- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Khái niệm về Leader là gì? Leadership là gì? Người dẫn đầu ư? Không đúng! Chúng ta không nên tư duy theo kiểu nội từ như vậy. Có 1 câu chuyện.
Chuyện kể: "Có ông nọ cho thằng con đi học. Thằng bé đến nhà thầy đồ học chữ. Thầy dạy cho, chữ nhất là một nét, chữ nhị là hai nét, chữ tam là ba nét. Thằng bé về nhà tập viết. Ông bố thấy con tập viết vui lắm liền hỏi học chữ có khó không. Thằng con liền bảo:
-Dễ ợt bố ạ! Nhất là một gạch ngang, nhị thì hai gạch ngang, tam thì ba gạch, cứ thế mà viết.
Ông bố gật gù cho là phải. Liền bảo thằng con viết chữ vạn cho ông xem.
Một lúc sau, ông đi vào thấy thằng bé hì hục trên đống giấy tờ liền hỏi nó đang làm gì. Thằng con trả lời:
- Con gạch bao nhiêu giấy rồi mà vẫn không đủ một vạn gạch."
Đây là kiểu bố trí Teamwork của đại đa số người Việt chúng ta. Leader là đầu tàu, có thể lôi theo một quân đoàn hùng hậu. Có khi họ chả làm được gì những vẫn có trong quân số.
Còn như hình dưới đây là kiểu bố trí Teamwork có khoa học. Quân số ít nhưng tinh nhuệ. Leader là trung tâm, không phải người đi trước.
Ở kiểu thứ nhất, nếu leader dừng bước có nghĩa là cả đoàn người dừng bước. Do quân số quá đông, lực lượng không đều và phức tạp, việc quản lí là khó khăn.
Ở kiểu thứ hai, leader là trung tâm, mọi thành viên đều ngang bằng về vị trí và trách nhiệm. Quân số tinh giản dễ dàng quản lí và trao đổi.
Về cơ bản dễ dàng nhận ra cách bố trí nào hợp lí hơn. Và câu hỏi đặt ra là: Cái gì là mấu chốt tạo ra điều đó?
Leader, là người có trách nhiệm lớn nhất. Họ là người lãnh đạo, và quan trọng là họ tác động như thế nào đến thành viên. Một mệnh lệnh chỉ có giá trị dưới một thể chế. Rõ ràng cái lệnh hàng năm cống đồ sang Trung Quốc không thể áp dụng tại thời điểm này. Đơn giản là họ đã xóa bỏ cái thể chế đề ra nó. Vậy, mệnh lệnh không phải là vũ khí của leader.
Thực tế người lãnh đạo luôn ít hơn, ít hơn rất nhiều so với những người thực hiện.Vì không phải ai cũng làm được công việc đó. Nó là cả một nghệ thuật mà nhiều khi đã hiểu rõ về nó người ta vẫn thất bại.
Phân tích tâm lí
Vấn đề nảy sinh khi người ta không biết bắt đầu công việc từ đâu, kết thúc như thế nào, và hơn cả là làm gì. Họ cần một cái neo tinh thần để khẳng định những việc mình đang làm là đúng, hay để nhìn rõ phương hướng mình cần đi theo.
Leader đáp ứng nhu cầu đó cho họ. Anh/chị ta sẽ là người vạch ra con đường trên bản đồ tư duy cho mọi người, sẽ vẽ trong thinh không cái đích đến cho mọi người. Duy trì con đường đó đi theo đúng định hướng ban đầu và là người đưa ra quyết định cuối cùng cho mọi vấn đề.
Phân tích hình minh họa
Nhìn vào ảnh 2 ta thấy, leader là trung tâm thay vì là mũi nhọn. Nếu giả định họ đang ở trong một môi trường gồm nhiều thông tin. Các thông tin này sẽ tiếp cận đến các "điểm cầu" thành viên. Nó được xử lí và truyền đến trung tâm là leader.
Ta sẽ thấy rằng, mọi thông tin sau khi được xử lí bởi thành viên sẽ dừng lại ở leader và không đi đâu khác. Các công việc teamwork, đặc biệt là nghệ thuật thì luôn có tình trạng không biết đâu là điểm dừng. Leader là người dừng mọi việc lại ở ngưỡng cần thiết, để kết thúc một công việc. Đó là ưu điểm mà mô hình thứ nhất không có. Thông tin đi từ cuối hàng lên đến leader sẽ không đảm bảo và thời gian cũng như chất lượng hoàn toàn không đảm bảo.
Thế leader là gì? Họ là những người dẫn dắt lối chơi, của một dàn nhạc, một đội bóng. Họ là người không dùng đến nắm đấm nhưng khiến người khác tuân lệnh. Vậy thực ra những người như Steve Jobs, Eric Cantona, Zinedin Zidane... đã làm những gì để dẫn dắt tập thể đến thành công? Cái gì khiến họ trở thành những leader?
Tiếp tục với một câu hỏi và đi tìm câu trả lời cho nó. Họ, rõ ràng không đơn thuần hò hét, quát nạt hay sẵn sàng đuổi việc bất cứ ai trái ý. Cái tạo cho họ sự khác biệt là khả năng truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Mệnh lệnh chỉ tồn tại dưới một thể chế. Thay vì hò hét như đám "nhân sĩ" ngày nay về lật đổ chính quyền, đâu tranh nghị trường, post bài chửi bới, Bác Hồ chỉ nói "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng...". Nếu một đất nước thối nát, chính những người dân phải biết nó thối nát như thế nào. Vậy cũng chẳng cần những kẻ rỗi hơi ngồi bắc cái mõ làng mà rêu rao. Bác Hồ đã truyền cảm hứng cho hàng triệu con người, trải suốt kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Cái mà ông Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu... đã không làm được. Đó là giá trị của một leader.
Khả năng đó gọi là Leadership - Năng lực lãnh đạo, nó là cả một quá trình mà tại đó một cá nhân có ảnh hưởng lên những người khác để họ hoàn thành một mục tiêu và một hướng dẫn nào đó theo phương cách nối kết với nhau sao cho có hiệu quả nhất. Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng chính các kỹ năng lãnh đạo của mình, chẳng hạn như lòng tin, sự tôn trọng, cách ứng nhân xử thế, tính cách, kiến thức hoặc kỹ năng. Mặc dù vị trí của bạn với tư cách nhà quản lý, nhà giám sát, trưởng các phòng ban… sẽ đem lại cho bạn thẩm quyền để chỉ đạo người khác hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu của công ty, tuy nhiên, quyền lực này không khiến bạn trở thành nhà lãnh đạo theo đúng nghĩa của nó được. Đơn giản, nó chỉ giúp bạn ngồi vào vị trí “sếp” mà thôi. Còn năng lực lãnh đạo đem lại sự khác biệt vì nó khiến tự bản thân các nhân viên có mong muốn đạt được các mục tiêu cao hơn, trong khi “làm sếp” thường chỉ đơn thuần là “sai khiến” người khác.
Vậy, Leader là người truyền cảm hứng, là người dẫn dắt chứ không phải kẻ ra lệnh. Lại càng không phải người làm tất cả mọi việc. Đó là người giữ mồi lửa để kích nổ những nguồn năng lượng xung quanh. Leader không phải là tối thượng, họ là cổng nối, là nơi tập trung mọi mối quan hệ cá nhân. Không có khuôn khổ cứng nhắc nào đối với người lãnh đạo. Những khuôn phép đó dành cho nhà quản lí.
Chuyện kể: "Có ông nọ cho thằng con đi học. Thằng bé đến nhà thầy đồ học chữ. Thầy dạy cho, chữ nhất là một nét, chữ nhị là hai nét, chữ tam là ba nét. Thằng bé về nhà tập viết. Ông bố thấy con tập viết vui lắm liền hỏi học chữ có khó không. Thằng con liền bảo:
-Dễ ợt bố ạ! Nhất là một gạch ngang, nhị thì hai gạch ngang, tam thì ba gạch, cứ thế mà viết.
Ông bố gật gù cho là phải. Liền bảo thằng con viết chữ vạn cho ông xem.
Một lúc sau, ông đi vào thấy thằng bé hì hục trên đống giấy tờ liền hỏi nó đang làm gì. Thằng con trả lời:
- Con gạch bao nhiêu giấy rồi mà vẫn không đủ một vạn gạch."
Đây là kiểu bố trí Teamwork của đại đa số người Việt chúng ta. Leader là đầu tàu, có thể lôi theo một quân đoàn hùng hậu. Có khi họ chả làm được gì những vẫn có trong quân số.
Còn như hình dưới đây là kiểu bố trí Teamwork có khoa học. Quân số ít nhưng tinh nhuệ. Leader là trung tâm, không phải người đi trước.
Ở kiểu thứ nhất, nếu leader dừng bước có nghĩa là cả đoàn người dừng bước. Do quân số quá đông, lực lượng không đều và phức tạp, việc quản lí là khó khăn.
Ở kiểu thứ hai, leader là trung tâm, mọi thành viên đều ngang bằng về vị trí và trách nhiệm. Quân số tinh giản dễ dàng quản lí và trao đổi.
Về cơ bản dễ dàng nhận ra cách bố trí nào hợp lí hơn. Và câu hỏi đặt ra là: Cái gì là mấu chốt tạo ra điều đó?
Leader, là người có trách nhiệm lớn nhất. Họ là người lãnh đạo, và quan trọng là họ tác động như thế nào đến thành viên. Một mệnh lệnh chỉ có giá trị dưới một thể chế. Rõ ràng cái lệnh hàng năm cống đồ sang Trung Quốc không thể áp dụng tại thời điểm này. Đơn giản là họ đã xóa bỏ cái thể chế đề ra nó. Vậy, mệnh lệnh không phải là vũ khí của leader.
Thực tế người lãnh đạo luôn ít hơn, ít hơn rất nhiều so với những người thực hiện.Vì không phải ai cũng làm được công việc đó. Nó là cả một nghệ thuật mà nhiều khi đã hiểu rõ về nó người ta vẫn thất bại.
Phân tích tâm lí
Vấn đề nảy sinh khi người ta không biết bắt đầu công việc từ đâu, kết thúc như thế nào, và hơn cả là làm gì. Họ cần một cái neo tinh thần để khẳng định những việc mình đang làm là đúng, hay để nhìn rõ phương hướng mình cần đi theo.
Leader đáp ứng nhu cầu đó cho họ. Anh/chị ta sẽ là người vạch ra con đường trên bản đồ tư duy cho mọi người, sẽ vẽ trong thinh không cái đích đến cho mọi người. Duy trì con đường đó đi theo đúng định hướng ban đầu và là người đưa ra quyết định cuối cùng cho mọi vấn đề.
Phân tích hình minh họa
Nhìn vào ảnh 2 ta thấy, leader là trung tâm thay vì là mũi nhọn. Nếu giả định họ đang ở trong một môi trường gồm nhiều thông tin. Các thông tin này sẽ tiếp cận đến các "điểm cầu" thành viên. Nó được xử lí và truyền đến trung tâm là leader.
Ta sẽ thấy rằng, mọi thông tin sau khi được xử lí bởi thành viên sẽ dừng lại ở leader và không đi đâu khác. Các công việc teamwork, đặc biệt là nghệ thuật thì luôn có tình trạng không biết đâu là điểm dừng. Leader là người dừng mọi việc lại ở ngưỡng cần thiết, để kết thúc một công việc. Đó là ưu điểm mà mô hình thứ nhất không có. Thông tin đi từ cuối hàng lên đến leader sẽ không đảm bảo và thời gian cũng như chất lượng hoàn toàn không đảm bảo.
Thế leader là gì? Họ là những người dẫn dắt lối chơi, của một dàn nhạc, một đội bóng. Họ là người không dùng đến nắm đấm nhưng khiến người khác tuân lệnh. Vậy thực ra những người như Steve Jobs, Eric Cantona, Zinedin Zidane... đã làm những gì để dẫn dắt tập thể đến thành công? Cái gì khiến họ trở thành những leader?
Tiếp tục với một câu hỏi và đi tìm câu trả lời cho nó. Họ, rõ ràng không đơn thuần hò hét, quát nạt hay sẵn sàng đuổi việc bất cứ ai trái ý. Cái tạo cho họ sự khác biệt là khả năng truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Mệnh lệnh chỉ tồn tại dưới một thể chế. Thay vì hò hét như đám "nhân sĩ" ngày nay về lật đổ chính quyền, đâu tranh nghị trường, post bài chửi bới, Bác Hồ chỉ nói "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng...". Nếu một đất nước thối nát, chính những người dân phải biết nó thối nát như thế nào. Vậy cũng chẳng cần những kẻ rỗi hơi ngồi bắc cái mõ làng mà rêu rao. Bác Hồ đã truyền cảm hứng cho hàng triệu con người, trải suốt kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Cái mà ông Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu... đã không làm được. Đó là giá trị của một leader.
Khả năng đó gọi là Leadership - Năng lực lãnh đạo, nó là cả một quá trình mà tại đó một cá nhân có ảnh hưởng lên những người khác để họ hoàn thành một mục tiêu và một hướng dẫn nào đó theo phương cách nối kết với nhau sao cho có hiệu quả nhất. Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng chính các kỹ năng lãnh đạo của mình, chẳng hạn như lòng tin, sự tôn trọng, cách ứng nhân xử thế, tính cách, kiến thức hoặc kỹ năng. Mặc dù vị trí của bạn với tư cách nhà quản lý, nhà giám sát, trưởng các phòng ban… sẽ đem lại cho bạn thẩm quyền để chỉ đạo người khác hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu của công ty, tuy nhiên, quyền lực này không khiến bạn trở thành nhà lãnh đạo theo đúng nghĩa của nó được. Đơn giản, nó chỉ giúp bạn ngồi vào vị trí “sếp” mà thôi. Còn năng lực lãnh đạo đem lại sự khác biệt vì nó khiến tự bản thân các nhân viên có mong muốn đạt được các mục tiêu cao hơn, trong khi “làm sếp” thường chỉ đơn thuần là “sai khiến” người khác.
Vậy, Leader là người truyền cảm hứng, là người dẫn dắt chứ không phải kẻ ra lệnh. Lại càng không phải người làm tất cả mọi việc. Đó là người giữ mồi lửa để kích nổ những nguồn năng lượng xung quanh. Leader không phải là tối thượng, họ là cổng nối, là nơi tập trung mọi mối quan hệ cá nhân. Không có khuôn khổ cứng nhắc nào đối với người lãnh đạo. Những khuôn phép đó dành cho nhà quản lí.
Theo Leadership Youth
Hiệu chỉnh: