- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Thất nghiệp, nhiều thanh niên đâm ra chán nản. Điều này có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực và hàng loạt hệ lụy, nguy cơ phát sinh
Ngủ, cà phê, nhậu, bài bạc…
“Thì cũng làm bấy nhiêu (ngủ, cà phê, nhậu, bài bạc - PV) cho qua ngày thôi chứ biết làm gì đâu, đi xin việc mà chẳng được, thôi thì cứ ăn chơi cho đỡ phí công vào Sài Gòn”, Nhuận (18 tuổi), quê Quảng Ngãi, nói.
Trong vai thanh niên tìm việc, chúng tôi đã cùng thuê và ở trọ với nhóm thanh niên từ Quảng Ngãi vào TP.HCM tìm việc tại gần KCN Tân Bình. Nhờ vậy mới tận mắt chứng kiến và hiểu được, chuyện của Nhuận cũng chính là hình ảnh chung của đa số thanh niên bỏ quê lên thành phố chơi không.
Tại phòng trọ 135/50 Phạm Đăng Giảng (Q.Bình Tân), 7 thanh niên suốt ngày quẩn quanh trong phòng trọ. Thời gian biểu mỗi ngày cứ xoay vòng: ngủ đến trưa, dậy cà phê. Nửa chiều: bắt đầu nhậu. Tối: cùng nhau lập sòng đánh bài.Trong phòng, quần áo, những bộ bài, bộ bầu cua ngổn ngang; những tàn thuốc lá vương , chai bia lăn lóc khắp nơi. Chưa kể họ còn nhanh nhạy hỏi thăm địa chỉ để ghi số đề. Thậm chí, những tối cuối tuần không quên đến những quán cà phê xem bóng đá và tìm nơi chơi cá độ. Vì thế, có trường hợp thắng bài tại phòng một đêm cả chục triệu đồng, nhưng hôm sau vẫn phải mua nợ mì gói để ăn vì đã trật số đề, thua độ đá bóng.
Minh, một người đang ở phòng trọ này, ngày vừa vào TP.HCM với quyết tâm đi làm đã mua lại xe máy cũ giá 4 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay “thua bài quá phải bán lại rồi”. Chỗ làm khá xa, giờ đi bộ không đi nổi nên nghỉ làm.
Ở Sài Gòn đâu có sướng
“Có đêm thua bài 3 đến 4 triệu đồng, bây giờ chẳng còn tiền để mua gói mì tôm ăn trưa nữa”, Nhuận nói. Nhiều trường hợp phải mua nợ vài trăm ngàn tiền cà phê, thuốc lá, mì tôm ở tiệm tạp hóa gần nhà.
Những lúc như thế, đa số đều chọn phương án gọi điện thoại cho bạn bè, người thân hiện đang làm việc, học tập tại TP.HCM đến thăm để “họp đồng hương”, qua đó “được cứu đói” (như lời Nhuận nói) bằng những bữa ăn, sau đó mượn tạm vài ba trăm ngàn đồng để sống những ngày tiếp theo.
Anh Quốc (40 tuổi, quê ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), thấy thanh niên cả xóm đều vào TP.HCM làm ăn nên nói vợ mượn của hàng xóm hơn 4 triệu đồng và quyết định đi theo. Từ ngày vào, trải qua năm, sáu công việc vẫn cho rằng lương ít không tương xứng, không phù hợp nên nghỉ ở nhà để… “đánh bài với anh em cho vui”. Thua sạch, Quốc gọi điện về nhà bảo vợ gửi 5, 6 triệu đồng vào tiêu. Vợ Quốc bảo ở quê không có tiền, đi Sài Gòn làm ăn tại sao phải gửi thêm tiền vào? Quốc to tiếng và đòi đánh qua điện thoại…
Ở gần một tháng, Quốc kết luận: “Ở Sài Gòn đâu có sướng mà sao ai cũng ham vào đây làm ăn? Ở quê dù có thế nào thì đến bữa cũng được ăn, được no, chứ chẳng như bây giờ, đói quá không chịu nổi, cũng chẳng còn tiền để trả tiền phòng tháng tiếp theo”.
Theo tìm hiểu, lượng thanh niên ở các miền quê vào TP.HCM lập nghiệp rất đông, nhiều nơi có đến 30 - 40 người/xóm. “Nhưng đó là lúc vừa qua tết chứ bây giờ đã lũ lượt ra đi, đứa thì về quê, đứa bỏ chạy vì nợ nần”, anh Trường (một thanh niên ở Quảng Ngãi) kể. Bản thân anh bây giờ chẳng biết thế nào, “vì ở lại thì biết lấy tiền đâu mà sống, còn về làm sao được, đã quyết tâm vào đây làm ăn, mặt mũi đâu nhìn vợ con, hàng xóm?”, anh Trường tâm sự. Anh Trường quyết định đi tìm những công trình xây dựng để xin phụ hồ, hoặc tìm kiếm công việc bao ăn và cho ở lại để tiết kiệm nhiều khoản.
Tuy nhiên, không phải thanh niên nào cũng quyết tâm làm lại từ đầu, chấp nhận khổ sở để mưu sinh kiếm sống. “Nhàn cư vi bất thiện, ở không sẽ dễ sinh ra những thói xấu. Ở Sài Gòn có đầy rẫy những cám dỗ, những thanh niên thất nghiệp đang cần tiền nếu không biết giữ mình dễ vi phạm pháp luật”, ông Nguyễn Thọ (ở Q.10, TP.HCM) lo ngại.
|
Nhiều thanh niên bỏ quê lên TP.HCM tìm việc - Ảnh: Thanh Nam. |
“Thì cũng làm bấy nhiêu (ngủ, cà phê, nhậu, bài bạc - PV) cho qua ngày thôi chứ biết làm gì đâu, đi xin việc mà chẳng được, thôi thì cứ ăn chơi cho đỡ phí công vào Sài Gòn”, Nhuận (18 tuổi), quê Quảng Ngãi, nói.
Trong vai thanh niên tìm việc, chúng tôi đã cùng thuê và ở trọ với nhóm thanh niên từ Quảng Ngãi vào TP.HCM tìm việc tại gần KCN Tân Bình. Nhờ vậy mới tận mắt chứng kiến và hiểu được, chuyện của Nhuận cũng chính là hình ảnh chung của đa số thanh niên bỏ quê lên thành phố chơi không.
Tại phòng trọ 135/50 Phạm Đăng Giảng (Q.Bình Tân), 7 thanh niên suốt ngày quẩn quanh trong phòng trọ. Thời gian biểu mỗi ngày cứ xoay vòng: ngủ đến trưa, dậy cà phê. Nửa chiều: bắt đầu nhậu. Tối: cùng nhau lập sòng đánh bài.Trong phòng, quần áo, những bộ bài, bộ bầu cua ngổn ngang; những tàn thuốc lá vương , chai bia lăn lóc khắp nơi. Chưa kể họ còn nhanh nhạy hỏi thăm địa chỉ để ghi số đề. Thậm chí, những tối cuối tuần không quên đến những quán cà phê xem bóng đá và tìm nơi chơi cá độ. Vì thế, có trường hợp thắng bài tại phòng một đêm cả chục triệu đồng, nhưng hôm sau vẫn phải mua nợ mì gói để ăn vì đã trật số đề, thua độ đá bóng.
Minh, một người đang ở phòng trọ này, ngày vừa vào TP.HCM với quyết tâm đi làm đã mua lại xe máy cũ giá 4 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay “thua bài quá phải bán lại rồi”. Chỗ làm khá xa, giờ đi bộ không đi nổi nên nghỉ làm.
Ở Sài Gòn đâu có sướng
“Có đêm thua bài 3 đến 4 triệu đồng, bây giờ chẳng còn tiền để mua gói mì tôm ăn trưa nữa”, Nhuận nói. Nhiều trường hợp phải mua nợ vài trăm ngàn tiền cà phê, thuốc lá, mì tôm ở tiệm tạp hóa gần nhà.
Những lúc như thế, đa số đều chọn phương án gọi điện thoại cho bạn bè, người thân hiện đang làm việc, học tập tại TP.HCM đến thăm để “họp đồng hương”, qua đó “được cứu đói” (như lời Nhuận nói) bằng những bữa ăn, sau đó mượn tạm vài ba trăm ngàn đồng để sống những ngày tiếp theo.
Anh Quốc (40 tuổi, quê ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), thấy thanh niên cả xóm đều vào TP.HCM làm ăn nên nói vợ mượn của hàng xóm hơn 4 triệu đồng và quyết định đi theo. Từ ngày vào, trải qua năm, sáu công việc vẫn cho rằng lương ít không tương xứng, không phù hợp nên nghỉ ở nhà để… “đánh bài với anh em cho vui”. Thua sạch, Quốc gọi điện về nhà bảo vợ gửi 5, 6 triệu đồng vào tiêu. Vợ Quốc bảo ở quê không có tiền, đi Sài Gòn làm ăn tại sao phải gửi thêm tiền vào? Quốc to tiếng và đòi đánh qua điện thoại…
Ở gần một tháng, Quốc kết luận: “Ở Sài Gòn đâu có sướng mà sao ai cũng ham vào đây làm ăn? Ở quê dù có thế nào thì đến bữa cũng được ăn, được no, chứ chẳng như bây giờ, đói quá không chịu nổi, cũng chẳng còn tiền để trả tiền phòng tháng tiếp theo”.
Theo tìm hiểu, lượng thanh niên ở các miền quê vào TP.HCM lập nghiệp rất đông, nhiều nơi có đến 30 - 40 người/xóm. “Nhưng đó là lúc vừa qua tết chứ bây giờ đã lũ lượt ra đi, đứa thì về quê, đứa bỏ chạy vì nợ nần”, anh Trường (một thanh niên ở Quảng Ngãi) kể. Bản thân anh bây giờ chẳng biết thế nào, “vì ở lại thì biết lấy tiền đâu mà sống, còn về làm sao được, đã quyết tâm vào đây làm ăn, mặt mũi đâu nhìn vợ con, hàng xóm?”, anh Trường tâm sự. Anh Trường quyết định đi tìm những công trình xây dựng để xin phụ hồ, hoặc tìm kiếm công việc bao ăn và cho ở lại để tiết kiệm nhiều khoản.
Tuy nhiên, không phải thanh niên nào cũng quyết tâm làm lại từ đầu, chấp nhận khổ sở để mưu sinh kiếm sống. “Nhàn cư vi bất thiện, ở không sẽ dễ sinh ra những thói xấu. Ở Sài Gòn có đầy rẫy những cám dỗ, những thanh niên thất nghiệp đang cần tiền nếu không biết giữ mình dễ vi phạm pháp luật”, ông Nguyễn Thọ (ở Q.10, TP.HCM) lo ngại.
Theo Thanhnien