giá năm 1946 tại Nhật so với năm 2008 chênh lệch khoảng 35 lần, tức thời điểm năm 2008 là khoảng ¥6,650,000. Con số này đổi ra mệnh giá năm 2008 thì thấy tương đối lớn, nhưng tại thời điểm đó thì chỉ đủ để mua hai chiếc xe Ford của Mỹ thôi. Tuy nhiên, Masaru Ibuka đã nhấn mạnh mục tiêu thành lập công ty này trong bài phát biểu của mình: “Chúng ta không thể nào làm những việc mà các công ty lớn đang làm vì không thể nào đối chọi lại. Tuy nhiên, nói đến kỹ thuật thì chúng ta chắc chắn có nhiều và không thua. Chúng ta sẽ làm những việc mà các công ty lớn không thể làm, dùng sức mạnh kỹ thuật của chúng ta để giúp ích cho việc khôi phục đất nước“.
Với số vốn “không thể nghèo hơn“, vì vậy mỗi người trong ToTsuKo đều hiểu rằng họ chỉ có hai thứ vũ khí trong tay chính là kỹ thuật và trí óc để bắt đầu với công ty nhỏ này. Nơi mở ra một trang mới trong đời họ, nơi mà không ai nghĩ chỉ sau 25 năm tham gia vào ngành công nghiệp điện tử, công ty nhỏ không tên tuổi này trở thành một tượng đài ở Nhật Bản, và sau thêm mười năm, công ty này được xem là đại diện xuất sắc nhất của châu Á trong ngành công nghiệp điện tử của thế giới trong suốt hơn ba thập kỷ.
Hiệu chỉnh: